Pháp ngừng tìm kiếm thi thể nạn nhân vụ rơi máy bay
Cơ quan công tố Pháp ngày 4/4 cho biết đã ngừng hoạt động tìm kiếm thi thể các nạn nhân vụ rơi máy bay của hãng Germanwings, nhưng hoạt động tìm kiếm các vật dụng thuộc về nạn nhân vẫn tiếp tục.
Hiện trường vụ rơi máy bay của hãng Germanwings (Ảnh: AFP)
Thông tin được một người phát ngôn của chính quyền địa phương khu vực xảy ra tai nạn công bố với báo giới.
“Cuộc tìm kiếm các thi thể đã kết thúc, nhưng công tác tìm kiếm hành lý của họ vẫn tiếp tục”, người phát ngôn khẳng định.
“Lufthansa đã thuê thêm một công ty chuyên nghiệp để di dời các mảnh vỡ máy bay, theo sự cho phép của cơ quan công tố Pháp và một chuyên gia phụ trách giám sát môi trường của chiến dịch”.
Lufthansa là tập đoàn mẹ sở hữu Germanwings, một hãng máy bay giá rẻ.
Video đang HOT
Hiện việc nhận dạng các nạn nhân đang được tiếp tục, thông qua phân tích 150 bộ mẫu ADN được tìm thấy tại hiện trường. Dự kiến việc này cần tới vài tuần. Cơ quan công tố Pháp cho biết, số lượng bộ ADN không có nghĩa là toàn bộ các hành khách đã được tìm thấy.
Ngay khi danh tính mỗi nạn nhân được xác định, các gia đình họ sẽ lập tức được thông báo.
Chuyến bay 4U9525 gặp nạn hôm 24/3, khi đang trên hành trình từ Tây Ban Nha sang Đức. Cơ quan công tố tin rằng cơ phó Andreas Lubitz đã cố ý tự sát khi cho máy bay lao xuống một vách núi tại Pháp, sau khi được cơ trưởng trao quyền kiểm soát máy bay để ra ngoài.
Dữ liệu từ hai hộp đen cho thấy, phi công này cố ý khóa cửa, điều chỉnh chế độ lái tự động để cho máy bay liên tục hạ độ cao, và từ chối mọi nỗ lực yêu cầu mở cửa buồng lái của cơ trưởng cũng như cảnh báo từ đài kiểm soát không lưu.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Tranh luận về bí mật y tế sau vụ rơi máy bay Germanwings
Nhiều chuyên gia cho rằng với một số ngành nghề đặc biệt, bác sỹ có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động khi nhân viên không đủ khả năng làm việc "nhất là trong các trường hợp mắc bệnh tâm thần và nguy cơ tự sát."
Thông tin về sức khỏe của cơ phó Andreas Lubitz đã không được tiết lộ cho tới khi thảm họa xảy ra (Nguồn: express.co.uk)
Bí mật y tế, liên quan đến các thông tin về tình trạng bệnh tật của một cá nhân, là nguyên tắc của ngành y tế và được quy định trong hiến pháp nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sau vụ rơi máy bay của hãng hàng không Đức Germanwings ở dãy núi Alps của Pháp do viên phi công phụ cố tình gây ra, vấn đề bảo mật y tế trở thành chủ đề gây tranh luận tại Đức.
Nhiều chuyên gia cho rằng với một số ngành nghề đặc biệt, bác sỹ có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động khi nhân viên không đủ khả năng làm việc "nhất là trong các trường hợp mắc bệnh tâm thần và nguy cơ tự sát."
Ông Dirk Fischer, chuyên gia về giao thông thuộc Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, yêu cầu các phi công chỉ được đến khám bệnh tại các bác sỹ do bên sử dụng lao động chỉ định, và các bác sỹ nói trên sẽ không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tôn trọng bí mật y khoa, trong khuôn khổ thông tin làm việc với bên sử dụng lao động và giới chức ngành hàng không dân dụng.
Nghị sỹ đảng Dân chủ-Xã hội (SPD) Karl Lauterbach, một giáo sư y khoa, cũng đồng quan điểm, khi cho rằng bác sỹ phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động về tình trạng không thể làm việc của nhân viên, trong trường hợp công việc này có ảnh hưởng đến sinh mạng của người khác, đặc biệt trong các trường hợp bệnh tâm thần và nguy cơ tự sát.
Vụ tai nạn máy bay thảm khốc của hãng hàng không Germanwings đã buộc nhiều giới chức y khoa phải xem xét lại nguyên tắc bí mật y tế, ít nhất trước mắt trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Chủ tịch Liên đoàn các bác sỹ ngành hàng không Đức (DFV), ông Hans-Werner Teichmuller cho rằng nếu một phi công vẫn quyết định bay, cho dù không đủ khả năng xét trên phương diện y học, "tôi buộc phải thông báo chuyện này với những người có thẩm quyền."
Tuy nhiên, lãnh đạo tổ chức y tế hàng không Đức cũng nhấn mạnh là nghĩa vụ này không liên quan đến người sử dụng lao động.
Cho đến nay, tại Đức, nếu vi phạm nguyên tắc bí mật y khoa sau khi bệnh nhân qua đời và bị người nhà gia đình người chết phản đối, bác sỹ có thể bị phạt tù và phạt tiền. Còn tại Pháp, việc không tôn trọng nguyên tắc bí mật y tế có thể bị phạt một năm tù và 15.000 euro.
Về viên phi công phụ trong vụ rơi máy bay A320, theo cơ quan công tố Dusseldorf (Đức), viên cơ phó Andreas Lubitz, 27 tuổi, từng có biểu hiện muốn tự vẫn và phải trị liệu tâm lý vì điều này từ trước khi nhận được chứng chỉ phi công, đáng lẽ đã không được phép ngồi vào buồng lái vào đúng ngày thảm họa, do có giấy yêu cầu nghỉ việc của bác sỹ mà cơ quan điều tra đã phát hiện tại nhà Lubitz.
Tờ báo Bild của Đức dẫn nhiều tài liệu chính thức cho biết Lubitz đã trải qua "một giai đoạn trầm cảm nặng" cách đây sáu năm và phải theo một liệu pháp "y tế đặc biệt và thường xuyên."
Trong khi đó, nhiều phương tiện truyền thông đã cho rằng Lubitz bị bong võng mạc, một chứng bệnh có nguy cơ khiến người này bị đuổi việc.
Hãng hàng không Lufthansa, công ty mẹ của hãng Germanwings cũng vừa thừa nhận viên phi công này đã thông báo với trường dạy lái máy bay vào năm 2009 rằng anh ta từng trải qua một "giai đoạn trầm cảm nặng." Tuy nhiên, Lubitz sau đó vẫn nhận được giấy chứng nhận y tế "xác nhận đủ điều kiện để bay"./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Cơ phó Airbus A320 từng bị đánh giá không phù hợp để bay Cách đây 6 năm, cơ sở đào tạo của hãng Lufthansa đã đánh giá cơ phó máy bay Airbus A320 là người không phù hợp làm phi công. Cách đây 6 năm, cơ sở đào tạo của hãng Lufthansa đã đánh giá cơ phó máy bay Airbus A320 là người không phù hợp làm phi công. Máy bay rơi Theo đó, công tố...