Pháp tăng cường an ninh đối phó với làn sóng biểu tình “Áo vàng” mới
Bầu không khí căng thẳng bao trùm toàn nước Pháp trong bối cảnh 1 làn sóng biểu tình mới dự kiến sẽ diễn ra hôm 8/12 ở thủ đô Paris và nhiều nơi khác.
Lo ngại bạo loạn có thể tái diễn như hôm 1/12 vừa qua, các biện pháp an ninh đã được triển khai và tăng cường trên khắp cả nước, trong khi lực lượng an ninh cũng được đặt trong tình trạng báo động cao nhất. Chính phủ nhiều nước đã khuyến cáo công dân thận trọng khi đến Pháp.
Cảnh sát Pháp. Ảnh: Daily Star.
Ngay từ sáng sớm, an ninh tại thủ đô Paris đã được siết chặt với hàng nghìn nhân viên an ninh được triển khai trên các đường phố. Lực lượng chức năng đã đóng cửa Tháp Eiffel và các điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô, dỡ bỏ các thanh kim loại trên đường phố có thể dùng làm vũ khí tấn công.
Khoảng 8.000 cảnh sát đã được triển khai ở Paris nhằm tránh lặp lại tình trạng hỗn loạn như hôm 1/12, khi những người biểu tình quá khích đốt xe, cướp phá các cửa hàng trên đại lộ Champs Elysees.
Bên cạnh đó, các lực lượng an ninh cũng đã huy động xe bọc thép, phong tỏa các đại lộ lớn ở Paris.
Video đang HOT
An ninh không chỉ được thắt chặt tại Paris, khoảng 89.000 cảnh sát đã được triển khai trên cả nước, tăng 24.000 người so với hồi tuần trước.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết: “Đây là một sự huy động chưa từng có kể từ năm 2005. Bởi chúng ta đang phải đối mặt không phải là những người biểu tình, mà những kẻ lợi dụng biểu tình để phá hoại. Chúng tôi đã huy động một lượng lực lượng đáng kể: 8.000 ở Paris, nhiều hơn so với cuối tuần trước và tổng cộng là 89.000 người trên khắp nước Pháp, chứ không phải là 65.000 như đã thông báo trước đó. Vì vậy, đây thực sự là một sự huy động đặc biệt.”
Những người biểu tình dùng mạng xã hội gọi cuộc biểu tình trong ngày 8/12 là “hành động thứ 4″ nhằm thể hiện thái độ đối với Tổng thống Emmanuel Macron và các chính sách của ông. Theo một quan chức của Điện Elysee, một số người biểu tình đã kêu gọi sẽ tấn công vào Phủ Tổng thống. Các thông tin tình báo cũng cho thấy một số phần tử chống đối và quá khích cũng sẽ tới thủ đô để tham gia các cuộc biểu tình nhằm phá hoại.
Bầu không khí lo ngại bao trùm toàn nước Pháp. Nhiều cửa hàng, cửa hiệu đã đóng cửa do lo ngại biểu tình biến thành bạo loạn. Anh Patrich Delmas, chủ một nhà hàng ở thủ đô Paris chia sẻ: “Nhà hàng của chúng tôi đã mở lại hồi tuần trước song nay lại phải đóng cửa do lo ngại những người biểu tình quá khích hay những kẻ côn đồ lợi dụng biểu tình để phá hoại. Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai ngay ở phía trước nhưng họ vẫn yêu cầu chúng tôi đóng cửa để phòng ngữa. Trên đại lộ Champs Elysees, mọi thứ đều đóng cửa nên không có khách du lịch hay bất cứ thứ gì, vì vậy chúng tôi cũng đóng cửa.”
Trong một tín hiệu “trấn an”, các đại diện của nhóm “Áo vàng” hôm qua (7/12) đã cuộc thảo luận với Thủ tướng Edouart Philippe tại Điện Matignon. Sau buổi thảo luận kéo dài một tiếng rưỡi với Thủ tướng Edouard Philippe, các đại diện của nhóm “áo vàng” đã phát biểu trước báo chí, kêu gọi các thành viên của phong trào giữ bình tĩnh trong cuộc biểu tình ngày 8/12. Họ đánh giá cuộc gặp là “mang tính xây dựng”, khi Thủ tướng đã “lắng nghe” và “nhận thức được vấn đề”. Họ cho biết đang chờ đợi lời phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron, và nhấn mạnh mong muốn về một sự phát triển xã hội đúng hướng.
Làn sóng biểu tình và bạo loạn những ngày qua ở Pháp cũng khiến nhiều nước châu Âu lo ngại, nhất là khi nó đã có dấu hiệu vượt biên giới. Theo trào lưu từ Pháp, phong trào biểu tình của những người mặc “áo vàng” ban đầu chỉ diễn ra ở vùng nói tiếng Pháp Wallonie của Bỉ hiện đã lan đến thủ đô Brussels để phản đối tình trạng giá cả sinh hoạt và nhiên liệu tăng cao. Những người mặc “áo vàng” cũng dự kiến tổ chức biểu tình vào ngày hôm nay tại thủ đô Brussels.
Dù hiện nay chính phủ Pháp vẫn duy trì “mã xanh”, tức là “không có rủi ro đặc biệt đối với an toàn của công dân”, song chính phủ một loạt nước như Mỹ, Anh, Đức, Bỉ, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc UAE Thống nhất, Bahrain, … đã cảnh báo công dân của mình nâng cao cảnh giác, không tham gia các cuộc tranh luận hay thảo luận các vấn đề gây kích động, cũng như không dừng lại để chụp ảnh hay ghi hình./.
Thu Hoài/VOV1
Pháp triển khai 89.000 cảnh sát đối phó biểu tình ngày mai
Chính phủ Pháp ngưng tăng giá xăng, điện, khí đốt trong 6 tháng nhưng người biểu tình tuyên bố tiếp tục xuống đường do không chấp nhận "dàn xếp vì những nhượng bộ nhỏ lẻ".
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 6-12 cho biết sẽ triển khai 89.000 cảnh sát trên toàn quốc trong đó có 8.000 cảnh sát ở Paris chuẩn bị đối phó biểu tình ngày mai 8-12.
"Chúng ta sẽ đối mặt với những người không phải tới đây để biểu tình mà để phá hoại và chúng tôi muốn triển khai các phương tiện để họ không tự do làm vậy" - Thủ tướng Philippe nói với kênh truyền hình quốc gia TF1 tối 6-12.
Cảnh sát Pháp vất vả chống đỡ đợt biểu tình cuối tuần trước. Ảnh: AFP
Ông Philippe cho biết, lần đầu tiên kể từ cuộc biểu tình năm 2005 ở các vùng ngoại ô Paris, khoảng 10 xe bọc thép của lực lượng hiến binh cũng sẽ được triển khai xuống các tuyến đường ở Paris đối phó đợt biểu tình này.
Dù chính phủ Pháp đã nhượng bộ với các thông báo sẽ ngưng tăng giá xăng, điện, khí đốt trong 6 tháng nhưng người biểu tình vẫn tuyên bố sẽ lại xuống đường vào cuối tuần này vì không chấp nhận "dàn xếp vì những nhượng bộ nhỏ lẻ". Nhằm hạn chế thiệt hại như trong cuộc biểu tình bạo lực cuối tuần trước, nhà chức trách Pháp sẽ đóng cửa hàng chục bảo tàng, địa điểm du lịch, cửa hàng trong ngày 8-12, trong đó có Viện bảo tàng Louvre và tháp Eiffel.
Người biểu tình sẽ lại xuống đường vào cuối tuần này vì không chấp nhận "dàn xếp vì những nhượng bộ nhỏ lẻ". Ảnh: GETTY IMAGES
"Chúng tôi không thể để mặc rủi ro khi chúng tôi đã biết có đe dọa" - Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester nói với đài phát thanh quốc gia RTL ngày 6-12. Theo ông Riester, sẽ có rất nhiều thành phần cực hữu và cực tả trà trộn vào đoàn biểu tình "áo vàng" để phá hoại Paris.
Cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 17-11, chủ yếu ở thủ đô Paris cùng một số nơi ở Pháp. Biểu tình đặc biệt nghiêm trọng vào cuối tuần trước, chủ yếu ở Paris. Người biểu tình phóng hỏa xe cộ, đập phá cửa kính, cướp phá cửa hàng, dùng sơn xịt vẽ khắp nơi. Cụ thể, cảnh sát thống kê có tới 250 đám cháy ở Paris, gồm sáu tòa nhà-ngân hàng, nhà hàng, cửa hàng, hơn 130 cơ sở hạ tầng giao thông và 112 ô tô bị đốt.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ ba từ trái sang) thăm Khải Hoàn Môn sau khi nơi này bị người biểu tình sơn vẽ, bị cướp phá nghiêm trọng cuối tuần trước. Ảnh: AFP
Cảnh sát nhận định đây là đợt biểu tình bạo lực "chưa có tiền lệ, bắn ra khoảng 10.000 loạt hơi cay, phun 134.000 lít nước vào người biểu tình. Trong đợt biểu tình cuối tuần rồi có ít nhất 4 người biểu tình thiệt mạng, hơn 260 người bị thương, trong đó một nửa - 133 người bị thương ở Paris gồm cả 23 cảnh sát. Cả nước Pháp có 412 người bị bắt, trong đó có 378 người bị bắt ở Paris.
Theo PLO
Phong trào "Áo vàng" quyết không lùi bước sau khi chính phủ Pháp nhượng bộ Sau khi chính phủ Pháp công bố rằng sẽ dừng việc tăng thuế xăng dầu trong 6 tháng, động thái được coi là nhượng bộ nhằm xoa dịu căng thẳng với phong trào biểu tình "Áo vàng", người phát động chiến dịch này tuyên bố vẫn tiếp tục xuống đường để đòi quyền lợi. Một người biểu tình thuộc phong trào "Áo vàng"...