Pháp xả hàng chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ
Pháp đã đồng ý tiếp tục giảm giá bán lô 36 chiến đấu cơ Rafale cho không quân Ấn Độ, với mức giá giảm từ 8,8 tỷ Euro xuống còn 7,25 tỷ Euro.
Tờ Economics Times trích dẫn một nguồn tin quân sự (của Pháp) cho biết thông tin trên, tuy nhiên mức giá mới vẫn chưa làm hài lòng phía Ấn Độ. Mức giá trên chưa bao gồm gói phụ kiện đi kèm và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng sau bán hàng.
Theo nguồn tin trên, Ấn Độ chưa đưa ra phản hồi đối với đề xuất mới của Pháp và nhắc lại trước đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã tuyên bố sẽ cố gắng thỏa thuận để giảm giá mua lô máy bay chiến đấu này xuống mức 8 tỷ USD (tương đương 7,01 tỷ Euro).
Tiêm kích Rafale của Pháp
Pháp đưa ra đề xuất ngay sau thông báo của ông Manohar Parrikar đưa ra ngày 3/5 rằng “các cuộc thảo luận về giao dịch này vẫn đang tiếp diễn, hiện vẫn chưa quyết định”.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp Ấn Độ cũng lên tiếng phản đối một số khía cạnh trong thỏa thuận mua bán này và cho rằng chúng “đe dọa lợi ích quốc gia của Ấn Độ”.
Theo một số quan chức quân sự, mức giá mới mà Pháp đưa ra vẫn còn quá cao mặc dù Paris đã có những nhượng bộ nhất định, đặc biệt họ đồng ý bù đắp 50% cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ và chuyển giao một số công nghệ bao gồm cả kỹ thuật sơn tàng hình đặc biệt (dùng cho máy bay chiến đấu) có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến.
Video đang HOT
“Để mua Rafale – máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, thì giá 230 triệu USD/chiếc không phải là giải pháp quá thiết thực. Chỉ có số lượng rất ít các phi đội của Ấn Độ buộc phải tính tới khả năng mua với giá này”, một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ.
Thông tin trên cho thấy Pháp đã phải đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để bán được số tiêm kích Rafale cho Ấn Độ.
Cuối năm 2012, Ấn Độ và Pháp đã nhất trí về thỏa thuận trên, vốn là thương vụ mua vũ khí lớn nhất của Ấn Độ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không được thực thi do hai bên bất đồng về giá, các điều khoản về chuyển giao công nghệ và sản xuất.
Để Ấn Độ đặt bút ký, Pháp đã phải nhượng bộ rất nhiều. Tạp chí Jane’s Defence Weekly từng dẫn một nguồn tin nội bộ cho biết, không quân Ấn Độ đã yêu cầu nhà sản xuất phải cải tạo và làm mới một số hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí để tích hợp một số thiết bị và vũ khí do nước này sản xuất lên máy bay chiến đấu Rafale.
Theo nguồn tin này, hiện Ấn Độ đang nghiên cứu phát triển một số vũ khí trên máy bay, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung/xa Astra, một loại bom liệng có cánh tấn công chính xác tiên tiến và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới mạnh hơn cả Kh-31P.
Nguồn tin cho biết, chắc chắn là tên lửa không đối không tầm xa Astra sẽ có mặt trên phiên bản Rafale kiểu Ấn Độ, còn những loại vũ khí khác thì chưa xác định được.
Ấn Độ cũng nằng nặc đòi hãng Dassault phải tái đầu tư 50% giá trị hợp đồng vào ngành công nghiệp quốc phòng và trong lĩnh vực an ninh quốc nội của nước này, đồng thời chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Lộ mức giá tên lửa Pháp không kích IS
Theo RT, phi đội Rafale của Pháp trang bị tên lửa hành trình SCALP cất cánh từ UAE vào đêm 2/1 tấn công IS gần thành phố Aleppo tại Syria.
Theo nguồn tin này, phi đội này gồm 4 tiêm kích Rafale được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Scalp đã cât cánh từ UAE. Phi đội này đã trở lại căn cứ sau khi phóng tên lửa trúng một địa điểm được tin là nhà máy chế tạo tên lửa và kho vũ khí của IS tại Syria.
SCALP (hay còn gọi là Storm Shadow) là tên lửa hành trình đa nhiệm, tầm xa, dẫn đường bằng hệ thống đo lường quán tính, cập nhật đường bay thông qua bản đồ địa hình kỹ thuật số và định vị vệ tinh GPS.
Tiêm kích Rafale trang bị tên lửa hành trình SCALP.
Ở pha cuối, tên lửa SCALP sử dụng cảm biến hồng ngoại để khóa và tấn công mục tiêu. Dẫn đường kiểu này cho độ chính xác cao và khả năng đối phó với các phương tiện tác chiến điện tử tốt hơn.
Trong giai đoạn cuối hành trình bay, đầu dò quang điện tử hồng ngoại sẽ so sánh cảnh thực với ảnh mục tiêu được lập trình sẵn trong máy tính của tên lửa và lựa chọn các điểm tác động để tiêu diệt đối tượng với độ chính xác cao.
SCALP có tầm bắn 250 dặm (khoảng 400km) với tốc độ hành trình tối đa là Mach 0,8 (tương đương 960 km/h). Tên lửa có chiều dài trên 5 m; đường kính 0,48 m; trọng lượng phóng 1.300 kg, trong đó trọng lượng đầu đạn là 300kg.
Theo thông tin được Pháp công khai, SCALP có đơn giá khoảng 850.000 euro (930.000 USD)/quả, được sử dụng lần đầu khi nước này không kích ở Libya năm 2011.
Với mức giá này, SCALP được cho là loại tên lửa hành trình giá rẻ khi so với tên lửa hành trình Kalibr-NK Hải quân Nga dùng tấn công IS.
Cụ thể, trong khi SCALP có giá khoảng 930.000 USD/quả thì Kalibr-NK ngất ngưởng với 6,5 triệu USD/quả và Tomahawk của Mỹ khoảng 1,5triệu USD/quả.
Tuy nhiên, giá thành không ảnh hưởng đến chất lượng không kích của Storm Shadow khi loại tên lửa này chứng minh được hiệu quả trong trong thực chiến tại Libya và Iraq, Reuters dẫn lời một đại diện của lực lượng vũ trang Pháp tại Trung Đông
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ - Trung ám ảnh khi tên lửa Rubezh lộ diện Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moskva sẽ chính thức giới thiệu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS26 Rubezh vào năm 2017. "ICBM RS-26 Yars-M (còn biết đến với tên gọi Rubezh) là phiên bản nâng cấp của tên lửa Yars. Thế hệ ICBM mới này sẽ chỉ có phiên bản di động, còn...