Pháp, Tây Ban Nha đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19
Pháp đang đẩy nhanh việc tiêm phòng vaccine ngừa bệnh COVID-19 cho nhân viên y tế tại các bệnh viện sau những chỉ trích về việc chậm trễ trong kế hoạch triển khai tiêm vaccine.
Người dân xếp hàng bên ngoài một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 16/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết trong ngày 4/1, hàng nghìn người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech bào chế. Trước đó, Pháp đã chậm trễ trong công tác tiêm phòng, khi trong tuần đầu của chiến dịch chỉ tiêm được 516 mũi ngừa COVID-19, vốn chỉ tập trung vào các nhân viên tại nhà dưỡng lão.
Phát biểu khi thăm một bệnh viện tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Veran nêu rõ chính quyền đã quyết định đẩy nhanh chiến dịch tiêm phòng thông qua việc mở rộng nhóm đối tượng sang các nhân viên y tế, thay vì đợi hoàn tất việc tiêm phòng tại các nhà dưỡng lão. Đến chiều 6/1, khoảng 500.000 liều vaccine sẽ được phân phối và Pháp sẽ có khoảng 1 triệu liều vào cuối tuần này.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Emmanuel Macron đã tỏ ra tức giận vì tiến độ tiêm vaccine diễn ra quá chậm khi đến nay mới chỉ có vài trăm người được tiêm vaccine ngừa COVID-19, ít hơn nhiều so với con số 200.000 người ở Đức và khoảng 1 triệu người ở Anh.
Từ đầu dịch COVID-19 đến nay, Pháp đã ghi nhận hơn 65.000 người tử vong do COVID-19, cao thứ 7 trên thế giới.
Tình hình tương tự cũng đang xảy ra tại Tây Ban Nha. Các bác sĩ và chuyên gia y tế tỏ ra bất bình trước sự chậm trễ của chính phủ trong chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19, khi chỉ có chưa đầy 90.000 người Tây Ban Nha được tiêm phòng kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt vaccine cách đây hai tuần.
Trả lời phỏng vấn ngày 4/1, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cho biết đã có 82.834 người tại Tây Ban Nha được tiêm mũi đầu tiên của vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất. Ông nhấn mạnh Tây Ban Nha đã nhận được lô vaccine thứ 3 và có thể đẩy nhanh công tác tiêm phòng trong những tuần tới. Mục tiêu của Tây Ban Nha là tiêm phòng được cho 15 triệu – 20 triệu dân vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Illa cũng khuyến cáo nên tiêm phòng mũi 2 theo đúng phác đồ mà Pfizer/BioNTech đề ra, trong bối cảnh Anh đã quyết định sử dụng nốt kho vaccine để tiêm mũi đầu thêm cho nhiều người, một chiến lược mà Đức cũng đang cân nhắc.
Dự kiến trong ngày 6/1, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ nối lại các cuộc thảo luận về việc phê duyệt vaccine do hãng Moderna sản xuất. Do sức ép từ các nước thành viên EU, EMA đang nỗ lực rút ngắn thời gian đưa ra quyết định về vaccine này. Dù EMA đã cấp phép cho vaccine của Pfizer/BioNTech vào ngày 27/12/2020 để triển khai chiến dịch tiêm phòng, nhưng tốc độ triển khai tại nhiều nước thành viên EU vẫn chậm hơn tại Mỹ, Anh và Israel.
Iran phản đối các nước Vùng Vịnh can dự vào đàm phán hạt nhân
Ngày 7/12, Iran đã bác bỏ lời kêu gọi của Saudi Arabia rằng các nước vùng Vịnh cần được tham vấn về các cuộc đàm phán có thể diễn ra liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh phát biểu trong cuộc họp báo tại Tehran. Ảnh: IRNA/ TTXVN
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh nêu rõ: "Mọi người có quyền được lên tiếng, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ không nói quá phạm vi của mình...". Ông cũng tái khẳng định lập trường của Tehran phản đối việc đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân nước này ký kết với các cường quốc trong nhóm P5 1 (gồm Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức), được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Khatibzadeh bác đề nghị mới đây của Đức về một thỏa thuận bao trùm hơn, trong đó có cả hạn chế về chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran. Ông nêu rõ: "Iran sẽ không thỏa hiệp hay đàm phán về an ninh quốc gia của mình", đồng thời nhấn mạnh rằng việc gây áp lực tối đa sẽ không mang lại bất kỳ kết quả gì.
Các tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Iran được đưa ra sau khi ngày 5/12, Ngoại trưởng Saudi Arabia, ông Faisal bin Farhan tuyên bố rằng nước này cũng như các nước vùng Vịnh khác cần được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan tới cuộc đàm phán với Iran.
JCPOA đã được Iran và Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) ký năm 2015. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi JCPOA vào tháng 5/2018 và thực hiện chiến dịch "gây áp lực tối đa" chống lại Iran với các lệnh trừng phạt. Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, kể từ tháng 5/2019, Iran đã dần từ bỏ các nghĩa vụ quan trọng trong thỏa thuận JCPOA.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã cho thấy khả năng Washington có thể quay lại JCPOA như là điểm khởi đầu để thực hiện các cuộc đàm phán hạt nhân tiếp theo nếu Iran trở lại tuân thủ thỏa thuận. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif phản đối việc đàm phán lại thỏa thuận này.
Italy, Anh, Pháp vẫn có hàng trăm ca tử vong do COVID-19 mỗi ngày Bộ Y tế Italy ngày 6/12 cho biết số người tử vong do COVID-19 tại nước này đã vượt con số 60.000 người, cụ thể là 60.078 người trong tổng số 1.728.878 ca nhiễm COVID-19. Người dân di chuyển trên đường phố tại Rome, Italy, ngày 14/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Bất chấp các biện pháp Chính phủ Italy thực hiện để hạn chế đợt...