Pháp thành công tại Ấn Độ khi Nga lùi bước
Sau khi ký bản nghi nhớ (MoU) với Ấn Độ, Pháp đang tích cực hoàn tất việc ký hợp đồng 36 tiêm kích Rafale cho New Delhi trong vòng 4 tuần.
Pháp thành công
Thông tin này được cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 27/1 cho biết. Được biết, tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Ấn Độ và Pháp ký kết ký bản ghi nhớ MoU về dự án trên trong chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Phát biểu tại cuôc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ hy vọng khía cạnh tài chính của hợp đồng 36 máy bay Rafale sẽ sớm được giải quyết khi hai bên đã ký thỏa thuận liên chính phủ về dự án này.
Tiêm kích Rafale.
Đáp lại, Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố các vấn đề tài chính trong thỏa thuận trên sẽ được giải quyết trong một “vài ngày”. Để đạt được thỏa thuận này, Pháp đã phải nhượng bộ không ít trước nhiều yêu cầu khắt khe từ phía Ấn Độ.
Tạp chí Jane’s Defence Weekly đã đăng bài viết của chuyên gia Rahul Bedi cho biết, những yêu cầu mới của Ấn Độ đã gây khó cho việc ký kết Hiệp định trị giá nhiều tỷ USD, mua sắm 36 chiến đấu cơ Rafale của Hãng Dassault Aviation.
Bài viết trích dẫn một nguồn tin nội bộ ngành công nghiệp quốc phòng nước này cho biết, không quân Ấn Độ đã yêu cầu nhà sản xuất phải cải tạo và làm mới một số hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí để tích hợp một số thiết bị và vũ khí do nước này sản xuất lên máy bay chiến đấu Rafale.
Theo nguồn tin này, hiện Ấn Độ đang nghiên cứu phát triển một số vũ khí trên máy bay, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung/xa Astra, một loại bom liệng có cánh tấn công chính xác tiên tiến và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới mạnh hơn cả Kh-31P.
Video đang HOT
Một điểm khó khăn khi đàm phán hợp đồng mua bán là trong thỏa thuận liên chính phủ về việc mua sắm 36 chiếc Rafale là việc Ấn Độ nằng nặc đòi Dassault phải tái đầu tư 50% giá trị hợp đồng vào ngành công nghiệp quốc phòng và trong lĩnh vực an ninh quốc nội của nước này, đồng thời chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.
Tuy nhiên, Jane’s cho rằng, Ấn Độ sẽ không nhượng bộ bởi họ muốn nâng tầm nền công nghiệp nước nhà và hỗ trợ các nhà sản xuất vũ khí hàng không trong nước. Và việc Pháp đồng ý đặt bút ký vào bản ghi nhớ MoU với Ấn Độ cho thấy một bước nhượng bộ lớn trước khách hàng “khó chơi”.
Nga thụt lùi tại Ấn Độ
Trong khi Pháp cầm chắc bản hợp đồng tiêm kích Rafale thì chương trình phát triển máy bay tàng hình FGFA giữa Nga và Ấn Độ vừa có bước thụt lùi mới khi Nga buộc phải đồng ý với Ấn Độ giảm chi phí cho dự án này xuống còn 8 tỉ USD.
Hồi năm 2008, hai nước ước tính chi phí của dự án là khoảng 11 tỉ USD và mỗi nước sẽ đóng góp một nửa khoản tiền này, tuy nhiên, qua một vài năm, con số đã tăng lên 12 tỉ USD do lạm phát.
Tiêm kích FGFA.
Đến nay, cả 2 nước lại cùng thống nhất cắt giảm chi phí toàn dự án xuống còn 8 tỉ USD và khoản tiền này sẽ được giải ngân trong vòng 7 năm tới. Moscow và New Delhi sẽ đầu tư 1 tỉ USD trong năm đầu, sau đó lần lượt 500 triệu USD những năm sau đó.
Không chỉ cắt giảm về số tiền, Không quân Ấn Độ còn quyết định giảm bớt số lượng đặt hàng của chiến đấu cơ thế hệ 5 FGFA do Nga sản xuất xuống chỉ còn 3 đội bay.
Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã cắt giảm nhu cầu cho FGFA xuống chỉ còn 3 đội bay, với 18 chiếc mỗi đội, và khoảng một vài chiếc khác dành cho huấn luyện. Tổng số máy bay sẽ rơi vào khoảng 65 chiếc, tức là chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 127 chiếc trước đây.
Giống với nguyên bản T-50, máy bay FGFA của Ấn Độ, sẽ có tính năng tàng hình và tác chiến điện tử hiện đại, cùng với đó là khả năng bay ở tốc độ 2.300 km/h với tầm hoạt động 3.800km.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
"Láng giềng đối thủ" của Trung Quốc sắm chiến đấu cơ
Hôm qua (25/1), Pháp và Ấn Độ đã đạt được một thỏa thuận liên Chính phủ, theo đó, Pháp sẽ cung cấp cho Ấn Độ 36 máy bay chiến đấu Rafale.
Thỏa thuận trị giá khoảng 9 tỷ USD này là trọng tâm trong chuyến thăm Ấn Độ đang diễn ra của Tổng thống Pháp Francois Hollande. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo Pháp và Ấn Độ cho biết họ vẫn phải đàm phán thêm về mức giá cuối cùng trong thỏa thuận này.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau cuộc hội đàm tại New Delhi, Tổng thống Pháp Hollande nói: "Tôi muốn gửi lời cám ơn tới Thủ tướng Modi vì những cam kết của ông và sự hợp tác quân sự rõ ràng giữa Pháp và Ấn Độ. Khi Thủ tướng Modi thăm Pháp hồi tháng 4 năm ngoái, ông đã đề cập việc mua 36 máy bay và 2 bên đã đàm phán từ thời điểm đó cho thỏa thuận này".
Tổng thống Pháp gọi đây là một quyết định dứt khoát, và vấn đề tài chính sẽ được giải quyết trong vài ngày tới. Trong khi đó, về phần mình, ông Modi nêu rõ: "Chúng tôi rất hài lòng vì đã hoàn tất thỏa thuận mua 36 máy bay Rafale với Pháp".
Hợp đồng mua máy bay Rafale là một phần trong kế hoạch nâng cấp quân đội trị giá 150 tỉ USD của Ấn Độ. Kế hoạch này đã thu hút nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới đến với một trong những thị trường vũ khí lớn nhất hiện nay.
Cuối năm 2012, Ấn Độ và Pháp đã nhất trí về thỏa thuận được đánh giá là thương vụ mua vũ khí lớn nhất của Ấn Độ trong nhiều thập kỷ trên. Tuy nhiên, quá trình đàm phán hợp đồng này kéo dài suốt 3 năm qua do hai bên bất đồng về giá, các điều khoản về chuyển giao công nghệ và sản xuất.
Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ hy vọng rằng, Ấn Độ sẽ đàm phán thành công việc giảm 25% giá thành cho lô chiến đấu cơ mà nước này chuẩn bị mua từ Pháp. Theo đó, giá trị của mỗi chiến đấu cơ sẽ chỉ còn 82 triệu USD, thay vì 113 triệu USD theo giá ban đầu.
Được biết, ban đầu, Ấn Độ định mua 126 chiếc chiến đấu cơ Rafale để hiện đại hóa lực lượng không quân, tuy nhiên do giá cả quá cao mà nước này đã giảm xuống chỉ mua 36 chiếc hồi tháng 7 năm ngoái.
Tại cuộc gặp, lãnh đạo 2 nước cũng nhấn mạnh, Pháp và Ấn Độ là đối tác chiến lược và có các điểm chung về các vấn đề khu vực, toàn cầu, theo đó 2 bên sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ lẫn nhau về các vấn đề chiến lược và an ninh cùng quan tâm.
Ngoài ra, tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cũng đã cam kết hợp tác để chống lại những mối đe dọa an ninh, trong đó có nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Cùng với đó, chuyến thăm của ông Hollande còn được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hàng loạt thỏa thuận khác giữa 2 nước, bao gồm thỏa thuận sản xuất các máy bay quân sự giữa Tập đoàn Airbus có trụ sở tại Pháp và Tập đoàn Mahindra của Ấn Độ.
Trong một diễn biến liên quan, theo dự kiến, hôm nay (26/1), Thủ tướng Pháp Hollande dự kiến sẽ là khách mời chính tại lễ diễu binh nhân Ngày Cộng hòa của Ấn Độ. Sự hiện diện của ông Hollande tại sự kiện này được đánh giá sẽ là biểu tượng cho mối quan hệ gần gũi giữa 2 nước, đặc biệt là sau các vụ tấn công tại Paris (Pháp) hồi tháng 11 năm ngoái.
Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cánh tam giác hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp. Nó được trang bị nhiều loại vũ khí và có thể mang trên 8000 kg vũ khí. Mỗi chiếc Dassault có giá rất cao 95 triệu Euro, tương đương gần 27 tỷ đồng.
Rafale của Pháp là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất hoạt động ở Syria và Iraq. Được phát triển trong những năm 1980 để thay thế cho các chiến đấu cơ Mirage 2000, Rafale được biên chế cho không quân và hải quân Pháp.
Rafale cũng được trang bị một hệ thống tác chiến điện tử tối ưu là SPECTRA. Hệ thống này có khả năng tái lập trình rất hiệu quả, thậm chí có thể đối phó với một số phiên bản xuất khẩu S-300 (đơn vị riêng lẻ, không phải hệ thống tích hợp các S-300).
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ấn Độ và Pháp ký thỏa thuận mua bán 36 máy bay chiến đấu Rafale Ngày 25-1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nước này và Pháp đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc bàn giao 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale cho không quân Ấn Độ. "Chúng tôi đã ký kết một thỏa thuận liên chính phủ với Pháp về việc mua 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale. Chỉ còn...