Pháp tiếp tục giương “cờ trắng” với Nga, EU bấn loạn?
Thượng viện Pháp vừa bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ảnh minh hoạ
Đa số thượng nghị sĩ 302 trong tổng số 335 người có mặt trong cuộc họp ở Cung điện Luxembourg, đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ dần chính sách trừng phạt Nga. Chỉ có 16 phiếu chống lại nghị quyết này.
Trước đó, hôm 28/4, Hạ viện Pháp cũng đã bỏ phiếu ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga. Dù kết quả của hai cuộc bỏ phiếu nói trên đều không mang tính ràng buộc, nhưng chính phủ Pháp rõ ràng không thể phớt lờ điều này.
Cuộc bỏ phiếu ở cả Thượng viện và Hạ viện Pháp thực chất là sáng kiến của các nghị sĩ và thượng nghị sĩ nước này nhằm gây áp lực lên chính phủ. Quyết định về chính sách trừng phạt Nga sẽ được thực hiện tại Brussels và nó đòi hỏi sự nhất trí của toàn bộ 28 nước thành viên trong EU.
Nghị sĩ Thierry Mariani người đưa ra sáng kiến tiến hành cuộc bỏ phiếu, cho rằng, cần phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga bởi nó chỉ gây hại.
“Các biện pháp trừng phạt hoàn toàn chẳng có tác dụng gì trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng quốc tế hiện nay mà chúng còn đang gây nguy hiểm cho các lợi ích của Pháp”, ông Mariani nghị sĩ đại diện cho những người dân Pháp ở Đông Âu và Nga, cho biết.
Video đang HOT
“Tôi đã từng chứng kiến Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp đứng trước những người nông dân của chúng tôi và nói: ” Chúng ta phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt”. Tôi cũng đã từng chứng kiến Bộ trưởng Tài chính Pháp nhắc lại điều tương tự. Và tất cả họ đều nói: “Chúng ta không thể làm bất kỳ điều gì, Châu Âu là bên có lỗi”,” nghị sĩ Pháp cho biết thêm.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hồi tuần trước thừa nhận, ngày càng có nhiều nước thành viên EU miễn cưỡng trong việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga. Câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là liệu liên minh 28 thành viên có tìm được tiếng nói đồng thuận trong việc tiếp tục theo đuổi chính sách trừng phạt Nga sau khi nó hết hạn vào ngày 31/7 này hay không.
Một loạt các nhà lập pháp và các doanh nhân nổi bật ở Châu Âu đều đã lên tiếng nhấn mạnh rằng, những biện pháp trừng phạt thực sự không có tác dụng gì mà chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho tất cả các bên.
Italy và Hungary hồi tháng trước cho biết, sẽ không thể có chuyện tự động gia hạn các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga.
Hồi giữa tháng Năm, Hội đồng khu vực Veneto của Italia đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt Nga. 29 trong số 51 thành viên của hội đồng ủng hộ nghị quyết trong khi có 9 người phản đối.
Nghị sĩ Stefano Valdegamberi cho biết, chỉ trong một năm, khu vực Veneto đã mất 679,8 triệu USD vì sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Nga.
Mới đây, ngày hôm qua (8/6), cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Brian Wilson cho biết, Anh cũng muốn khôi phục lại quan hệ thương mại với Nga và Anh tin rằng Nga là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Anh.
Quan hệ giữa Nga và EU đang trải qua những tháng ngày khủng hoảng nhất, đen tối nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát.
EU bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm vào Nga từ năm 2014, sau khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine bùng phát và Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga.
Kết quả là cả hai bên đều bị tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt nói trên. Trong bối cảnh như vậy, nhiều nước thành viên của Liên minh Châu Âu đang có xu hướng muốn hàn gắn, khôi phục lại quan hệ với Nga để tránh phải tiếp tục hứng chịu những tổn thất gây ra từ cuộc chiến trừng phạt.
EU hiện tại đang rơi vào tình trạng rối như tơ vò khi bị chia rẽ giữa một bên là những nước phản đối trừng phạt Nga và một bên khăng khăng đòi tiếp tục đối đầu với Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
theo_VnMedia
Nga, Trung kêu gọi chống 'ba thế lực ác quỷ' trên thế giới
Bộ quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động phối hợp "để đối phó các mối đe dọa quân sự gần biên giới các nước thành viên".
Phát biểu trước báo giới ngày 8-6 theo sau cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước SCO tại Astana, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên SCO vừa nhất trí cải thiện các cơ chế phối hợp trong việc duy trì an ninh.
"Với mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, các bộ trưởng quốc phòng nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động phối hợp trong việc tăng cường sự ổn định và an ninh trong khu vực các nước SCO" - ông Antonov nói.
Đại diện các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tham gia một cuộc họp. Ảnh: TASS
Vị thứ trưởng quốc phòng Nga nhấn mạnh người đứng đầu các đoàn đại biểu đã nhất trí "phát triển các cơ chế tham vấn phối hợp để đảm bảo an ninh, tăng cường hợp tác giữa bộ quốc phòng các nước nhằm đối phó các mối đe dọa quân sự gần biên giới các nước thành viên và trao đổi thông tin kịp thời".
Theo ông Antonov, đại diện các nước tham gia cuộc họp cũng thảo luận về việc chuẩn bị cuộc tập trận chung mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2016 (Peace Mission-2016), trong đó thể hiện quyết tâm của các nước SCO chống lại "ba thế lực ác quỷ", gồm chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chính sách ly khai.
"Đại diện các nước tham gia đánh giá cao các hoạt động của lực lượng vũ trang Nga ở Syria để chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và cung cấp hỗ trợ cho người dân Syria, bao gồm rà phá bom mìn tại các thành phố mới được giải phóng" - Thứ trưởng Quốc phòng Nga ông Antonov nói.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Antonov cho biết cuộc họp tiếp theo của SCO sẽ được tổ chức tại Kazakhstan vào năm 2017.
BẢO ANH
Theo_PLO
Assad: Aleppo sẽ là mồ chôn giâc mơ, hy vọng của ông Erdogan Tổng thống Syria Bashar al-Assad thề sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố và nói rằng Aleppo sẽ là mồ chôn mọi hy vọng và giấc mơ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. "Cuộc chiến chống khủng bố sẽ còn tiếp tục không phải bởi vì chúng ta muốn chiến tranh. Họ là những kẻ đã gây ra chiến...