Pháp xử vụ kiện chất độc da cam của người gốc Việt
Tòa án Pháp xử vụ người gốc Việt kiện 14 công ty hóa chất cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Tòa án vùng Evry, ngoại ô phía nam thủ đô Paris, ngày 25/1 bắt đầu phiên tranh tụng trong vụ bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, người Pháp gốc Việt, đệ đơn kiện 14 công ty sản xuất hoặc buôn bán chất độc da cam, bao gồm Monsanto, hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Đức Bayer và Dow Chemical.
Phiên tòa đáng lẽ diễn ra từ tháng 10/2020 nhưng bị hoãn do các biện pháp hạn chế Covid-19.
“Việc công nhận đơn kiện dân sự của nạn nhân người Việt sẽ tạo tiền lệ pháp lý cho những vụ kiện sau này”, chuyên gia luật quốc tế Valerie Cabanes nói.
Bà Nga từng làm nhà báo ở Đông Dương và là nhà hoạt động cách đây gần 60 năm. Được sự hậu thuẫn của một số tổ chức phi chính phủ, bà khởi kiện từ năm 2014, yêu cầu các công ty phải chịu trách nhiệm vì đã gây tổn thương sức khỏe cho bà và con cái, cũng như vô số nạn nhân khác, đồng thời phải chịu trách nhiệm vì hủy hoại môi trường.
Bà Trần Tố Nga (trái) tới phiên xét xử. Ảnh: Facebook/Collectif Vietnam-Dioxine.
Các công ty đa quốc gia biện hộ rằng họ không thể chịu trách nhiệm về việc quân đội Mỹ sử dụng sản phẩm của mình. Bayer tuyên bố chất độc da cam sản xuất “dưới sự quản lý chuyên biệt của chính phủ Mỹ vì mục đích quân sự riêng”. Bà Nga và nhóm luật sư dự kiến tranh luận rằng các nhà sản xuất đã lừa chính phủ Mỹ về độc tính thực sự của chất độc da cam.
Tới nay, chỉ cựu binh các nước Mỹ, Australia, Hàn Quốc được bồi thường ảnh hưởng chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Luật sư Cabanes cho hay loại hóa chất này độc hại gấp 13 lần chất diệt cỏ thông thường như glyphosat.
4 triệu người Việt Nam, Lào, Campuchia đã bị phơi nhiễm chất độc da cam trong hơn một thập kỷ, khi quân đội Mỹ rải khoảng 76 triệu lít chất diệt cỏ và chất làm rụng lá nhằm hủy hoại mùa màng và lương thực.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ rải hóa chất da cam diệt cỏ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: Twitter/France Info.
Mỹ ngừng sử dụng chất diệt cỏ trong chiến tranh năm 1971 và rút khỏi Việt Nam năm 1973. Các tổ chức phi chính phủ cho hay chất độc da cam đã phá hủy cây cối, làm ô nhiễm đất và đầu độc động vật, gây ung thư và dị tật ở người.
“Tôi không chỉ đấu tranh vì bản thân, mà còn vì con cái và hàng triệu nạn nhân khác”, bà Nga nói.
Bà cho hay chất độc ca cam tấn công hệ miễn dịch cơ thể người. Bà bị tiểu đường tuýp 2 và dị ứng insulin hiếm, hậu quả của nhiễm độc. Bà cũng mắc bệnh lao hai lần, bị ung thư và mất một người con gái vì dị tật tim. Luật sư Cabanes cho hay mỗi năm khoảng 6.000 trẻ em Việt Nam sinh ra đã mắc dị tật bẩm sinh.
Các công ty đa quốc gia biện hộ rằng họ không thể chịu trách nhiệm về việc quân đội Mỹ sử dụng sản phẩm của mình. Bayer tuyên bố chất độc da cam sản xuất “dưới sự quản lý chuyên biệt của chính phủ Mỹ vì mục đích quân sự riêng”.
Người gốc Việt ở Mỹ sốc trước vụ bạo loạn tại quốc hội
Nhiều người gốc Việt cho hay họ bị sốc và cảm thấy xấu hổ khi mấy chục năm sống ở Mỹ lần đầu chứng kiến phiên họp quốc hội bị tấn công.
"Suốt ngày hôm nay nước Mỹ hốt hoảng. Tôi xem ảnh và video mà cứ tưởng đó là ở một đất nước ở Trung Đông nào đó ", Huy Phạm, một người gốc Việt ở bang California, chia sẻ với VnExpress .
Người ủng hộ Trump cố kéo đổ hàng rào an ninh của cảnh sát trước tòa quốc hội hôm 6/1. Ảnh: AP .
Hỗn loạn xảy ra tại Đồi Capitol hôm 6/1 khi đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump đối đầu với cảnh sát, hò hét, vẫy cờ Trump, đạp đổ rào chắn và tràn vào trong khi quốc hội đang họp để chứng nhận chiến thắng của Joe Biden. Một số cửa sổ bị đập vỡ, lực lượng an ninh đã sử dụng hơi cay khi cố gắng giải tán đám đông. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị bắt. Cuộc họp đã bị dừng lại trong khi các nghị sĩ tìm nơi ẩn nấp hoặc được sơ tán.
Hành động bạo lực của những người ủng hộ Trump khiến người gốc Việt phẫn nộ.
" Tại sao Trump luôn ca ngợi pháp luật và trật tự nhưng người ủng hộ ông ấy lại xông vào quốc hội ? Biểu tình ôn hòa có thể chấp nhận nhưng xông vào toà nhà quốc hội thì không thể", An Miên, một phụ nữ gốc Việt ở California, nói. "Trump ủng hộ biểu tình nhưng cũng không thể biết người ủng hộ sẽ làm gì nên ông ấy cần cẩn trọng trong mỗi phát ngôn".
Anh Huy cũng cho rằng những cảnh tượng xảy ra ở Đồi Capitol là quá đáng sợ và "phi Mỹ". "Xin đừng xúc phạm người dân Mỹ và hệ thống của chúng tôi. Người dân từ cả hai phe đã bỏ phiếu và cuộc bầu cử này đã được cơ quan An ninh Nội địa xem là an toàn nhất trong lịch sử Mỹ", anh nói. "Tôi không biết nói gì nữa nếu có người ủng hộ những hành động hôm nay".
"Hôm nay là một ngày đen tối của nước Mỹ, dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng tôi không tưởng tượng được việc phải có lực lượng an ninh bảo vệ bên ngoài thì quốc hội mới có thể chứng nhận kết quả cử tri đoàn, điều mà trước đây có bi quan lắm người ta cũng không thể nghĩ tới. Chắc chắn đây là một vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ", Derek Phạm, một nhà báo gốc Việt, nhận xét.
Cảnh sát buộc người biểu tình nằm xuống đất tại một hành lang bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1. Ảnh: AP .
Bạo lực cũng đặt ra câu hỏi về công tác an ninh tại tòa quốc hội Mỹ. Anh Huy cho rằng phản ứng của cảnh sát lần này chưa đủ nhanh và mạnh, so với những cuộc đàn áp người biểu tình Black Live Matter mùa hè năm ngoái.
Anh Công Minh, một cử tri trung lập ở bang Florida, cho hay anh không bất ngờ về việc người biểu tình sẽ có hành vi bạo lực, nhưng bất ngờ vì họ dễ dàng vào được Đồi Capitol.
"Điều đó chứng tỏ sự yếu kém và thiếu chuẩn bị của cảnh sát", anh nói. "Việc xâm nhập tòa nhà quốc hội trong khi phó tổng thống và các nghị sĩ đang tiến hành kiểm phiếu đại cử tri, một hoạt động được quy định trong hiến pháp, làm ngừng trệ quốc hội, người đại diện hợp pháp của cử tri toàn quốc, là một vi phạm trắng trợ hiến pháp, an ninh và dân chủ Mỹ".
Trong khi đó, trên những diễn đàn ủng hộ Trump, những người gốc Việt theo cánh hữu cũng bày tỏ buồn và sốc nhưng là vì "công lý không được thực thi" và "máu đã đổ ở Washington". Nhiều ý kiến bênh vực đám đông biểu tình, cho đây là "giọt nước tràn ly" và cáo buộc vụ bạo lực là "ý đồ của đảng Dân chủ".
"Họ ăn lương của dân mà không làm theo ý dân thì bị lật đổ là đúng rồi", một người đàn ông viết, nhắc đến các nghị sĩ quốc hội.
"Tôi nghi ngờ đảng Dân chủ đã gây ra vụ đập phá để khiến ông Trump mang tiếng. Đất nước này sẽ đi về đâu nếu không có Trump", người khác bình luận.
Nhiều người còn chia sẻ các bức ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội với cáo buộc thành viên của nhóm cánh tả Antifa đã cố tình trà trộn vào đám đông ủng hộ Trump và gây rối. Họ thậm chí đưa ra giả thuyết cảnh sát đã "tiếp tay" cho vụ bạo lực.
" Antifa đã cố tình phá cuộc họp để người dân không được xem và nghe các nghị sĩ phản đối kết quả bầu cử trình bày. Rõ ràng đây là hành động có ý đồ của phía Dân chủ ", một người bày tỏ nghi ngờ.
"Tại sao lại họ lại được mở cửa vào toà nhà quốc hội một cách tự do như vậy?Chắc gì người bị bắn đã là phe ủng hộ Trump. Người bắn là ai thì từ từ biết nhưng chắc chắn không phải người ủng hộ Trump", một người khác đồng quan điểm. "Những người ủng hộ Trump luôn yêu hòa bình".
Julia Ngô, một người ủng hộ Trump ở California, cho hay cô phản đối bạo lực và những kẻ phá rối nhưng cũng chỉ trích phe cánh tả khi không lên án những nhóm ủng hộ phong trào Black Live Matters và Atinfa, nhóm mà cô cho là thủ phạm đằng sau vụ việc.
"Phe cánh tả ủng hộ bạo lực không có nghĩa là chúng tôi cũng thế. Nhưng họ nên hiểu tại sao sự việc hôm nay lại xảy ra. Các chính trị gia đó đã làm gì với đất nước này?", Julia nói. " Tất cả đã được dàn xếp sau hậu trường ".
Tuy nhiên, anh Công Minh cho rằng thủ phạm gây rối có phải Antifa hay không không quan trọng mà vấn đề nằm ở chỗ Tổng thống Trump là người đã khởi xưởng và dẫn tới "ngày đen tối này". Việc đổ lỗi cho phe cánh tả là "luận điệu bào chữa yếu ớt của người ủng hộ Trump".
"Trong một video phát biểu sau vụ hỗn loạn, Trump lên tiếng kêu gọi mọi người về nhà, nhưng lời lẽ của ông không đủ lên án báo lực và phản ánh sự nghiêm trọng của sự việc", anh nói. " Những nỗ lực thay đổi kết quả bầu cử của Trump cho thấy Trump là người bất chấp pháp luật và các cơ chế của dân chủ Mỹ ".
Anh Minh cho rằng từ nay tới ngày 20/1, khi Biden tuyên thệ nhậm chức, Trump có thể "làm những điều kỳ quái" nhưng lạc quan rằng sẽ không có biến động gì lớn.
"Sau những gì xảy ra trong 2 tháng qua, tôi nhận thấy nền dân chủ Mỹ cực kỳ mạnh, kinh tế và thị trường chứng khoán chắc chắn", anh Minh cho hay. "Nếu là nước khác, sự việc hôm nay có thể đã khiến thị trường chứng khoán bị vỡ hoặc dẫn tới xung đột lớn".
Vài giờ sau hỗn loạn, quốc hội Mỹ đã nối lại cuộc họp và nghị sĩ lưỡng đảng đang tiếp tục kiểm phiếu đại cử tri. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố "sẽ không cúi đầu trước sự vô pháp hay sự đe dọa" và quốc hội sẽ chứng nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Động thái đặt dấu chấm hết cho Trump này khiến những người ủng hộ ông vô cùng bi quan. Họ cho hay bị thất vọng hết lần này đến lần khác khi nỗ lực theo đuổi pháp lý của Tổng thống Mỹ đến nay vẫn không đạt được tiến triển nào. Tuy nhiên, họ khẳng định dù có chuyện gì xảy ra, tình cảm với Trump vẫn không thay đổi.
Với chị Julia, Trump "sẽ đi vào lịch sử với tư cách tổng thống Cộng hòa cuối cùng và từ nay về sau đảng Cộng hòa sẽ không còn tổng thống nào nữa".
"Một ngày hỗn loạn sắp kết thúc. Tôi dự đoán rằng hai đảng sẽ quyết định hủy mọi tranh luận và chọn con đường dễ dàng là chứng nhận cho kẻ gian lận!", chị Julia nói. "Hàng trăm năm sau, mọi người vẫn sẽ nhắc đến năm 2020 và 2021. Dù họ có yêu hay ghét Trump, sự kiện này sẽ đi vào lịch sử, khoảnh khắc hàng triệu người người lao động Mỹ bừng tỉnh và nhận ra đất nước của họ đã bị phá hủy như thế nào bởi những người theo chủ nghĩa toàn cầu, những chính trị gia tham nhũng và những người ngu dốt đã ủng hộ một cuộc bầu cử gian lận!".
Cộng đồng gốc Việt ở San Jose chật vật vì Covid-19 Người gốc Việt dường như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cộng đồng gốc Á ở San Jose vì Covid-19, dù dữ liệu chính thức không công bố. Vào một ngày đẹp trời tháng 12, mặt trời rọi vào những gương mặt đang đi bộ vào Trung tâm Thương mại Grand Century Mall ở thành phố San Jose, hạt Santa Clara, bang...