Pháp thừa nhận sai lầm khi để Covid-19 ‘hạ gục’ tàu sân bay
Chỉ huy nhóm tàu sân bay Charles de Gaulle quá tin tưởng vào khả năng đối phó Covid-19, khiến dịch lây lan mất kiểm soát trên soái hạm Pháp.
“Cuộc điều tra cho thấy các chỉ huy và cố vấn y tế đánh giá quá cao năng lực đối phó nCoV của tàu sân bay và hạm đội hộ tống. Đã có những sai lầm trong biện pháp kiểm soát dịch bệnh”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hôm qua cho biết trong cuộc họp tại quốc hội.
Bộ trưởng Parly cho biết nCoV bắt đầu xuất hiện trên tàu sân bay Charles de Gaulle sau ngày 26/2, khi con tàu đang hoạt động trên biển. Virus một lần nữa xâm nhập lên tàu trong chuyến cập cảng ở thành phố Brest, phía tây nước Pháp, từ ngày 13/3 đến 16/3, nhưng mãi tới ngày 5/4, ca nhiễm đầu tiên mới được xác nhận.
Hạm trưởng tàu sân bay Charles de Gaulle đã thực hiện các biện pháp đề phòng như duy trì giãn cách giữa các thủy thủ. Tuy nhiên, ông ra lệnh dỡ bỏ các biện pháp này vào cuối tháng 3, khi nhận thấy tinh thần của các binh sĩ bị sa sút.
Hậu quả là 1.046 trong tổng cộng 1.760 thủy thủ trên soái hạm của hải quân Pháp đã bị nhiễm nCoV. Phần lớn họ đến nay đã bình phục, chỉ còn một thủy thủ vẫn đang được điều trị trong bệnh viện.
Trong khi đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle buộc phải đình chỉ nhiệm vụ và nằm yên ở cảng Toulon từ ngày 12/4 đến nay.
Video đang HOT
Binh sĩ chuẩn bị khử trùng tàu Charles de Gaulle hồi tháng 4. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp.
Charles de Gaulle là soái hạm của hải quân Pháp và là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới không thuộc Mỹ. Trước khi nhận lệnh về căn cứ, chiến hạm được triển khai tại Đại Tây Dương trong khuôn khổ diễn tập của NATO, sau khi tham gia Chiến dịch Chammal truy kích tàn dư tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 4,2 triệu ca nhiễm, gần 287.000 người chết và hơn 1,5 triệu người bình phục. Pháp đã ghi nhận 177.423 ca nhiễm nCoV, trong đó 26.643 người đã chết.
668 thủy thủ trên tàu sân bay Pháp mắc COVID-19
Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, ít nhất 668 quân nhân từ nhóm tàu sân bay Charles de Gaulle đã bị nhiễm virus corona chủng mới.
Hôm 15/4, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết 1/3 trong số gần 1.800 thủy thủ trên tàu sân bay Charles de Gaulle và tàu hỗ trợ của Pháp đã bị nhiễm virus corona chủng mới.
"Tối 14/4, 1.767 thủy thủ từ tàu sân bay Charles de Gaulle đã được xét nghiệm. 668 người nhiễm virus corona chủng mới", Bộ Quốc phòng Pháp cho hay.
668 thủy thủ trên trên tàu sân bay Charles de Gaullecủa Pháp mắc COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Bộ Quốc phòng Pháp cũng cho biết 31 người đã nhập viện điều trị COVID-19 tại Toulon, trong đó có một quân nhân phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt.
Hôm 12/4, tàu sân bay Charles De Gaulle đã được triệu hồi sớm 10 ngày, cập cảng Toulon, căn cứ hải quân ở miền Nam nước Pháp, sau khi có sự bùng phát dịch COVID-19 trên tàu.
Theo Bộ Quốc phòng Pháp, tất cả các thủy thủ trên tàu Charles De Gaulle đã thực hiện cách ly trong vòng 14 ngày. Một chiến dịch khử khuẩn toàn bộ tàu sân bay cũng như các tàu hộ tống cũng đã được thực hiện từ ngày 14/4.
Nguyên nhân khiến dịch COVID-19 bùng phát trên tàu sân bay Charles De Gaulle hiện vẫn chưa được làm rõ. Tàu sân bay này đã rời đất liền từ ngày 15/3, sau đó tạm dừng ở cảng Brest, miền Tây Bắc nước Pháp.
Đến ngày 8/4, tức 3 tuần sau khi rời đất liền và không có tiếp xúc với bên ngoài, các ca nghi nhiễm đầu tiên xuất hiện trên tàu sân bay, khiến giới chức y tế Pháp nghi ngờ thời gian ủ bệnh với một số người có thể kéo dài bất thường.
Các diễn biến mới buộc tàu sân bay duy nhất của Pháp phải hủy bỏ hải trình tới Địa Trung Hải trong chiến dịch Chammal chống lại phiến quân IS ở Trung Đông.
Theo Bộ Quốc phòng Pháp, việc tàu sân bay Charles De Gaulle phải về nước sớm không ảnh hưởng đến hiệu quả tác chiến của chiến dịch chống khủng bố mà Pháp tiến hành ở Bắc Phi và vùng hạ Sahara.
KÔNG ANH
Lỗi kỹ thuật cứu tiêm kích 76 triệu USD Sai sót kỹ thuật giúp tiêm kích Rafale của Pháp không bị phá hủy khi hành khách ngồi ghế phụ giật nhầm cần phóng dù trong sự cố tháng 3/2019. Ủy ban điều tra thuộc Bộ Quốc phòng Pháp hồi đầu tuần công bố báo cáo về sự cố hành khách văng khỏi tiêm kích Rafale B tại căn cứ không quân Saint-Dizier,...