Pháp: Phe phản đối chuẩn bị “tổng đình công” trước cuộc trưng cầu dân ý
Những người phản đối đạo luật hưu trí, cho phép nâng tuổi nghỉ hưu ở Pháp từ 62 lên 64, đang lên kế hoạch cuối cùng để ngăn chặn đạo luật này có hiệu lực vào tháng 9.
Theo đó, một cuộc tổng đình công sẽ được tổ chức, đồng thời, cơ quan hiến pháp hàng đầu của Pháp, trước áp lực từ phe đối lập, sẽ ra phán quyết một lần nữa về đạo luật.
Người Pháp biểu tình ngày 1.5. Ảnh: AFP
Cụ thể, các liên đoàn lao động chính của Pháp đã kêu gọi một đợt biểu tình và đình công khác trên toàn quốc vào ngày 6.6. Các cuộc biểu tình vào ngày quốc tế lao động 1.5 trên khắp nước Pháp đã thu hút 800.000 người (theo thống kê của Bộ Nội vụ Pháp), còn theo ước tính của các nhà tổ chức là 2,3 triệu người.
Bên cạnh đó, trước sức ép của phe đối lập, Hội đồng Hiến pháp của Pháp sẽ ra phán quyết một lần nữa về việc liệu đạo luật có cần thiết phải đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội hoặc thông qua một cuộc trưng cầu dân ý hay không.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 15.4 vừa qua, Tổng thống Macron đã ký ban hành luật hưu trí sửa đổi cho phép tăng tuổi nghỉ hưu ở nước này thêm 2 năm lên 64 tuổi. Việc ký ban hành luật được thực hiện sau khi Hội đồng Hiến pháp chính thức thông qua các phần chính trong dự luật và bác bỏ một số phần khác.
Cụ thể, hội đồng đã thông qua phần quan trọng nhất của dự luật là tăng tuổi nghỉ hưu của công dân Pháp từ 62 lên 64, đánh giá việc tăng tuổi này phù hợp với luật pháp hiện hành tại Pháp.
Hội đồng cũng bác bỏ 6 biện pháp không được coi là cơ bản đối với bản chất của cải cách, bao gồm nỗ lực buộc các công ty lớn công bố dữ liệu về số lượng người trên 55 tuổi mà họ tuyển dụng và một ý tưởng nhằm tạo ra một hợp đồng đặc biệt cho những người lao động lớn tuổi. Hội đồng đồng thời bác bỏ yêu cầu của phe cánh tả nhằm tổ chức trưng cầu dân ý về luật hưu trí thay thế, theo đó giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu ở tuổi 62.
Phán quyết về khả năng trưng cầu dân ý
Lần này, vai trò của Hội đồng Hiến pháp là đánh giá xem yêu cầu của phe đối lập về việc đưa tuổi nghỉ hưu trở lại 62 có đáp ứng các điều kiện pháp lý cho một cuộc trưng cầu dân ý tiềm năng hay không. Nếu Hội đồng đồng tình với đề xuất của phe đối lập, những người phản đối luật hưu trí sẽ có 9 tháng để thu thập chữ ký của người dân để tiến hành trưng cầu dân ý. Họ sẽ phải thu thập được tố thiểu 4,8 triệu chữ ký, tương đương 10% cử tri. Đây được coi là sự chuẩn bị cho một “cú sút xa”.
Chính phủ của Tổng thống Macron sau đó sẽ có thể lựa chọn giữa việc gửi văn bản của phe đối lập tới Quốc hội để tranh luận và bỏ phiếu hoặc đợi 6 tháng để vấn đề này ra trước cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý. Đề xuất này sẽ chỉ được đưa ra trưng cầu dân ý toàn quốc nếu nó không được các nhà lập pháp tranh luận.
Những thay đổi đau đớn nhưng cần thiết
Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tháng trước, nhà lãnh đạo Pháp đã nói rõ ý định sẽ bằng mọi giá thúc đẩy luật hưu trí. Ông Macron cho biết ông hoàn toàn thấu hiểu sự tức giận của người dân nhưng nhấn mạnh rằng những thay đổi này là đau đớn nhưng cần thiết để duy trì hệ thống lương hưu trong bối cảnh dân số Pháp ngày càng già hóa.
Ông tuyên bố các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào tháng này về “các vấn đề chính” như cải thiện tiền lương cho nhân viên, tạo điều kiện thăng tiến nghề nghiệp và điều kiện làm việc, kể cả đối với những người lao động lớn tuổi, với hy vọng những điều này sẽ thuyết phục một số công đoàn quay trở lại bàn đàm phán.
Tuần trước, chính phủ của Tổng thống Macron đã trình bày lộ trình cho những tháng tới, với mục đích nhận được sự ủng hộ nhiều hơn cho các dự luật trong tương lai. Quốc hội đang chuẩn bị tranh luận về một dự luật quân sự lớn vào cuối tháng.
Tổng thống Pháp khẳng định sẵn sàng đối thoại với các nghiệp đoàn
Ngày 17/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kiên quyết bảo vệ quyết định thông qua luật hưu trí sửa đổi gây tranh cãi của mình, đồng thời bày tỏ lấy làm tiếc vì luật này không nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong cả nước.
Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu tại cuộc họp ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Macron đã ký ban hành luật hưu trí sửa đổi vào ngày 15/4, theo đó tăng tuổi nghỉ hưu của công dân Pháp từ 62 lên 64 tuổi. Việc ký ban hành luật được thực hiện một ngày sau khi Hội đồng Hiến pháp của Pháp thông qua các phần chính trong dự luật, trong khi bác bỏ một số phần khác. Đây được xem là một chiến thắng cho ông Macron, song các nhà phân tích cho rằng tổng thống 45 tuổi này cũng phải trả giá đắt về mức tín nhiệm, khi các cuộc biểu tình bạo lực gây đình trệ nhiều hoạt động ở Pháp trong nhiều tháng qua.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng sau khi ký ban hành luật hưu trí sửa đổi, Tổng thống Macron nhấn mạnh cải cách hệ thống hưu trí là cần thiết để thực hiện công bằng xã hội. Ông cũng khẳng định chính phủ sẵn sàng đàm phán với các nghiệp đoàn để giải quyết những khúc mắc liên quan vấn đề này.
Khi Tổng thống Macron phát biểu tại Điện Elysee ở thủ đô Paris, hàng nghìn người đã tập trung bên ngoài các tòa thị chính trên khắp cả nước để phản đối. Sau khi ông Macron kết thúc bài phát biểu, dòng người biểu tình đã đổ xuống đường phố Paris. Một số người biểu tình quá khích đã đốt các thùng rác, buộc cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán. Giới chức Paris cho biết khoảng 2.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình ở thủ đô. Trong khi đó, biểu tình bạo lực cũng diễn ra ở thành phố Lyon và nhiều thành phố lớn khác ở Pháp.
Đầu năm nay, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã công bố chi tiết kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, theo đó nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 tuổi lên 64 tuổi vào năm 2030, cũng như áp dụng một cơ chế lương hưu tối thiểu. Cũng theo kế hoạch này, từ năm 2027, người lao động sẽ phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Kể từ đó đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình và đình công thu hút nhiều người tham gia. Hầu hết các cuộc biểu tình đều diễn ra trong hòa bình, nhưng tình hình trở nên căng thẳng hơn khi chính phủ vận dụng một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tại Hạ viện mà không cần các nghị sĩ bỏ phiếu hồi trung tuần tháng trước.
Trung Quốc tiết lộ quà tặng cho các Tổng thống Macron, Putin Các mẫu đất mặt trăng Trung Quốc thu được có độ tuổi trẻ nhất so với các mẫu Mỹ và Liên Xô mang về trái đất trước đây. Cơ quan vũ trụ của Trung Quốc tiết lộ nước này gần đây đã tặng cho Pháp và Nga một lượng nhỏ mẫu đất mặt trăng, được kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của nữ nghệ sĩ nổi tiếng cả nước: Yêu xa ở tuổi U60, đang điều trị ung thư
Sao việt
22:43:47 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Công an điều tra vụ khai thác đất trái phép ở Lâm Đồng
Pháp luật
22:35:29 02/04/2025
Không thuộc những thương hiệu nổi tiếng, loạt phim hành động sau vẫn chinh phục khán giả
Phim âu mỹ
22:35:00 02/04/2025
Siêu phẩm hành động 'Mật vụ phụ hồ' của Jason Statham chính thức ra mắt
Hậu trường phim
22:29:07 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025
Nga lập cơ quan mới nhằm xử lý mạnh tay nhập cư trái phép
