Pháp tố Taliban nói dối
Ngoại trưởng Pháp cho rằng Taliban đang nói dối và nước này sẽ không thiết lập quan hệ với chính phủ lâm thời mới thành lập.
“Họ nói sẽ để một số người nước ngoài và người Afghanistan tự do rời đi và từng cam kết về một chính phủ bao trùm, đại diện cho các thành phần, nhưng họ đang nói dối”, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói cuối ngày 11/9, trước thềm đàm phán ở Qatar ngày 12/9 về việc sơ tán khỏi Afghanistan trong tương lai.
Ngoại trưởng Le Drian thêm rằng Pháp từ chối công nhận hoặc có bất kỳ quan hệ nào với chính quyền mới của Taliban. “Chúng tôi muốn thấy các hành động từ phía Taliban”, ông nói.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại họp báo chung tại Đại học Bauhaus ở Weimar, Đức hôm 10/9. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Paris đã sơ tán khoảng 3.000 người và tổ chức các cuộc đàm phán với Taliban để có thể tiến hành di tản. Ngoại trưởng Le Drian, người tới thủ đô Doha của Qatar ngày 12/9 để tham gia đàm phán với Taliban, cho biết vẫn còn một số công dân Pháp và hàng trăm người Afghanistan có quan hệ với Pháp mắc kẹt ở Afghanistan.
Chính phủ lâm thời Taliban được cho đã hủy kế hoạch nhậm chức vào dịp đánh dấu 20 năm vụ khủng bố ngày 11/9. Thông tin được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra hôm 10/9, sau khi Taliban tổ chức họp báo quốc tế ở Kabul hôm 7/9, thông báo các thành viên chính quyền lâm thời, trong đó Mohammad Hassan Akhund được bổ nhiệm làm lãnh đạo chính phủ.
Nga được cho là một trong những nước được Taliban mời tới dự lễ nhậm chức, nhưng Ngoại trưởng Lavrov khẳng định giới chức Nga không bao giờ có ý định cử phái đoàn cấp cao tới Kabul tham dự.
Afghanistan đối mặt với nguy cơ tụt hậu về giáo dục
Ngày 10/9, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã cảnh báo Afghanistan đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu đến gần 2 thập kỷ trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, khi viễn cảnh bạo lực xuất hiện với sự trở lại của chính quyền Taliban.
Người dân mất nhà cửa do chiến tranh dựng lều tạm tại một công viên ở thủ đô Kabul ngày 11/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn báo cáo mới nhất của UNESCO, tổ chức có trụ sở tại Paris, cho biết số lượng người dân Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa trong nước được dự báo sẽ tăng lên, kéo theo sự gia tăng nguy cơ thất học ở trẻ em, biến điều này thành "thảm họa mang tính thế hệ" và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước trong nhiều năm tới.
Theo báo cáo, kể từ năm 2001, khi lực lượng Mỹ lật đổ chế độ Taliban cầm quyền ở Afghanistan sau vụ khủng bố ngày 11/9, số lượng trẻ em gái học tiểu học ở nước này đã tăng từ "gần như không" lên 2,5 triệu vào năm 2018. Tỷ lệ biết đọc, biết viết của nữ giới tăng 30% và hiện có 4/10 học sinh ở các lớp tiểu học là trẻ em gái. Nhìn chung, khoảng 10 triệu trẻ em và thanh thiếu niên Afghanistan đang đi học, tăng so với gần 1 triệu vào năm 2001.
Tuy nhiên, chính quyền mới của Taliban đã ra lệnh phụ nữ theo học các trường đại học tư thục, vốn đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây sẽ không được học cùng nam giới. Học sinh nữ cũng phải dùng áo choàng dài abaya và mạng che mặt niqab.
Các quy tắc cứng rắn hơn cũng sẽ được áp dụng trong các cơ sở giáo dục công lập như cấm nam giới dạy phụ nữ. Đây là một vấn đề lớn ở một quốc gia vốn đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên nữ. Báo cáo của UNESCO cho rằng điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào cơ hội tham gia của phụ nữ Afghanistan vào giáo dục đại học và giáo dục của trẻ em gái, tác động tiêu cực đến cuộc sống, công việc và quyền công dân của họ.
Việc rút viện trợ quốc tế cũng gây ra một mối đe dọa khác, vì một nửa số đó là đầu tư cho giáo dục của Afghanistan. Và ngay cả với những khoản tiền đó, lương giáo viên cũng thường xuyên bị trả muộn, khiến nhiều người chán nản, không muốn theo nghề.
Cũng theo báo cáo, trước khi Taliban trở lại nắm quyền, những thách thức về giáo dục ở Afghanistan đã rất lớn, "một nửa số trẻ em ở độ tuổi tiểu học không có cơ hội đến trường, trong khi 93% trẻ em ở độ tuổi cuối tiểu học không đọc thông, viết thạo".
Nhân dịp này, tổ chức của LHQ kêu gọi những nỗ lực nhằm "xóa bỏ rào cản" trong việc đưa trẻ em gái đến trường học, bằng cách thuê thêm giáo viên nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Theo Tổng giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, việc duy trì những thành quả đạt được trong giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ em gái và phụ nữ, là "cực kỳ cần thiết" ở quốc gia Tây Nam Á này.
Điều gì khiến Pháp tỉnh táo sơ tán nhân viên 3 tháng trước khi Kabul thất thủ? Pháp đã đi trước Mỹ khi bắt tay sơ tán nhân viên và người Afghanistan cộng tác với Pháp từ rất sớm. Người Afghanistan xuống sân bay Roissy-Charles de Gaulle, phía bắc Paris, sau khi được sơ tán khỏi Afghanistan hôm 26/8. Ảnh: AFP Tháng 5, tức ba tháng trước thời điểm Kabul rơi vào tay Taliban, Pháp đã khởi động chiến dịch...