Pháp – Thổ bất đồng về vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối những bình luận “không thể chấp nhận” và “không thích hợp” của Ngoại trưởng Pháp khi cáo buộc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chơi “cuộc chơi chính trị” trong vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi.
Vụ ám sát nhà báo Khashoggi vẫn đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Ảnh: AFP.
Hôm 10.11, Tổng thống Erdogan cho biết, Ankara đã chia sẻ các bản ghi âm liên quan đến vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia cho Riyadh, Washington, Paris và London cũng như các đồng minh khác, nhưng không nêu chi tiết về nội dung bản ghi âm.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình France 2 của Pháp hôm 12.11, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, đến thời điểm đó không biết về bất kỳ thông tin nào được chuyển bởi Ankara.
Khi được hỏi liệu tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có nói dối, ông nói: “Điều đó có nghĩa là ông ấy đang tham gia cuộc chơi chính trị trong những trường hợp này”.
Video đang HOT
Câu trả lời này đã khiến Ankara nổi giận. “Chúng tôi không thể chấp nhận ông ấy cáo buộc Tổng thống Erdogan “tham gia cuộc chơi chính trị”" – Giám đốc truyền thông của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ – ông Fahretn Altun chia sẻ với AFP.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thậm chí còn đáp trả mạnh mẽ hơn, trong đó cáo buộc người đồng cấp Pháp phát ngôn không thích hợp.
Ông cho rằng, tuyên bố đó “không phù hợp với tính chất nghiêm trang của một ngoại trưởng” và cáo buộc Ngoại trưởng Le Drian “vượt quá thẩm quyền của mình”.
Bộ Ngoại giao Pháp sau đó cho biết, đó là “sự hiểu lầm”. Ngoài ra, Bộ cho biết thêm, thông tin do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp không cho thấy “toàn bộ sự thật”, bao gồm cả những người có thể chịu trách nhiệm về tội phạm.
“Toàn bộ sự thật mà chúng tôi quan tâm không chỉ liên quan đến các bản ghi âm Thổ Nhĩ Kỳ (…), toàn bộ sự thật cũng phải được tìm kiếm từ Riyadh và trao đổi với các đối tác khác của chúng tôi” – Bộ Ngoại giao Pháp cho biết.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo chia sẻ trong cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia rằng Mỹ sẽ buộc tất cả những người liên quan đến vụ giết người chịu trách nhiệm.
Ông Fahrettin Altun cho biết: “Tôi xác nhận rằng bằng chứng liên quan đến vụ giết ông Khashoggi cũng đã được chia sẻ với các cơ quan liên quan của chính phủ Pháp”. Một đại diện của tình báo Pháp đã nghe bản ghi âm và kiểm tra thông tin chi tiết vào ngày 24.10, ông nói thêm.
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, nước này đã nhận được các bản ghi âm: “Canada đã được tóm tắt đầy đủ về những gì Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ”.
Giám đốc tình báo Canada David Vigneault đã tới Thổ Nhĩ Kỳ theo chỉ đạo của Thủ tướng Trudeau để trao đổi về cuộc điều tra cái chết của nhà báo Khashoggi, Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) đã xác nhận.
THANH HÀ
Theo Laodong
Saudi Arabia hướng tới việc gia nhập câu lạc bộ năng lượng hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 11/11, truyền thông Trung Đông đưa tin, Saudi Arabia đã tiến hành những bước đi đầu tiên để hướng tới việc gia nhập câu lạc bộ năng lượng hạt nhân toàn cầu khi Thái tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz công bố những chương trình cải cách đầy tham vọng, "đặt nền móng" cho việc triển khai 7 dự án chiến lược mới, trong đó có một lò phản ứng hạt nhân.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: WSJ)
Tuần báo The Arab Weekly dẫn một tuyên bố chính thức nêu rõ những dự án này sẽ bao gồm các lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng nguyên tử, khử muối nước biển-giải pháp cho vấn đề thiếu nước sạch của Saudi Arabia, dược phẩm và ngành công nghiệp chế tạo máy bay tại thành phố Quốc vương Abdulaziz.
Theo kênh truyền hình Al Arabiya, trong số các dự án chiến lược mới của Saudi Arabia có dự án xây dựng một lò phản ứng hạt nhân phục vụ mục đích nghiên cứu đầu tiên và một trung tâm để đưa Vương quốc Hồi giáo này trở nhà sản xuất máy bay lớn nhất ở khu vực Trung Đông. Cơ sở hạt nhân trên ở Saudi Arabia sẽ được thiết kế để "phát triển ngành công nghiệp hạt nhân và chuyên phục vụ mục đích nghiên cứu."
Ngoài ra, trong các mục tiêu triển khai dự án của chính quyền Riyadh có hạng mục xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng lượng hạt nhân. Lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019. Những mục tiêu dài hạn của Saudi Arabia là sẽ xây dựng khoảng 16 lò phản ứng hạt nhân trong 25 năm tới với chi phí ước tính lên tới 80 tỷ USD. Những dự án nêu trên phù hợp với định hướng phát triển đất nước được đề cập trong "Tầm nhìn Saudi Arabia 2030"-một chương trình cải cách kinh tế nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của Saudi Arabia và giảm sự phụ thuộc vào lĩnh vực dầu khí của nước này.
Còn theo hãng tin Bloomberg, Saudi Arabia đã ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân với Pháp, Nga và Hàn Quốc. Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai một nhà điện năng lượng mặt trời có công suất 1,8 gigawatt (GW) ở quốc gia Trung Đông này với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhà chức trách Riyadh đang nỗ lực thúc đẩy thực hiện "Tầm nhìn Saudi Arabia 2030" nhằm tái cơ cấu nền kinh tế để tránh phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động xuất khẩu dầu thô. Thông qua các dự án quy mô lớn đã và đang được triển khai, cũng như các giải pháp, chính sách đa dạng hóa được đưa ra trong thời gian vừa qua cho thấy Saudi Arabia muốn tìm kiếm động lực phát triển lâu dài và bền vững cho nền kinh tế nước này. Hiện xuất khẩu dầu thô vẫn đang chiếm tới 70% nguồn thu ngân sách của Saudi Arabia./
Theo vietnamplus
Vụ Khashoggi tác động ra sao tới cuộc chiến ở Yemen? Lãnh đạo Mỹ và Pháp thừa nhận, vụ Khashoggi có thể tạo ra "cơ hội cho một giải pháp chính trị" đối với cuộc xung đột tại Yemen. Hơn 1 tháng trôi qua, tới nay, vụ nhà báo Saudi Arabia Khashoggi bị giết hại vẫn chưa được làm sáng tỏ, với nhiều câu hỏi chưa lời giải đáp, bất chấp sự hối thúc...