Pháp Vương Drukpa hưởng ứng Giờ Trái Đất tại TPHCM
Pháp Vương Drukpa – người đứng đầu Phật giáo Kim cương đến TPHCM vào tối 24/3, khi sự kiện Giờ Trái Đất đang diễn ra và Ngài đã vui vẻ hưởng ứng sự kiện này.
Tối 24/3, Phật tử chào đón Đức Pháp vương tại một khách sạn ở trung tâm thành phố bằng nến và hoa đăng. Ngài đến TPHCM đúng thời điểm Giờ Trái Đất đang diễn ra, nhiều nơi trong thành phố tắt đèn để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ngay lập tức Ngài hưởng ứng sự kiện này.
Các vị hòa thượng tại chùa Vĩnh Nghiêm cùng Phật tử đón Đức Pháp Vương Drukpa tại sân bay Tân Sơn Nhất
Các thiết bị điện trong phòng của Đức Pháp Vương cũng được tắt hết trong tối qua, chỉ sử dụng nến chiếu sáng. Đức Pháp vương nói rằng Giờ Trái Đất là một hoạt động rất ý nghĩa vì nó giúp mọi người nâng cao nhận thức về môi trường, giúp lan tỏa lối sống đơn giản và thân thiện với môi trường.
Là người từ lâu quan tâm đến môi trường và thường đích thân cùng các Phật tử hành hương làm sạch môi trường ở vùng núi Himalaya, Đức Pháp Vương nhắc lại thông điệp: Cần bảo vệ Mẹ thiên nhiên.
Đã nhiều lần đến TPHCM, Đức Pháp vương cho biết Ngài rất yêu mến thành phố xinh đẹp này,. nhưng rõ ràng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn của thành phố. Ngài kêu gọi người dân và Phật tử hãy trồng cây, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ Mẹ Trái Đất như bảo vệ chính ngôi nhà mình; cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho chính mình và cho các thế hệ tương lai.
Phật tử chuẩn bị hoa đăng đón Đức Pháp Vương
Pháp vương cho rằng chúng ta thường tổn hao rất nhiều năng lượng cho nhiều thứ không quan trọng trong cuộc sống, trong khi môi trường là yếu tố sống còn thì lại ít được quan tâm. Mỗi người nên tự học hỏi, thu thập kiến thức, giáo dục mình cũng như truyền đạt thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh để có cuộc sống tốt lành hơn.
Sáng nay 25/3, Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa làm lễ khai đàn tại chùa Vĩnh Nghiêm (TPHCM) và chủ trì đại lễ cầu an cầu siêu diễn ra tại chùa trong hai ngày 25 -26/3.
Đức Pháp Vương hưởng ứng Giờ Trái Đất tại TPHCM khi gặp gỡ các Phật tử trong ánh nến vào tối 24/3
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đến Hà Nội hôm 14/3 cùng hơn 100 đại đức, tăng ni Truyền thừa Drukpa thuộc Phật giáo Kim Cương thừa, khởi nguồn từ Ấn Độ.
Nhân chuyến thăm của Ngài tại Việt Nam, các bậc cao tăng từ vùng núi Himalaya đã kiến tạo một bức tranh Đại Mandala Phật Quan âm bằng 35 loại ngọc đá quý tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên. Bức tranh đã dược ghi nhận kỷ lục Việt Nam là tranh Mandala Phật bằng ngọc đá quý lớn nhất với đường kính hơn 9m.
Video đang HOT
Đức Pháp Vương là bậc được kính ngưỡng rộng rãi, được người dân vùng Ấn Độ – Himalaya tôn kính là hiện thân Đức Phật Quan Âm, đồng thời là nhà hoạt động thiện hạnh và môi trường nổi tiếng thế giới.
Hoài Nam
Theo Dantri
Người dân nô nức đi lễ chùa ngay sau thời khắc giao thừa
Ngay sau thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân lại nô nức đến chùa lễ Phật, cầu mọi sự an lành trong năm mới và hái lộc đầu năm.
Khác với năm ngoái, năm nay không khí lễ phật đầu năm tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TPHCM) có phần tĩnh lặng hơn do lượng khách đến đây vừa phải. Một số phật tử bảo nhau, có lẽ do năm nay mọi người làm ăn được nên về quê đón tết.
Sau thời khắc giao thừa, người dân đến chùa lễ Phật, xin lộc đầu năm
Phật tử lễ Phật với cành lộc trên tay
Nhiều phật tử xin thỉnh một cây hương lớn và mang từ chùa chạy thẳng về nhà
Cầu nguyện trước khi gióng ba tiếng chuông
Nụ cười rạng rỡ của con gái khi được bố bế lên gióng chuông
Ca sĩ Quang Hà cũng lễ Phật đầu năm cùng gia đình
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc cùng vợ là cựu người mẫu Kim Cương đến chùa lễ Phật
Dâng lễ dưới chân tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
Xin lộc về nhà
Tục xin lộc ngày nay có nhiều thay đổi, văn minh hơn, phật tử mua những cành non rồi dâng lên Tam Bảo xin được chứng minh, ban phúc. Trước kia, tục bẻ cây, hái lộc ngay trong khuôn viên chùa làm ảnh hưởng đến cảnh quan bị phản ánh nhiều nên không còn nữa
Ngay sau thời khắc giao thừa, mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa mừng Tết Mậu Tuất 2018 tại Quảng trường sông Hoài (Hội An, Quảng Nam), người dân phố cổ cũng nô nức lên chùa xin lộc đầu năm, cầu mong may mắn, bình an, hạnh phúc.
Chùa Pháp Bảo ở trung tâm thành phố, dòng người đi lễ chùa đông đúc. Ai ai cũng thành tâm lễ Phật cầu an và gửi gắm những ước nguyện trong năm mới vừa sang.
Dòng người đông đúc đổ về chùa Pháp Bảo cầu may mắn đầu năm mới
"Giao thừa là lúc trời đất giao hoa thiêng liêng nên lễ chùa trong thời khắc này, tôi mong ước nguyện của mình được ơn trên chứng giám. Năm mới không mong gì hơn được mạnh khỏe, bình an, công việc làm ăn nhiều may mắn"- Chị Nguyễn Thị Minh (người dân Tp. Hội An) chia sẻ.
Sau khi viếng cảnh chùa, mọi người lại mua những cây trầu được bán trước cổng chùa để đem lộc về nhà.
Bạn Trần Quỳnh Hoa đang cùng mẹ chọn lựa những nhánh trầu tươi nhất mang về nhà chia sẻ: "Phong tục ở đây ngay đầu năm mới là mình phải mua cái lộc đầu năm là một nhành trầu và một gói muối để cầu chúc cho năm mới được sung túc, an vui".
Cầu năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
Du khách nước ngoài rất thích thú với phong tục truyền thống của người Việt Nam. Nhiều du khách theo đạo Phật cũng đã đến đây cầu nguyện may mắn, bình an...
Những cây trầu lộc được bày bán trước cổng chùa
Mang lộc về nhà
Người dân Đà Nẵng đi lễ chùa, hái lộc
Ghi nhận của PV Dân trí tại chùa Pháp Lâm - chùa Thành Hội Đà Nẵng, từ sáng sớm mùng 1 Tết, rất nhiều người dân đã diện đồ đẹp cùng gia đình, bạn bè lễ chùa cầu an, hái lộc. Năm mới, nhà chùa trang hoàng rực rỡ và bày cây lộc để mọi người hái điều may với những câu chúc tốt đẹp ngày đầu xuân trong những phong bao đỏ. Nhiều người dân cũng giữ tục lệ địa phương, mua trầu muối sau khi lễ chùa với ước nguyện một năm mới phát tài phát lộc.
Người người, nhà nhà nô nức lễ chùa đầu năm ở Đà Nẵng
Lạy Phật cầu an
Hái lộc chùa với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới
Nhiều người giữ tục lệ địa phương, mua trầu muối trong ngày đầu năm mới sau khi lễ chùa
Chị Nguyễn Hoài An (nhà ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng) chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, sáng mùng 1 Tết là cả nhà đi lễ chùa cầu an. Mỗi người đều mong cho mình và người thân một năm mới dồi dào sức khỏe, an lành. Đó là mong ước trước tiên nhất. Nên nhận lộc chùa là những lời chúc đẹp trong ngày đầu năm mới, cảm thấy an yên, đầy hy vọng. Lễ chùa xong, gia đình sẽ về quê trong Quảng Nam để viếng mộ tổ tiên và thăm, chúc Tết ông bà của các cháu"
Đi lễ chùa và hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Vào thời khắc giao thừa và ngày Tết, người dân có tục lệ đi hái lộc đầu xuân và đến đình chùa xin lộc.
"Lộc" có thể hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là nhánh cây non và nghĩa thứ hai là bổng lộc. Lộc trong câu "hái lộc đầu xuân" là một mầm non bé bỏng vừa nhú ra từ thân cây, nách lá. Lộc tượng trưng cho những gì mới được hình thành, tương lai xán lạn và lâu dài đang chờ ở phía trước.
Phạm Nguyễn - C.Bính - N.Linh - Khánh Hiền
Theo Dantri
Những người lính quả cảm trong vụ cháy chung cư Carina Plaza Vụ cháy chung cư Carina Plaza (phường 16, quận 8, TPHCM) vào rạng sáng 23/3 khiến 13 người chết được xem là vụ cháy gây thiệt hại về người lớn nhất TPHCM trong khoảng 10 năm trở lại đây. Điều đáng nói là hậu quả của vụ cháy đã được kéo giảm một cách đáng kể nhờ những người lính cứu hỏa không...