Pháp rút hết quân khỏi Iraq vì Covid-19
Pháp sẽ rút toàn bộ 100 binh sĩ đang làm nhiệm vụ tại Iraq để đề phòng Covid-19, nhưng vẫn duy trì yểm trợ đường không cho liên quân.
“Pháp quyết định hồi hương toàn bộ binh sĩ tham gia chiến dịch Chammal tại Iraq cho tới khi có thông báo tiếp theo”, Bộ Quốc phòng Pháp hôm qua ra thông cáo cho hay, nhưng khẳng định hoạt động yểm trợ đường không vẫn được duy trì trong thời gian tới.
Tướng Abdul Karim Khalaf, phát ngôn viên Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Iraq, sau đó xác nhận toàn bộ binh sĩ Pháp đồn trú đã rời lãnh thổ nước này.
Lính Pháp huấn luyện cận chiến cho binh sĩ Iraq năm 2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp.
Video đang HOT
Chiến dịch Chammal được Pháp tiến hành tại Iraq và Syria từ năm 2014 nhằm tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cũng như hỗ trợ hoạt động của quân đội Iraq. Quân đội Pháp triển khai tiêm kích từ tàu sân bay Charles de Gaulle để không kích mục tiêu, đồng thời điều 100 binh sĩ tới huấn luyện binh sĩ Iraq và dân quân người Kurd.
Anh tuần trước cũng thông báo sẽ rút binh sĩ khỏi Iraq nhằm đề phòng Covid-19. “Đại dịch khiến yêu cầu huấn luyện lực lượng an ninh Iraq bị cắt giảm, liên quân chống IS và NATO cũng đình chỉ nhiều hoạt động tại nước này”, Bộ Quốc phòng Anh cho hay.
Covid-19 đã xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 21.000 người chết trong tổng số hơn 460.000 ca nhiễm. Iraq đã ghi nhận 346 ca nhiễm nCoV, trong đó 29 người đã chết.
Vũ Anh
Đức nặng lời chỉ trích Mỹ vì chính sách Iran
Ngoại trưởng Đức thẳng thừng lên án Mỹ về chính sách đối với Iran, đồng thời nhấn mạnh châu Âu muốn ngăn "bão lửa" ở Trung Đông mà không kèm việc thay đổi chế độ ở quốc gia Hồi giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn mới công bố trên tạp chí Bild am Sonntag, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói, châu Âu và Mỹ có "cách tiếp cận khác nhau" về vấn đề Iran và thỏa thuận hạt nhân quốc tế có tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) đã ký Tehran năm 2015.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: DW
Ông Mass cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhất quyết theo đuổi chính sách ngoại giao nhằm tránh làm leo thang hơn nữa các căng thẳng ở Trung Đông.
"Mặc dù Mỹ đã đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân và áp đặt chiến dịch gây áp lực tối đa (với Tehran) nhưng chúng tôi muốn đạt tiến triển thông qua đàm phán. Anh, Pháp và Đức muốn duy trì thỏa thuận để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân", nhà ngoại giao hàng đầu Đức nói.
Ông Maas cho rằng, các lời đe dọa và hành động quân sự sẽ không có tác dụng làm thay đổi hành vi của Iran. Quan chức này cũng cảnh báo, việc cố tình kích động từ bên ngoài nhằm thay đổi chế độ tại quốc gia Hồi giáo sẽ không thể tự động cải thiện được tình hình.
Theo Sputnik, JCPOA có nguy cơ đổ vỡ năm 2018 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận, viện dẫn lí do Iran đã ngấm ngầm vi phạm những điều khoản đã ký kết. Trong khi đó, Tehran khăng khăng họ vẫn tuân thủ JCPOA và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng xác thực điều này vào thời điểm đó. Tuy nhiên, Washington vẫn tái triển khai nhiều đợt cấm vận mới chống Tehran, bóp nghẹt nền kinh tế Iran và kêu gọi EU cùng hành động theo chính phủ Mỹ.
Một năm sau khi Mỹ xé bỏ JCPOA, Iran bắt đầu giảm dần việc tuân thủ các giới hạn ấn định trong JCPOA. Giới chức Tehran quả quyết, quốc gia Hồi giáo sẽ quay trở lại tuân thủ đầy đủ thỏa thuận nếu EU làm tròn nghĩa vụ và giảm các lệnh cấm vận.
Iran cuối cùng đã hủy bỏ thỏa thuận hôm 5/1, hai này sau khi các lực lượng Mỹ tiến hành vụ không kích sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh hàng đầu của quân đội Iran ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Iran sẵn sàng đàm phán, nhưng không phải với Mỹ Thủ lĩnh tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei khẳng định, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không thể buộc Iran phải nhượng bộ. Iran sẵn sàng đàm phán, nhưng không phải với Mỹ. Đây là tuyên bố đưa ra hôm nay của thủ lĩnh tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei khi lần đầu...