Pháp tái áp đặt một số hạn chế để đối phó với làn sóng dịch thứ 4
Chưa đầy 2 tháng sau khi Pháp bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời, một số khu nghỉ dưỡng ven biển ở nước này lại vừa áp đặt trở lại quy định này để ứng phó làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19.
Khu vực Finistere thuộc vùng Brittany, gồm các thị trấn Quimper, Morlaix và Brest, là khu vực mới nhất yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Vùng Brittany, Tây Bắc nước Pháp, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của Pháp. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng mạnh kể từ đầu kỳ nghỉ Hè. Theo giới chức Finistere, tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân tại đây đã tăng hơn 4 lần – từ 19 lên 90 ca – trong thời gian từ ngày 30/6 – 30/7.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Strasbourg, miền đông nước Pháp. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tuần trước, các khu vực Morbihan và Cotes-dArmor cũng áp dụng trở lại quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Trước đó, những khu vực khác cũng có động thái tương tự bao gồm đảo Corsica ở Địa Trung Hải, chân dãy núi Pyrenees, khu vực giáp giới với Tây Ban Nha và Hồ Annecy, chân dãy núi Alps.
Tại đảo Corsica, giới chức y tế ngày 3/8 cho biết đã kích hoạt kế hoạch khẩn cấp để đối phó với làn sóng dịch thứ 4. Chính quyền cũng thông báo sẽ kích hoạt lại gói biện pháp hỗ trợ nhân viên y tế trong khi các bệnh viện chuẩn bị tiếp nhận thêm nhiều ca mắc mới. Các bệnh viện sẽ hủy các cuộc phẫu thuật đã được lên lịch hẹn trước để tập trung chữa trị cho bệnh nhân COVID-19.
Giới chức y tế tại Corsica cho hay sẽ huy động thêm nhân viên y tế và cung cấp thêm nhiều giường bệnh cho những người mắc COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt. Công suất sử dụng giường bệnh tại Bastia, một trong những thành phố lớn trên đảo Corsica, đã vượt 79% số giường tại bệnh viện.
Các cơ quan y tế Corsica cho rằng biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 khiến số ca mắc tính trên 100.000 dân tăng lên 830 ca ở phía Bắc đảo, cao hơn nhiều so với mức trung bình 224 ca trên cả nước.
Trên toàn nước Pháp, số liệu được công bố ngày 3/8 cũng cho thấy số ca nhập viện gia tăng do biến thể Delta. Số bệnh nhân ở khoa điều trị đặc biệt hiện là 1.331 người, so với con số 978 người một tuần trước.
Video đang HOT
* Tại Ba Lan, dù tỷ lệ ca mắc COVID-19 hiện giảm, song cơ sở hạ tầng y tế của nước này sẵn sàng ứng phó với làn sóng thứ 4 của đại dịch.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thứ trưởng Bộ Y tế Ba Lan, ông Waldemar Kraska ngày 3/8 cho biết hiện có khoảng 6.000 giường bệnh sẵn sàng phục vụ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Ông Kraska nhấn mạnh Ba Lan đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng bệnh viện sau khi xảy ra làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, thời gian qua, do số ca mắc mới COVID-19 giảm nên cơ sở hạ tầng bệnh viện cũng giảm. Do đó, Bộ Y tế Ba Lan đang lên kế hoạch sớm tăng cường năng lực của hệ thống bệnh viện. Hiện mỗi tỉnh có một bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và các bệnh viện khác sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân mắc COVID-19. Bên cạnh đó, các phòng thí nghiệm cũng được tăng cường và có thể thực hiện 170.000 xét nghiệm/ngày.
Ngày 3/8, Ba Lan ghi nhận 164 ca mắc mới và 4 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 2.883.284 và tổng số ca tử vong lên 75.265 ca. Giới chức Ba Lan cảnh báo số ca mắc COVID-19 có thể sẽ tăng trong những tuần tới do biến thể Delta bắt đầu lây lan nhanh hơn.
* Tại Slovakia, Cơ quan y tế cộng đồng nước này (UVZ) cho biết, biến thể Delta đã trở thành loại biến thể phổ biến nhất tại quốc gia Trung Âu này. Theo UVZ, số lượng xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong tháng 7 vừa qua do biến thể Delta có xu hướng tăng dần. Đáng chú ý, riêng ngày 22/7 có 112 ca mắc COVID-19 do biến thể Delta trong tổng số 181 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính.
Cùng ngày 3/8, Bộ trưởng Giáo dục Slovakia Branislav Groehling kêu gọi phụ huynh, học sinh và giáo viên hưởng ứng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 8, nhất là khi nước này mới đây đã triển khai việc tiêm vaccine mà không cần đăng ký trước để ngăn chặn tình trạng bùng phát dịch trong hệ thống trường học khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 tới.
Có thể xuất hiện biến thể COVID-19 siêu đột biến, khiến 1/3 số người mắc tử vong
Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh vừa cảnh báo về một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai, có thể giết chết 1/3 số người mắc.
Theo tờ Dailymail, cảnh báo trên được SAGE đưa ra trong một tài liệu đăng ngày 30/7. Các nhà khoa học SAGE cho rằng biến thể tương lai có thể gây chết người như MERS - hội chứng hô hấp Trung Đông có tỷ lệ tử vong lên tới 35%.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
SAGE cho rằng khả năng virus SARS-CoV-2 biến đổi cao nhất khi virus này hoành hành mạnh nhất, giống như ở Anh hiện nay.
Theo các nhà khoa học, để ngăn chặn virus đột biến, cần tiêm liều vaccine tăng cường vào mùa đông, giảm thiểu biến thể mới xâm nhập từ nước ngoài và cân nhắc tiêu hủy một số loài động vật có thể mang virus.
Cảnh báo về biến thể siêu đột biến được đưa ra khi các nhà khoa học xem xét các kịch bản tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai không xa.
Biến thể tương lai này có thể kháng vaccine nếu nó kết hợp các đặc điểm kháng vaccine của biến thể Beta (nguồn gốc Nam Phi) và đặc điểm lây nhanh của biến thể Alpha hay Delta.
Quá trình tái kết hợp này có thể làm xuất hiện một chủng virus mới hoành hành dữ dội hơn, gây chết người nhiều hơn.
SAGE cho rằng các vaccine có thể hiệu quả, trừ khi có đột biến bất thường khiến các mũi tiêm kém hiệu quả hẳn trong ngăn chặn ca bệnh nặng. Khả năng này ít xảy ra.
Dù vậy, giới khoa học cho rằng biến thể mới có thể nguy hiểm hơn ngay cả khi đã tiêm chủng, vì vaccine không giúp người tiêm có miễn dịch hoàn toàn.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các biến thể mới. WHO cho biết số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% và số ca tử vong tăng 21% chỉ trong 1 tuần. Trong tuần qua, số ca mắc biến thể Delta đã tăng trung bình lên 540.000 ca/ngày và gần 70.000 ca tử vong/tuần trên toàn cầu. Sự gia tăng này xảy ra trong các điều kiện tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoái - thời điểm xuất hiện 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ mới. Ông cho rằng không ai có thể tự tin dự đoán sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
"Những biến thể đáng quan ngại" theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn. Danh sách "những biến thể cần quan tâm" tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vaccine cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Trong số các biến thể hiện nay, Delta có khả năng lây truyền cao gấp đôi so với Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh - biến thể có khả năng lây lan cao hơn 40% so với chủng virus lần đầu được phát hiện ở Trung Quốc. Trong khi đó, Beta, xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi, dường như có khả năng tái nhiễm bệnh cao nhất.
Các nhà khoa học cho rằng hiện chưa rõ virus SARS-CoV-2 có thể phát triển tới mức độ nào khi thích nghi với cộng đồng đã miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh, và cảnh báo một số chủng virus corona, vốn đang chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, đã bắt đầu gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhà dịch tễ học Kerkhove của WHO cảnh báo khi virus lây lan càng nhiều thì sẽ càng biến đổi. Delta sẽ không phải là biến thể cuối cùng, và bảng chữ cái có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới.
Uzbekistan cho phép đình chỉ công tác nhân viên không tiêm vaccine Ngày 3/8, Uzbekistan đã thông qua đạo luật cho phép người sử dụng lao động đình chỉ công tác nhân viên không tiêm vaccine ngừa COVID-19. Vaccine phòng dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: TTXVN Theo đạo luật được Tổng thống Shavkat Mirziyoyev ký ban hành, người sử dụng lao động ở Uzbekistan sẽ được phép tạm thời đình chỉ công tác những nhân...