Pháp tạm đóng biên giới một chiều với Anh trong 48 giờ
Trong khi nước Anh phải tái phong tỏa do xuất hiện biến thể mới của Sars-CoV-2 với tốc độ lây lan mạnh hơn, nước Pháp cũng quyết định đóng cửa biên giới với Anh trong vòng 48 giờ để bàn phương án đối phó với dịch bệnh.
Ngay sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo tái phong tỏa một số khu vực ở Anh khi một biến thể mới của Sars-CoV-2 xuất hiện ở nước này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngay lập tức triệu tập một cuộc họp Hội đồng An ninh – Quốc phòng.
Sau cuộc họp quan trọng này, Chính phủ Pháp thông báo sẽ đóng cửa biên giới một chiều với Anh ngay từ tối Chủ nhật, 20/12 theo giờ Pháp.
Pháp đóng cửa biên giới 1 chiều với Anh
Ông Jean-Baptiste Djebbari, Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực Giao thông cho biết: “Tổng thống đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng An ninh – Quốc phòng và đưa ra quyết định tạm dừng toàn bộ lưu thông từ nước Anh kể từ đêm 20/12 và trong vòng 48 giờ. Ngay sáng 21/12, chúng tôi sẽ có các cuộc trao đổi ở cấp độ liên minh châu Âu, với 2 mục tiêu, một là thiết lập các biện pháp y tế chặt chẽ, có thể giúp nối lại việc lưu thông, hai là triển khai các phương án cụ thể”.
Theo nội dung thông cáo của Chính phủ Pháp, việc lưu thông con người, kể cả đi kèm với hàng hóa từ Anh qua Pháp bằng đường bộ, đường không, đường biển và đường sắt sẽ tạm dừng ít nhất trong 48 giờ. Duy nhất các tuyến tàu chở hàng (không có hành khách đi kèm) vẫn được phép hoạt động. Ở chiều ngược lại, việc lưu thông hàng hóa, con người từ Pháp sang Anh không có thay đổi so với hiện tại.
Dự kiến, sau 48 giờ, tức là từ sáng thứ Tư, ngày 23/12 tới, Pháp sẽ triển khai các biện pháp cụ thể, mở cửa trở lại biên giới với Anh. Quyết định này cho phép các công dân Pháp đang làm việc ở Anh có thể trở về khi mà ngày lễ Giáng sinh và năm mới đang đến gần. Ngoài ra, nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa Anh và Pháp là đặc biệt lớn, nhất là trong giai đoạn cuối năm khi thời điểm Anh và Liên minh châu Âu kết thúc giai đoạn quá độ sau Brexit đang đến gần nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào./.
Video đang HOT
Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19
Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu áp lệnh cấm đi lại với Anh sau khi quốc gia này thông báo phát hiện một đột biến của virus corona chủng mới lây lan nhanh hơn, "vượt ngoài tầm kiểm soát".
Theo BBC, Ireland, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan và Bỉ hiện đều cấm các chuyến bay đến từ Anh. Các quy định mới ban đầu đều mang tính ngắn hạn nhưng dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc chuyên chở khách và hàng hóa từ xứ sở sương mù đến những quốc gia châu Âu này.
Sân bay Gatwick, Anh vào ngày 20/12, thời điểm nhiều nước bắt đầu áp lệnh cấm bay đối với xứ sở sương mù vì e sợ đột biến virus corona chủng mới. Ảnh: PA
Liên minh châu Âu (EU) dự định sẽ triệu tập một cuộc họp trong sáng 21/12 để thảo luận về phản ứng có tính phối hợp hơn.
Các lệnh cấm được công bố không lâu sau khi Bộ Y tế Anh xác nhận, một biến thể mới của virus gây dịch Covid-19 đang lây lan rất nhanh ở London và các khu vực đông nam nước này. Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 19/12 đã nâng mức triển khai các biện pháp giới hạn nhằm chống dịch, hủy bỏ việc nới lỏng giãn cách xã hội như kế hoạch ban đầu dịp Giáng sinh để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm.
Các quan chức y tế nói, hiện không có bằng chứng cho thấy biến thể virus mới gây chết người nhiều hơn hay phản ứng khác đi trước các vắc-xin. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy, đột biến tăng lây lan tới hơn 70%. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, đột biến này cũng được tìm thấy ở Hà Lan, Đan Mạch và Australia.
Dịch bùng phát mạnh ở Nhật, Hàn Quốc
Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Nhật và Hàn Quốc, buộc chính phủ các nước này phải cân nhắc tăng cường và siết chặt các biện pháp phòng chống.
Reuters đưa tin, với 556 ca mắc mới trong 24 giờ qua, lần đầu tiên tổng số ca nhiễm trong 1 tháng tại thủ đô Tokyo của Nhật đã vượt ngưỡng 10.000 người. Số ca dương tính với virus ở Tokyo tính từ đầu tháng 12 đến hết ngày 20/12 đã lên tới 10.507 trường hợp, phá vỡ kỷ lục thiết lập trước đó trong tháng 11 (9.857 ca) và nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên gần 196.000 người. Tổng số ca tử vong tại đất nước mặt trời mọc hiện là 2.873 người.
Để đối phó với tình hình dịch phức tạp, chính quyền Tokyo đã nâng mức cảnh báo với hệ thống y tế lên mức 4 cao nhất. Thống đốc Tokyo Yuriko Koike cũng yêu cầu người dân nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng chống virus trong dịp nghỉ lễ cuối năm và đón năm mới.
Trong khi đó, Hàn Quốc ngày 20/12 có thêm 1.097 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 1.000 ca.
Theo thống kê của trang trang Worldometers, tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc hiện là 49.665 người với 674 trường hợp tử vong.
Bộ trưởng Y tế Park Neunghoo hối thúc người dân tăng cường thực hiện các chỉ dẫn phòng chống dịch của chính phủ. Song, ông Park nói thêm, Seoul hiện chưa muốn nâng mức giãn cách xã hội lên cấp độ cao nhất vì lo ngại điều đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế, khiến các hoạt động kinh doanh bị đình trệ.
Mỹ đạt thỏa thuận cứu trợ 900 tỷ USD
Lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell ngày 20/12 (giờ địa phương) tuyên bố, các lãnh đạo thuộc cả hai đảng tại Quốc hội nước này vừa đạt được một thỏa thuận cứu trợ Covid-19 trị giá gần 900 tỷ USD.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch với gần 18,3 triệu ca mắc, 324.806 người thiệt mạng.
Các tin đáng chú ý khác về đại dịch:
- Trang Worldometers thống kê tính đến sáng sớm 21/12 (theo giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 218 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 77,1 triệu người, trong đó gần 1,7 triệu trường hợp tử vong. Song, trên 54 triệu ca bệnh khắp toàn cầu đã được chữa khỏi.
- Bộ Tư pháp Israel thông báo, mạng xã hội Facebook đã gỡ những thông tin lan truyền sai sự thật về việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại nước này. Trong đó có "tin giả" rằng, chính phủ Do Thái đã lợi dụng việc chủng ngừa để cấy chip vào cơ thể người được tiêm vắc-xin nhằm thí nghiệm hoặc chọn lọc dân số.
- Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) đã chính thức công bố các khuyến cáo về việc tiêm chủng vắc-xin ngừa virus corona chủng mới đối với người có tiền sử dị ứng, đồng thời thông báo đang giám sát các trường hợp dị ứng vắc-xin.
- Nhà chức trách Thái Lan ngày 20/12 cho biết, số ca nhiễm có liên quan đến một khu chợ bán tôm ở tỉnh Samut Sakhon đã tăng lên 689 người và lan ra 5 tỉnh, thành, bao gồm cả thủ đô Bangkok. Chính quyền kêu gọi những người đã đến chợ hải sản này từ ngày 1 - 19/12 cần liên hệ với cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm kiểm dịch miễn phí.
Cần một thỏa thuận mới để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 17/12, Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Iran năm 2015 dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đòi hỏi phải đạt được thỏa thuận mới, trong đó đề ra cách thức tránh khả năng vi phạm thỏa thuận này. Bên trong...