Pháp và Israel: Hai câu chuyện, một bài toán
Cả Pháp và Israel đều đang phải đối mặt với bài toán về sự phản đối của công chúng trước những thay đổi chính sách gây tranh cãi.
Tuần hành, đình công tại Pháp và Israel đã khiến hai nước này chao đảo những ngày vừa qua. (Nguồn: AFP)
Tuần vừa qua, Pháp tiếp tục chao đảo vì hàng loạt cuộc tuần hành kéo dài từ tháng Một, dẫn đến tình trạng bạo lực đường phố tồi tệ chưa từng có trong nhiều năm. Không ít người đã liên tưởng đến phong trào “áo vàng” trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Emmanuel Macron.
Trong thời gian cao điểm ngày 23/3, 1,09 triệu người Pháp đã xuống đường. Ngày 28/3, con số này giảm còn 740.000 người, song vẫn khiến nhiều khu vực bị tê liệt. Một số nhóm mặc đồ đen đã đốt thùng rác và ném đạn vào cảnh sát ở Paris, trong khi đụng độ giữa cảnh sát và người tuần hành cũng nổ ra ở Rennes, Bordeaux, Toulouse và Nantes. Đến ngày 24/3, đã có tới 457 người bị bắt, 441 nhân viên an ninh bị thương.
Video đang HOT
Tỷ lệ ủng hộ của ông Macron hiện chỉ còn 30%, mức thấp kỷ lục trong gần năm năm qua và chỉ nhỉnh hơn giai đoạn tháng 12/2018, lúc diễn ra phong trào “áo vàng”.
Tại Israel, các cuộc tuần hành kéo dài từ tháng Một, đỉnh điểm là ngày 25-26/3, chứng kiến hàng trăm nghìn người tham gia. Đặc biệt, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bị sa thải vì phản đối cải cách tư pháp của chính quyền liên minh, dòng người đã đổ xuống đường tại hơn 150 địa điểm khắp đất nước Do Thái.
Ông Asaf Zamir, Tổng Lãnh sự quán Israel tại New York, đã đệ đơn từ chức để bày tỏ thái độ. Cơ quan đại diện của Israel tại Mỹ và Anh được cho là đã ngừng hoạt động trong thời gian ngắn. Lãnh đạo các công ty công nghệ, hàng không và y tế đều đã kêu gọi nhân viên đình công.
Bản thân chính quyền liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng phải đối mặt với hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm từ các đảng đối lập tại Knesset (Quốc hội). Khảo sát của đài Channel 12 và KAN (Israel) cho thấy đảng Likud của ông có thể đánh mất tới 7/32 ghế do tình trạng hỗn loạn trong những tháng vừa qua.
Đáng chú ý, mặc dù diễn ra ở hai nước khác nhau, song các cuộc tuần hành đều có một điểm chung – thái độ phản đối của một bộ phận người dân trước các thay đổi chính sách nội bộ, với tác động dài hạn tới cuộc sống của họ.
Tại Pháp, đó là nỗ lực thông qua cải cách về luật hưu trí cuối năm nay. Theo luật này, tuổi nghỉ hưu sẽ được nâng từ 62 lên 64 vào năm 2030 với cơ chế lương hưu tối thiểu. Từ năm 2027, người lao động phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Ông Macron khẳng định đây là nỗ lực nhằm giảm áp lực tài chính lên hệ thống hưu trí, song tầng lớp lao động không nghĩ vậy. Sâu xa hơn, đó là thái độ phản đối của họ với chính sách của ông suốt thời gian qua, chứ không đơn thuần là câu chuyện cải cách hưu trí.
Trong khi đó, dự luật về cải cách tư pháp là “nguồn cơn” cho làn sóng tuần hành, đụng độ gay gắt giữa một bộ phận cử tri và lực lượng cảnh sát. Theo những thay đổi này, nhánh hành pháp của Nhà nước Do Thái sẽ có quyền kiểm soát việc bổ nhiệm thẩm phán, với Knesset có thể đảo ngược phán quyết của Tòa án tối cao.
Phe phản đối cho rằng, điều này sẽ làm suy yếu quyền lực của nhánh tư pháp và trao quá nhiều quyền lực cho nội các, đặc biệt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người đã vướng vào nhiều rắc rối tư pháp trước đó.
Có điểm tương đồng là vậy, song tính đến ngày 28/3, hai câu chuyện này đã chứng kiến hai ngã rẽ hoàn toàn khác biệt. Tối ngày 27/3, trước áp lực chưa từng có, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tạm hoãn cải cách tư pháp và sẽ đem vấn đề này ra thảo luận trước Knesset. Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn nhấn mạnh sẽ sử dụng quyền hiến định để thông qua cải cách hệ thống hưu trí.
Liệu sự nhượng bộ của ông Netanyahu hay thái độ kiên định của ông Macron có thể giúp hai chính trị gia đứng vững? Câu trả lời còn ở phía trước.
Trung Quốc cam kết duy trì cải cách và mở cửa thị trường
Ngày 30/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định Trung Quốc sẽ theo đuổi cải cách, mở cửa và phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, bất kể tình hình thế giới thay đổi như thế nào.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 tại Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc), Thủ tướng Lý Cường nêu rõ thông qua chủ trương trên, Trung Quốc sẽ không chỉ mang đến động lực mới cho nền kinh tế thế giới, mà còn chia sẻ với thế giới cơ hội và lợi ích từ sự phát triển của nước này. Đánh giá về kinh tế Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường nhận định tình hình kinh tế nước này trong tháng 3 có sự cải thiện so với 2 tháng đầu năm. Các chỉ số kinh tế quan trọng như mức tiêu thụ và đầu tư tiếp tục cải thiện, trong khi tỷ lệ việc làm và giá cả nhìn chung ổn định. Dự kiến Trung Quốc sẽ công bố loạt biện pháp mới nhằm mở rộng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa môi trường doanh nghiệp và tạo điều kiện cho việc thực thi dự án. Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc có lòng tin và năng lực thúc đẩy nền kinh tế bứt phá, duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của kinh tế thế giới.
Nền kinh tế thứ hai thế giới đang trên đà phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2022 sau khi bỏ lỡ mục tiêu của năm 2022.
Hội nghị BFA diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28-31/3, với chủ đề "Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức". Năm nay là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội nghị khôi phục đầy đủ các cuộc họp trực tiếp, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu từ các chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và truyền thông từ hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các đại biểu năm nay tập trung thảo luận sâu về chủ đề của hội nghị và 4 module cấu thành chủ đề hội nghị, bao gồm "Phát triển và Toàn diện", "Hiệu quả và An ninh", "Khu vực và Toàn cầu" cùng "Hiện tại và Tương lai", tìm kiếm các con đường phát triển trong thời kỳ hậu COVID-19 và tăng cường hợp tác trong cộng đồng quốc tế.
Những lần chính phủ Pháp phải 'xuống nước' trước người biểu tình trong vấn đề cải cách Cơn tức giận của công chúng đối với đề xuất cải cách lương hưu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dường như chưa có dấu hiệu giảm bớt, với các cuộc biểu tình, đình công, bất ổn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh cả hai bên đều không chịu "xuống thang". Người biểu tình cầm biểu ngữ "Nói không với kế hoạch...