Pháp nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu mỏ Nga
Pháp đang đàm phán với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire tại Điện Elysee ở Paris, Pháp. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết Paris sẽ ngừng mua dầu của Nga sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh cấm đối với dầu thô từ Moskva.
“Chúng tôi đang tiến hành thảo luận với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Chúng tôi phải tìm một giải pháp thay thế cho dầu của Nga”, ông Le Maire nói với đài phát thanh Europe 1.
Ngoài việc tìm kiếm nguồn cung mới, Pháp cũng đang nỗ lực tăng cường sản xuất khí sinh học từ chất thải nông nghiệp để giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ Nga. Các nông dân Pháp đã bày tỏ ủng hộ đối với nỗ lực của châu Âu trong việc loại bỏ khí đốt của Nga và đang có kế hoạch xây dựng các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học mới. Tại Pháp, các trạm nhiên liệu sinh học nhỏ đã cung cấp năng lượng cho hàng nghìn hộ gia đình nước này.
Video đang HOT
Các nhà khoa học Pháp kỳ vọng nguồn năng lượng mới có thể thay thế hoàn toàn năng lượng nhập khẩu từ Nga trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, giải pháp tạo ra năng lượng từ khí sinh học sẽ không thể nhanh chóng thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu từ Nga. Khí metan sinh học hiện chỉ cung cấp đủ 1% nhu cầu năng lượng tại Pháp. Các chuyên gia đánh giá với tốc độ phát triển hiện nay, Pháp chỉ có thể có đủ sản lượng khí sinh học để thay thế cho khí đốt nhập từ Nga vào năm 2030.
Một vấn đề nữa mà Pháp sẽ phải đối mặt khi thay thế nhiên liệu nhập từ Nga bằng khí sinh học là loại năng lượng sạch này có giá thành vô cùng đắt đỏ. Theo phát ngôn viên của Hiệp hội Khí sinh học Đức Andrea Horbelt, “sử dụng khí sinh học để phát điện sẽ luôn đắt hơn các loại hình năng lượng tái tạo khác như điện gió và điện Mặt Trời”.
Hồi tháng 3, ông Le Maire tuyên bố tiến hành “cuộc chiến kinh tế và tài chính tổng lực”chống lại Nga nhằm làm sụp đổ nền kinh tế của nước này, nhằm đáp trả việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Pháp cũng đã thúc đẩy EU áp đặt lệnh cấm vận, ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Nga.
G7 cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 8/5 đã cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga và đưa ra một tuyên bố phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố từ G7 gồm các nước Pháp, Canada, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ - không nêu rõ mỗi quốc gia sẽ thực hiện những cam kết gì đối với việc loại bỏ việc sử dụng năng lượng của Nga. Nhưng đó là một bước đi quan trọng trong nỗ lực đang diễn ra nhằm gây áp lực với Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Tuyên bố chung của G7 nêu rõ: "Chúng tôi cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu dầu của Nga".
Mỹ cho biết: "Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến huyết mạch chính của nền kinh tế Nga và khiến ông Putin không có được nguồn thu cần thiết để tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine".
Thông báo được đưa ra khi G7 tổ chức cuộc họp thứ ba trong năm nay theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Phương Tây cho đến nay đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ trong các quyết định trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng tốc độ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt liên quan đến dầu và khí đốt của Nga diễn ra không đồng đều.
Mỹ- không phải là nước tiêu thụ lớn dầu mỏ của Nga- đã cấm nhập khẩu dầu của nước này. Nhưng châu Âu lại phụ thuộc nhiều hơn vào dầu của Nga. Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ đang đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay, mặc dù Đức đã phản đối lời kêu gọi tẩy chay hoàn toàn khí đốt của Nga.
Cùng ngày, Mỹ cũng công bố một vòng trừng phạt mới chống lại Nga, tập trung vào hai lĩnh vực chính: truyền thông và quyền tiếp cận của các công ty Nga cũng như các cá nhân giàu có của nước này vào các dịch vụ tư vấn và kế toán hàng đầu thế giới của Mỹ.
Mỹ sẽ trừng phạt Công ty Cổ phần Channel One Russia, Đài Truyền hình Russia-1 và Công ty Cổ phần Phát thanh truyền hình NTV. Bất kỳ công ty Mỹ nào cũng sẽ bị cấm cung cấp tài chính cho họ thông qua quảng cáo hoặc bán thiết bị cho những thực thể Nga này, bởi cho rằng những đơn vị truyền thông này do Điện Kremlin kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ngoài ra, Mỹ cũng cấm cung cấp dịch vụ kế toán, ủy thác và thành lập công ty cũng như dịch vụ tư vấn quản lý cho bất kỳ người nào ở Liên bang Nga. Các dịch vụ đó được sử dụng để điều hành các công ty đa quốc gia, nhưng cũng có khả năng lách lệnh trừng phạt hoặc che giấu sự giàu có bất chính.
Quan chức giấu tên của Nhà Trắng nhấn mạnh, trong khi châu Âu có mối liên kết về lĩnh vực công nghiệp gần gũi nhất với Nga, thì Mỹ và Anh thống trị thế giới kế toán và tư vấn, đặc biệt là thông qua "Big Four" - bốn gã khổng lồ kiểm toán và tư vấn toàn cầu Deloitte, EY, KPMG và PwC.
Mỹ cũng đã công bố lệnh cấm mới đối với việc xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ sang Nga, bao gồm nhiều loại hàng hóa như máy ủi... Bên cạnh đó, Mỹ thông báo rằng họ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với nhiều quan chức Nga và Belarus, cũng như các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của ngân hàng Sberbank và Gazprombank.
Liệu Venezuela có thể giúp xoa dịu giá năng lượng toàn cầu? Venezuela là quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ dồi dào nhưng đang chịu nhiều lệnh trừng phạt gây cản trở việc khai thác. Vậy trong tình hình nhiều biến động hiện nay khiến giá "vàng đen" trên thế giới tăng cao, Venezuela có thể ra tay "cứu nguy"? Một nhà máy lọc dầu tại Puerto La Cruz, Venezuela. Ảnh: AFP Theo...