Pháp tăng giờ giới nghiêm
Pháp áp lệnh giới nghiêm ban đêm sớm hơn hai tiếng tại 15 khu hành chính, nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp chống Covid-19 này so với cả nước.
Chính phủ Pháp thông báo áp lệnh giới nghiêm từ 18h, thay vì 20h như trước, tới 6h sáng hôm sau tại 15 khu hành chính phía đông bắc và đông nam nước này kể từ ngày 2/1 để đối phó đà lây nhiễm nCoV.
Cảnh sát tại chốt chặn gần Lieuron, nơi diễn ra bữa tiệc trái phép với hơn 2.500 người, hôm 1/1. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ đánh giá tác động của lệnh giới nghiêm sớm sau một tuần so với đà lây nhiễm virus trên toàn quốc. Nếu tình hình xấu đi ở một số khu vực, chúng tôi sẽ ra những quyết định cần thiết. Biện pháp sẽ tăng dần từng bước và có thể dẫn tới phong tỏa hoàn toàn”, phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal nói.
Pháp hiện ghi nhận hơn 2,6 triệu ca nhiễm nCoV, cao nhất tại Tây Âu và cao thứ năm trên thế giới, trong đó gần 65.000 người đã chết. Đại dịch từng khiến nước này phải hai lần áp lệnh phong tỏa, nhưng số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn không giảm xuống dưới 5.000 như mục tiêu của chính phủ.
Những biện pháp hạn chế chỉ được nới lỏng từ giữa tháng 12/2020. Tuy nhiên, nhà hàng và quán bar vẫn không được đón khách và chưa rõ thời gian chúng có thể hoạt động bình thường.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 đã bắt đầu tại Pháp từ hôm 27/12. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine bị chỉ trích là triển khai quá chậm chạp khi chưa đến 200 người được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở nước này tính đến ngày 1/1.
Bạo loạn bùng phát dịp năm mới, hàng chục ôtô bị đốt phá ở Pháp
Hàng chục ôtô đã bị đốt phá khắp thành phố Strasbourg, Pháp sau khi các nhóm phá hoại chống lệnh giới nghiêm buổi tối, thiêu rụi các xe đỗ ven đường vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới dương lịch.
Ảnh: Twitter
Nhật báo Le Figaro trích dẫn các nguồn tin cảnh sát cho hay, ít nhất 30 xe hơi đã bị hủy hoại trong các vụ phóng hỏa đêm 31/12. Josiane Chevalier, tỉnh trưởng vùng Bas-Rhin cho biết, cảnh sát địa phương đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ xuyên đêm.
Các đoạn video chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy, một số xe đang bốc cháy rừng rực, trong khi số khác cháy âm ỉ và trong vài trường hợp có tiếng nổ lớn khi nhiên liệu của xe bốc cháy.
Nhà chức trách Strasbourg trước đó cảnh báo chính quyền sẽ "không nhượng bộ" trước các vụ đốt phá nhằm tránh lặp lại hậu quả như cách đây 1 năm. Vào năm 2019, khoảng 220 xe hơi trong thành phố đã bị thiêu rụi trong một chuỗi các vụ phá hoại không ngừng vào đêm giao thừa.
Năm nay, ngoài lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 20h tối và việc nhiều tuyến phố ở Strasbourg bị đóng cửa, pháo hoa cũng bị cấm trong suốt tháng 12. Cảnh sát địa phương đã thiết lập các "lực lượng di động" tại những địa điểm chiến lược trên khắp thành phố.
Tổng cộng 100.000 sĩ quan và hiến binh đã triển khai trên khắp nước Pháp để giám sát việc thực thi các biện pháp hạn chế. Việc bán lẻ nhiên liệu tạm thời bị cấm. Tuy nhiên, các biện pháp này không giúp ích nhiều trong việc ngăn chặn hàng loạt vụ phá hoại xảy ra trên các đường phố. Lệnh cấm pháo hoa dường như cũng bị phớt lờ khi nhiều tiếng nổ đì đùng xảy ra vào đêm cuối cùng của năm cũ.
Theo truyền thông Pháp, Strasbourg không phải là thành phố duy nhất bị nạn đốt phá xe cộ dịp đầu năm mới tấn công, với kỷ lục 1.457 xe bị đốt cháy năm ngoái trên toàn nước Pháp. Một năm trước đó có 1.290 xe bị thiêu rụi.
Các vụ phá hoại như vậy đã trở thành thông lệ hàng năm ở các vùng ngoại ô của Pháp kể từ năm 2005, khi bạo loạn bao trùm thủ đô Paris và các thị trấn khác trong 3 tuần, khiến vô số tòa nhà cũng như xe hơi bị phóng hỏa và khiến ít nhất 3 người chết.
Thái Lan siết chặt phòng dịch dịp năm mới Thái Lan áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn tại một số khu vực, trong đó có thủ đô Bangkok, nhằm ngăn nguy cơ lây nhiễm nCoV dịp năm mới. Thủ đô Bangkok hôm nay yêu cầu đóng cửa các địa điểm thể thao và giải trí đến ngày 4/1. Giới chức Thái Lan cho biết lệnh đóng cửa có khả năng...