Pháp tăng cường an ninh khắp đất nước
Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm qua yêu cầu quân đội và cảnh sát tăng cường an ninh tại các tòa nhà công cộng và mạng lưới giao thông công cộng, sau khi quân Pháp tham gia cuộc chiến chống chiến binh Hồi giáo tại châu Phi.
Tổng thống Pháp Francois Hollande lo ngại Mali có thể trở thành quốc gia khủng bố nếu lực lượng Hồi giáo vũ trang đánh bại quân đội chính phủ Mali. Ảnh: AP.
Hệ thống cảnh báo khủng bố của Pháp sẽ được củng cố ngay lập tức. Giới chức sẽ tăng cường các hoạt động phòng ngừa khủng bố tại các tòa nhà công cộng, nhà ga, sân bay. Toàn bộ nước Pháp sẽ được đặt trong tình trạng báo động đỏ – mức cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo khủng bố, BBC đưa tin.
“Cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi chúng ta triển khai mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết ngay trên lãnh thổ Pháp”, ông Hollande phát biểu.
Mệnh lệnh của ông Hollande được ban hành sau khi quân đội Pháp thực hiện các vụ tấn công vào lực lượng Hồi giáo vũ trang có quan hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tại Mali và Somalia.
Video đang HOT
Vài trăm binh lính Pháp tới Mali hôm 11/1 sau khi các chiến Hồi giáo vũ trang chiếm được Konna, một thành phố quan trọng về chiến lược, trong khu vực do quân chính phủ kiểm soát. Lực lượng Hồi giáo vũ trang đã kiểm soát miền bắc Mali từ tháng 4 năm ngoái và đang cố gắng đẩy lùi quân đội chính phủ ra khỏi miền nam. Ông Hollande nhận định rằng nếu lực lượng Hồi giáo vũ trang kiểm soát hoàn toàn Mali thì quốc gia châu Phi này sẽ trở thành mối họa lớn ngay trước cửa ngõ châu Âu.
Chỉ vài giờ sau khi binh lính và phi cơ Pháp tấn công chiến binh nổi dậy trên lãnh thổ Mali, lực lượng vũ trang Hồi giáo thông báo họ sẽ thực hiện những vụ khủng bố trên lãnh thổ Pháp để trả đũa.
Tại Somalia, một nhóm lính đặc nhiệm Pháp đã tới thành phố Mulo Marer để giải cứu một công dân Pháp bị chiến binh Hồi giáo bắt từ năm 2009. Họ đã đấu súng với những chiến binh Hồi giáo nhưng không thấy con tin.
“Nỗ lực giải cứu thất bại dù hai binh sĩ đặc nhiệm hy sinh. Rất có thể bọn bắt cóc đã hành quyết con tin”, tổng thống Pháp nói.
Theo VNE
Pháp tham chiến ở Mali
Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 11.1 xác nhận nước này đã tham chiến tại Mali để giúp quân chính phủ ngăn cản bước tiến của các phần tử Hồi giáo xuống phía nam.
Trước đó, các nước phương Tây đã lên tiếng báo động sau khi nhóm phiến quân Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda chiếm được thị trấn Konna vào hôm 10.1.
Konna là thị trấn cửa ngõ hướng về thủ đô Bamako, nằm cách 600 km về phía nam.
Các tay súng Hồi giáo ở Mali - Ảnh: AFP
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói Pháp sẽ không đứng yên nhìn phiến quân tiến xuống phía nam.
Theo BBC, ông Hollande nói hành động can thiệp tuân thủ luật lệ quốc tế và được sự đồng ý của Tổng thống Mali lâm thời Dioncounda Traore. Chiến dịch sẽ kéo dài cho đến khi nào còn cần thiết, theo ông Hollande.
Nhờ sự yểm trợ từ các cuộc không kích của Pháp, lực lượng chính phủ Mali cho biết họ đã giành được thị trấn Konna từ các tay súng Hồi giáo.
Tờ New York Times dẫn lời tướng Carter F. Ham, Tư lệnh Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, cho biết Pháp tiến hành không kích theo yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp từ chính phủ Mali.
Một trực thăng của Pháp đã bị rơi trong lúc tham chiến, theo ông Ham.
Lầu Năm Góc hiện cân nhắc các lựa chọn nhằm hỗ trợ nỗ lực của Pháp, bao gồm việc tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cầu song không tính đến việc gửi binh lính Mỹ.
Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Gerard Araud đã chính thức thông báo quyết định can thiệp của Pháp yêu cầu Hội đồng Bảo an đẩy nhanh việc thực thi nghị quyết cho phép triển khai lực lượng quốc tế đến Mali.
Vào tháng trước, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết cử 3.000 binh sĩ nước ngoài đến Mali song việc triển khai dự kiến chưa thể được thực hiện trước tháng 9 năm nay.
Theo TNO
Liên Hiệp Quốc cho phép can thiệp quân sự tại Mali Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 20.12 đã nhất trí phê chuẩn nghị quyết cho phép các nước châu Phi gửi quân đội đến để chiếm lại miền bắc Mali từ tay các tay súng Hồi giáo. Các tay súng ở miền bắc Mali - Ảnh: AFP Nghị quyết cho phép lực lượng quân sự sử dụng "mọi biện pháp cần...