Pháp: Rục rịch biểu tình vì Luật Lao động
Tại Pháp, các tổ chức công đoàn đã ấn định ngày 15/9 để tổ chức cuộc biểu tình nhằm phản đối Luật Lao động mới vừa được chính thức ban hành.
Pháp: Rục rịch biểu tình vì Luật Lao động
Luật Lao động mới đã được Tổng thống Pháp Franois Hollande ban hành ngày 9/8 và đăng trong Công báo cùng ngày. Luật Lao động gây tranh cãi đã được Nghị viện Pháp thông qua ngày 21/7. Hội đồng Hiến pháp của Pháp cũng đã thông qua ngày 4/8 phần lớn các điều khoản của Luật Lao động mới, hai nội dung không được chấp thuận liên quan đến trụ sở các tổ chức công đoàn và đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại.
Quá trình thông qua dự luật này tại Quốc hội và Thượng viện được đánh dấu bằng những xung đột xã hội và đối đầu chính trị căng thẳng, thể hiện qua các cuộc biểu tình, đình công kéo dài trong 5 tháng. Để đạt được kết quả, Chính phủ Pháp đã 3 lần phải sử dụng điều 49-3 của Hiến pháp cho phép ban hành luật theo một thủ tục bất thường, theo đó luật được ban hành mà không cần Quốc hội phải biểu quyết.
Video đang HOT
Luật Lao động được Chính phủ Pháp đưa ra hồi tháng 2 nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức trên 10% của quốc gia này. Đây được coi là một trong những cải cách quan trọng nhất của Tổng thống Franois Hollande trong thời gian cầm quyền. Tuy nhiên, dự luật Lao động đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các tổ chức công đoàn đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) và lực lượng công nhân (FO) cũng như một bộ phận các nghị sĩ chống đối thuộc phe đa số của đảng Xã hội (PS) cầm quyền.
Những người phản đối cho rằng dự luật mới này quá ưu ái giới chủ, tạo điều kiện để giới chủ dễ dàng sa thải người lao động. Trong khi đó, Chính phủ cho rằng dự luật Lao động là “văn bản tiến bộ”, nhằm mục tiêu cởi trói cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp tuyển dụng dễ dàng hơn, giúp Chính phủ giải quyết bài toán việc làm.
Làn sóng biểu tình tại Pháp nhằm phản đối dự luật trên bắt đầu từ ngày 9/3, trong đó đỉnh điểm là “Ngày hành động” 14/6 với 1,3 triệu người tham gia biểu tình trên toàn quốc hay cuộc biểu tình ngày 31/3 khi gần 400.000 người cùng đổ ra đường phố. Những người tham gia biểu tình đã yêu cầu chính phủ rút lại dự luật. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và những người biểu tình quá khích khiến cảnh sát phải sử dụng bom khói và lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Phát biểu sau khi Luật Lao động mới được ban hành, Thủ tướng Manuel Valls nhấn mạnh các trở ngại đã được dỡ bỏ để văn bản có hiệu lực. Còn Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri thì cho biết nhiều nghị định trong số 127 văn bản hướng dẫn thi hành luật sẽ được ban hành từ nay đến tháng Mười và toàn bộ các văn bản hướng dẫn sẽ được ban hành trước khi kết thúc năm 2016.
Trong khi đó, các tổ chức công đoàn đã bày tỏ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến pháp lý trong thời gian sắp tới nhằm yêu cầu bãi bỏ luật. Các tổ chức công đoàn cũng ấn định ngày 15/9 để tổ chức cuộc biểu tình nhằm phản đối Luật Lao động mới./.
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Nghi phạm khủng bố Nice lên kế hoạch trước nhiều tháng
Bằng chứng cho thấy nghi phạm Mohamed Lahouaiej-Bouhlel được nhiều đồng phạm giúp lên kế hoạch tấn công, có thể trước một năm.
Hình ảnh trên giấy tờ tùy thân của kẻ lao xe khủng bố ở Nice. Ảnh: Mirror
Theo Guardian, công tố viên Paris Franois Molins hôm qua cho biết 5 nghi phạm đang đối mặt với các cáo buộc sơ bộ khủng bố vì bị cho là hỗ trợ Mohamed Lahouaiej-Bouhlel. Bằng chứng từ các điện thoại di động và máy tính cho thấy nghi phạm đã lên kế hoạch tấn công có thể từ một năm trước đó.
Molins cho biết sau cuộc tấn công văn phòng tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Paris hồi tháng 1/2015 làm 12 người chết, Bouhlel đã gửi tin nhắn tới một nghi phạm: "Tôi không phải là Charlie. Tôi mừng vì họ đã cử một số chiến binh của Thánh Allah tới hoàn thành công việc".
5 người liên lạc với Bouhlel ngay trước khi nghi phạm lao xe vào đám đông tối 14/7, sau màn pháo hoa mừng Quốc khánh dọc đường ven biển Promenade des Anglais, thành phố Nice.
Vài giây trước khi đâm xe gần hai km vào đám đông, nghi phạm gửi hai tin nhắn dường như được ghi lại từ trước trên điện thoại, Molins nói. Công tố viên cho biết ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy cuộc tấn công của Bouhlel được lập kế hoạch từ trước và nghi phạm được 5 người kia hỗ trợ hậu cần, giúp lên kế hoạch. "Nghi phạm dường như vạch ra kế hoạch phạm tội nhiều tháng trước khi tiến hành", Molins cho hay. Trước đó, giới chức tin rằng Bouhlel là nghi phạm duy nhất trong cuộc thảm sát.
Bouhlel bị cảnh sát bắn chết sau khi lái xe tải lao vào đám đông làm 84 người chết và hơn 300 người bị thương. Pháp đã kéo dài tình trạng khẩn cấp đến hết tháng một năm sau, trao thêm quyền cho cảnh sát tiến hành các vụ lục soát và bắt giữ.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hạ viện Pháp gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng Với tỉ lệ áp đảo, 489 phiếu thuận so với 26 phiếu chống, Hạ viện Pháp ngày 20-7 đã chính thức gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 6 tháng. Tòa nhà quốc hội Pháp được bật đèn đổi sáng màu quốc kỳ, tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công ở Nice - Ảnh: AP Theo AFP,...