Pháp sư bí ẩn lập đàn tế giải oan ở ‘trận đồ’ Tràng An (Phần cuối)
Sau khi khai quật một phần địa điểm mà ông cho là trận đồ trấn yểm ở cửa hang Luồn ( Tràng An Cổ, Ninh Bình), thấy nhiều di vật, xương cốt quá, ông Nguyễn Văn Son dừng lại, không nạo vét nữa.
Tin rằng, nhiều người bị tế sống, chết oan ở vùng đất này vào thời Đinh-Lê, nên ông lập đền, lập mộ, thờ cúng cho các oan hồn.
Hai năm sau, một pháp sư kỳ lạ xuất hiện, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin vào công việc trông giữ long mạch quan trọng ở Tràng An.
Đó là vào một buổi sáng tháng 2 âm lịch, năm 2012, ông Son đang ở khu Tràng An Cổ, thì thấy một người có vẻ không giống khách du lịch, cứ ra lại vào ngắm nghía địa thế kỹ lưỡng.
Ông Son giới thiệu những di vật khai quật được ở sông Sào Khê
Thấy vị khách có biểu hiện lạ, ông Son mời lên lầu uống nước. Ông Son bảo: “Đất Hoa Lư tôi không lạ, anh cần tìm hiểu gì cứ hỏi tôi”.
Ông này không nói gì, đề nghị ông Son dẫn đi xem xét núi non, địa thế. Ông này trèo lên tận đỉnh núi, phóng ánh mắt nhìn tứ phía, rồi bảo với ông Son rằng: “Đây là Cái Hạ”.
Nghe từ đó, ông Son không hiểu. Người khách bí ẩn giải thích rằng, Cái tức là chính, Hạ là mặt đất. Ông khách bí ẩn chỉ cho ông Son từng đỉnh núi và phân tích. Cuối cùng, ông kết luận, 100 quả núi thiêng chầu vào đoạn sông Sào Khê chảy qua hang Luồn.
Hang Luồn như họng rồng
Những điều vị khách lạ nói, khiến ông Son vã mồ hôi hột. Ông Son chưa kể bất cứ điều gì, song pháp sư nọ cứ nói vanh vách. Vị khách này lại yêu cầu sông Son lấy thuyền chở dọc sông Sào Khê.
Ngồi trên thuyền, ông gọi điện tham khảo thêm một nhà tâm linh và nhà tâm linh đó khẳng định vị trí ông đang ở chính là âm huyệt quan trọng.
Ông này dùng con lắc ở cửa hang Luồn, con lắc quay tít. Lên bờ, ông khách này giới thiệu tên là Hiếu, tu phái Mật Tông. Pháp sư bí ẩn này bảo rằng, ông cùng các pháp sư đã mất nhiều năm đi tìm âm huyệt nhưng không thấy. Vị pháp sư này đặt nghi vấn âm huyệt chính là vùng đất Tràng An. Nói xong, pháp sư này chào ông Son, về Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Son
Hai tháng sau, pháp sư Hiếu cùng 50 đệ tử lại về gặp ông Son, bảo tìm vị trí lập đàn cầu siêu.
Theo pháp sư Hiếu, địa bàn Tràng An là âm huyệt quan trọng, nơi xảy ra quá nhiều oan khuất, kéo dài từ thời Hồng Bàng, Âu Lạc, mà nặng nề nhất vào thời Đinh, Tiền Lê, nên cần phải làm lễ cầu siêu, giải oan cho các linh hồn bị chết oan uổng. Pháp sư Hiếu không yêu cầu ông Son trợ giúp gì cả.
Hai ngày sau, tức ngày 22-4, tờ mờ sáng, một đoàn xe ô tô xuất hiện ở cổng Tràng An Cổ. Pháp sư Hiếu xuất hiện cùng mấy trăm phật tử.
Hai xe tải chở đồ lễ gồm 500 mâm xôi, 500 mâm gạo, 500 đĩa xôi, 500 bánh trưng, 500 bánh dày mỗi cái to bằng cái mâm. 1.500 lít nước đóng thành từng can 20 lít lấy từ Thăng Long về. Pháp sư này bảo, vùng đất Hoa Lư nước rất độc, nên cứ đời vua nọ giết vua kia, do đó phải mang nước từ Thăng Long về.
Đàn tràng tứ phủ được lập trên bờ, dưới thuyền, các Phật tử ngồi lễ từ 7h30 sáng đến 11h30 trưa. Sau buổi trưa, tiếp tục làm lễ cầu siêu.
Miệng hang Luồn từ phía trong
Theo lời ông Son, đến 18h30, hoàng hôn buông xuống, đỉnh núi trên hang Luồn xuất hiện hào quang sáng rực. Các Phật tử tiếp tục tụng kinh Phật đến 11 giờ đêm thì dừng.
Nửa đêm, ánh trăng tràn ngập núi cao, thung sâu. Trong hang Luồn, có tới 1000 vòng hoa gắn nến được thắp sáng lung linh, kỳ ảo.
Xong công việc cầu siêu rất cầu kỳ, trời đã gần về sáng. Đoàn Phật tử chia tất cả thực phẩm mang theo làm 4 lễ. Một lễ hóa xuống sông Sào Khê, một lễ hóa trong hang Luồn. 1.000 vòng hoa gắn nến thả xuống hang Luồn sáng lung linh. Còn 2 phần nữa, họ rải ở đâu, ông Son cũng không biết.
Sông Sào Khê
Đến đầu tháng 3 năm 2013, pháp sư Hiếu cùng các đệ tử lại về Tràng An Cổ, làm lễ giải oan trong hang Luồn. Lần này lễ đơn giản hơn, ít đệ tử hơn. Một phần lễ được hóa tại hang Luồn, còn lại rải ở cầu Đán, cầu Khuất, và vài địa điểm trên sông Đáy thuộc địa phận Hà Nam.
Sau nhiều lần liên lạc, tôi cũng được pháp sư Hiếu hẹn đến nhà riêng tại ngõ Gốc Đề (Minh Khai, Hà Nội). Ngôi nhà lúp xúp, cũ kỹ lọt giữa mảnh đất rộng, cây cối xum xuê. Pháp sư Hiếu ngồi khoanh chân giữa nhà tụng kinh. Được sự giới thiệu của ông Son, nên pháp sư Hiếu đón tiếp chúng tôi nhiệt tình.
Pháp sư Hiếu tu theo phái Mật Tông và tu tại gia. Theo ông, trong lần về Tràng An, Bái Đính, lúc rẽ vào khu Tràng An Cổ, ông đã giật mình khi nhìn vào hang Luồn, nơi dòng Sào Khê chảy qua quả núi đá.
Đứng cửa hang Luồn, ông thấy rõ như miệng con rồng, còn hang luồn như họng rồng. Nhìn ra xung quanh, thấy 5 ngọn núi bao quanh, như 5 hòn ngọc.
Khi được ông Son dẫn lên đỉnh núi, ông càng bàng hoàng hơn. Đứng trên đỉnh núi, ông đếm đủ 100 ngọn núi, chồng chồng lớp lớp kéo dài từ Hà Nam đến tận Tam Điệp, Bỉm Sơn đều châu đầu về phía hang Luồn.
Theo ông, không cần đến pháp sư, một người hiểu biết về phong thủy rất cơ bản cũng nhận thấy địa thế Tràng An Cổ, mà cụ thể là cửa hang Luồn chính là đại huyệt.
Hướng dẫn viên ở Tràng An Cổ
Sau này, nghiên cứu lại các tài liệu cổ, ông Hiếu càng khẳng định rằng, thời vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, mỗi khi xuất quân, hay chiến thắng trở về, đều phải làm lễ ở đó.
Tuy nhiên, đây chỉ là âm huyệt, nên chỉ có lợi khi đặt mồ mả. Các đời vua đóng đô ở đây đều phát rất mạnh, nhưng vận số ngắn. Người phát hiện ra điều này đầu tiên chính là vua Lý Thái Tổ. Vì thế, ông đã dời đô về Thăng Long. Thành Thăng Long mới là dương huyệt của nước Việt.
Theo pháp sư Hiếu, đại huyệt hang Luồn và dòng Sào Khê là một trận pháp trấn yểm khổng lồ. Nơi đây, oan hồn đời nọ nối tiếp đời kia, cứ chồng chồng, chất chất, đầy ai oán.
Kiến giải theo tâm linh, thì oan oan tương báo, đời nọ hãm hại đời kia, anh em huynh đệ tương tàn, nên vùng đất này khó mà thịnh được. Chính vì thế, việc lập đàn giải oan, rồi cầu siêu cho các oan hồn là rất cần thiết, giúp vùng đất này cất cánh.
Pháp sư Hiếu bảo: “Tràng An là nơi hội tụ vận khí thiêng của nước Việt, nó thiêng liêng từ vô thủy kiếp. Vua Đinh cũng dựa vào đây để khai sinh nước Việt. Dòng Sào Khê là linh huyệt thiêng liêng. Oan khuất chồng chất ở đây, nên lập đàn tràng giải oan vài lần chưa phải đã xong. Việc chúng tôi làm mới chỉ là giai đoạn đầu, những năm sau vẫn phải làm tiếp”.
Theo VTC News
Khám phá mới thay đổi cách hiểu về nguồn gốc của những bức tượng bí ẩn trên Đảo Phục Sinh
Trong hàng trăm năm, họ đứng nhìn trong im lặng: "Moai", một liên minh bí ẩn gồm gần 1.000 bức tượng nguyên khối được chạm khắc, được dựng lên trên khung cảnh biệt lập của Đảo Phục Sinh (Rapa Nui).
Cho đến mới đây, một nghiên cứu quốc tế cung cấp những hiểu biết mới về những gì Moai có thể đại diện cho những người dân đảo, những người đã đào mỏ để khai thác và khắc những bức tượng khổng lồ này.
Các nhà khảo cổ vừa tìm ra lời giải cho sự tồn tại của những bức tượng bí ẩn trên Đảo Phục sinh, Chile.
Hơn 90% các bức tượng Moai được sản xuất tại một mỏ đá tên là Rano Raraku - một miệng núi lửa mà tại đó nó chiếm chưa đến 1% tổng diện tích của hòn đảo, nhưng đó lại là nguồn đá duy nhất được sử dụng để tạo ra những hòn đá khổng lồ của hòn đảo sử dụng để điêu khắc.
Tuy nhiên, Rano Raraku không chỉ đơn thuần là đá, dựa trên phân tích các mẫu đất lấy trong khu vực.
"Có những thứ thực sự mà tôi không bao giờ nghĩ sẽ có ở đó, chẳng hạn như canxi và phốt pho", nhà nghiên cứu địa lý học Sarah Sherwood từ Tennessee giải thích.
Theo nhóm nghiên cứu, khu vực mỏ đá này là một khu công nghiệp được sử dụng để sản xuất và lưu trữ tạm thời Moai trước khi được vận chuyển đến các địa điểm khác trên đảo.
Tuy nhiên, gần 400 tảng đá nguyên khối vẫn còn trong mỏ đá, và một số được chôn trong đất với sự hỗ trợ từ các cấu trúc đá kiên cố cho thấy vị trí này không phải là tạm thời.
"Ở mọi nơi khác trên đảo, đất đã nhanh chóng bị bào mòn, xói mòn, bị ăn mòn do trồng các loại thực vật. Nhưng trong mỏ đá, với dòng chảy nhỏ liên tục của các mảnh nhỏ của đá gốc được tạo ra bởi quá trình khai thác, có một hệ thống phản hồi hoàn hảo về nước, phân bón tự nhiên và chất dinh dưỡng", Sherwood nói.
Ngoài bằng chứng về độ phì nhiêu của đất, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của các loại cây trồng cổ trong các mẫu, bao gồm chuối, khoai môn, khoai lang và dâu.
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng bên ngoài việc sử dụng mỏ đá để sản xuất Moai, những dư dân ở Đảo Phục sinh còn tận dụng không gian như một nơi để trồng thực phẩm họ cần, tận dụng đất trồng trọt giàu có của Rano Raraku, nơi sẽ sản xuất năng suất cao hơn với chi phí lao động thấp hơn.
"Chúng tôi đưa ra đề xuất mới dựa trên những dữ liệu này, và dựa trên nghi thức của Rano Raraku và các tài nguyên như cự thạch, trầm tích Rano Raraku là một hàng hóa có giá trị và được bảo vệ. Đất có thể đã được vận chuyển từ Rano Raraku để làm giàu cho những khu vực cần tăng năng suất", các tác giả giải thích thêm.
"Nghiên cứu này hoàn toàn thay đổi ý tưởng rằng tất cả các bức tượng ở Rano Raraku chỉ đơn giản là chờ vận chuyển ra khỏi mỏ đá. Moai ở Rano Raraku đã được giữ lại để đảm bảo tính chất thiêng liêng của chính mỏ đá. Moai là trung tâm của ý tưởng về khả năng sinh sản, và ở Rapa Nui tin rằng sự hiện diện của chúng ở đây đã kích thích sản xuất thực phẩm nông nghiệp", nhà khảo cổ học Jo Anne Van Tilburg từ UCLA nói.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Những bộ xương bí ẩn và rắn có mào ở Tràng An (Phần 3) Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ và cũng là cha đẻ của khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) nổi tiếng Việt Nam bây giờ cho biết, ông gặp vô số điều lạ lùng, bí ẩn ở khu vực Tràng An. Kỳ 3: Bộ xương bí ẩn và rắn có mào Vào năm 2005, trong quá trình đi...