Phạt 1 doanh nghiệp gần 2 tỉ đồng vì gây ô nhiễm môi trường
Thông tin từ Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Long An ngày 13.8 cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Long An – ông Trần Văn Cần vừa ký Quyết định xử phạt hành chính đối với Cty Cổ phần đầu tư Tân Đức (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) số tiền 1.900.920.000 đồng vì gây ô nhiễm môi trường.
Quyết định của UBND tỉnh Long An.
Theo Quyết định nói trên, Cty Cổ phần đầu tư Tân Đức xả nước thải có chứa các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng từ 3 đến dưới 5 lần, lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
Cùng với tiền phạt nói trên, Cty Cổ phần Đầu tư Tân Đức còn chịu các hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của Cty từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Tân Đức vào môi trường trong thời gian 4,5 tháng.
Ngoài ra, Cty Tân Đức buộc phải cải tạo, nâng cấp lại hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Tân Đức, bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn quy định.
KỲ QUAN
Theo LĐO
Người Việt ở nhà xả rác bừa bãi, sang Singapore tàn thuốc cũng không dám vứt
Mỗi năm ngân sách TPHCM chi gần 3.000 tỷ đồng để thu gom, vận chuyển rác thải, đó là chưa kể tiền phí thu gom rác mà người dân đóng hàng tháng. Thế nhưng tình trạng xả rác bừa bãi vẫn gây "nhức nhối" vì rác gây ngập. Đại biểu HĐND TP cho rằng dân xả rác bừa bãi, lỗi do chính quyền.
Tại phiên thảo luận hội trường trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 của HĐND TPHCM khóa IX diễn ra sáng 11/7, nhiều đại biểu phản ánh tình trạng xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị, là một trong những nguyên nhân gây ngập thành phố. Đây là vấn đề dư luận rất quan tâm bởi chỉ vì hành vi thiếu ý thức, thiếu văn minh của người dân mà hệ luỵ xã hội rất lớn.
Video đang HOT
Điểm "nóng" ô nhiễm môi trường do không có sự phối hợp tốt giữa đơn vị thu gom rác dân lập và xe thu gom của công ty công ích
Đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, lượng rác thải sinh hoạt của người dân thành phố rất lớn, nếu ứng dụng khoa học công nghệ xử lý rác sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ. Theo bà, thời gian qua, việc xử lý rác thải không tốt ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, thậm chí, rác thải gây nghẽn cống thoát nước gây khó khăn cho công tác chống ngập.
Theo bà Tuyết, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân thì cần xử lý nghiêm hành vi xả rác bừa bãi. Xử lý nghiêm sẽ khiến người dân thay đổi ý thức.
"Singapore xử lý nghiêm việc xả rác nơi công cộng. Người Việt mình qua bên đó cũng tuân thủ. Vậy thì mình phải xử lý nghiêm khi xả rác bừa bãi", bà Tuyết nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng người dân xả rác bừa bãi có lỗi của chính quyền
Trong khi đó, đại biểu Tố Trâm nhắc lại hình ảnh của anh công nhân Ngô Chí Hùng chia sẻ những khó khăn khi vớt rác trong chương trình "Lắng nghe và trao đổi" mới đây của HĐND TP tổ chức.
"Hình ảnh anh công nhân vệ sinh đó cũng là ý thức của người dân thành phố góp vào. Tại sao ý thức bỏ rác đúng nơi quy định không được thiết lập và trở thành văn hóa", bà Trâm nói.
Theo bà, hành vi xả rác tràn lan của người dân cũng có lỗi của cơ quan quản lý Nhà nước. Lỗi người dân một thì lỗi của chính quyền đến mười.
"Luật có rồi mà tại sao không xử phạt nghiêm hành vi vi phạm. Tôi có cảm giác như làm cho có phong trào, ra quân xử phạt rồi đâu lại vào đấy. Trong khi ý thức người dân chưa cao thì vai trò quản lý nhà nước là quyết định. Cần có giải pháp hiệu quả hơn", bà Trâm thẳng thắn.
Cũng quan tâm đến rác thải sinh hoạt, đại biểu Trần Thanh Trí cho rằng công tác thu gom rác chưa tốt. Một số loại rác lớn như chai lọ, bàn ghế, mền gối... không được công nhân thu gom rác mang đi vì đây không phải là rác thải sinh hoạt. Muốn thu gom thì phải trả thêm tiền phí.
Đại biểu Trần Thanh Trí cho rằng nếu không có giải pháp hiệu quả thì 20 năm sau vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi
"Người dân không trả thêm phí mà kiếm chỗ nào vắng đổ luôn. Nếu như tổ dân phố, dân quân gặp cũng chẳng làm gì. Nếu bắt cũng không xử lý được vì không biết xử thế nào? Chúng ta nói hoài nhưng cũng vậy. 20 năm sau cũng không thể giải quyết được", ông Trí nói.
Đại biểu Trí cũng lấy mô hình xử phạt xả rác tại Singapore để dẫn chứng sự khác biệt. Theo ông, nhiều người sang Singapore sẽ không dám xả rác, tàn thuốc. Trong khi đó, ở thành phố chưa có đơn vị đứng ra xử lý, khi phát hiện thì cùng lắm phạt hành chính 500.000 đồng.
Trong khi đó, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang nhắc lại kỳ họp cuối năm trước ông đã từng ý kiến về tình trạng xả rác bừa bãi. Theo ông, nhìn vào sự phát triển của một đất nước có thể thấy qua vấn đề giao thông, môi trường.
"Chúng ta đã có quy định xử phạt vi phạm lĩnh vực môi trường, giao thông. Vậy chúng ta không làm được là do thiếu lực lượng hay không đủ quyết tâm. Chẳng lẽ chủ tịch phường, xã lại đi xử phạt. Mặt trận đi vận động có hiệu quả hay không khi ý thức người dân chưa được cải thiện. Thành phố cần xã hội hóa lực lượng xử phạt mà không cần tăng biên chế", ông Quang nói.
Theo ông Quang, cũng là người Việt nhưng khi qua Singapore thì họ lại nghiêm chỉnh chấp hành quy định, không xả rác.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng nhắc lại hình ảnh anh công nhân của công ty thoát nước đô thị TP và đặt vấn đề bảo hộ lao động và thu nhập của lực lượng này.
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng nhận trách nhiệm về những hạn chế trong công tác thu gom rác thải. Theo ông, hiện có hơn 2.000 tấn rác thải công cộng có thể trôi xuống cống, gây ô nhiễm môi trường nên người dân bức xúc.
Theo ông Thắng, hiện nay công tác xử phạt hành vi xả rác còn nhiều bất cập. Sở tham mưu và xin cơ chế để mở rộng lực lượng xử phạt. Xử phạt nghiêm sẽ làm thay đổi ý thức người dân.
Giám đốc Sở GTVT TP Bùi Xuân Cường cho biết, công tác vệ sinh vỉa hè được phân cấp khá rõ ràng cho các đơn vị thuộc sở và quận, huyện. Tuy nhiên, do quy định thời gian nên không thể xử lý hết các tình huống xảy ra trong ngày.
Theo ông Cường, hiện việc nạo vét cống, hố ga được giao cho Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP, gồm 1.440 người, 350 người trực tiếp xuống cống vớt rác.
Giám đốc Sở GTVT TP Bùi Xuân Cường
Bổ sung thêm, Giám đốc Sở Tài chính TP Phan Thị Thắng cho biết, thu nhập bình quân của lao động công ty thoát nước đô thị là hơn 12,6 triệu đồng. Ngoài ra, công nhân cũng được trang bị bảo hộ lao động.
Theo bà Thắng, hàng năm thành phố chi 1.150 tỷ đồng cho công tác nạo vét cống. 2.848 tỷ đồng cho việc quét rác (700 tỷ đồng), vận chuyển rác (553 tỷ đồng), phân loại rác (88 tỷ đồng), xử lý rác (hơn 1.500 tỷ đồng).
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng mỗi năm thành phố chi gần 3.000 tỷ đồng để xử lý rác, đó là chưa tính tiền từng hộ dân đóng phí thu gom rác hàng tháng. Theo bà, thời gian tới cần có giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom rác thải.
"Để thay đổi hành vi không văn minh trở thành một hành vi văn minh đòi hỏi có thời gian. HĐND thành phố sẽ giám sát vấn đề này", bà Tâm nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Người đàn ông ném hàng loạt bao tải rác xuống sông ở Hà Tĩnh "Ý thức bảo vệ môi trường không có thì đừng hỏi vì sao môi trường ngày càng ô nhiễm", một tài khoản bất bình. . Khoảng 14h ngày 16.11, tại Cầu Mới, bắc qua huyện Phúc Lộc và thị trấn Nghèn (Hà Tĩnh), một người đàn ông lái xe ba gác chở nhiều bao tải rác đến giữa cầu. Tại đây, người này...