Pháp, Mỹ nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương
Ngày 5/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đang ở thăm thủ đô Paris của Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là chuyến công du đến Pháp đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ kể từ khi mối quan hệ giữa hai nước đồng minh lâu năm này rơi vào khủng hoảng do những tranh cãi liên quan hợp đồng tàu ngầm bị đổ bể giữa Pháp và Australia mà Mỹ có phần liên quan.
Trao đổi với báo giới, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc gặp kéo dài khoảng 40 phút, Tổng thống Macron và Ngoại trưởng Blinken đều đồng thuận về những cơ hội giúp tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác giữa Paris và Washington dù “vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Điện Elysee cũng đã xác nhận cuộc gặp giữa Tổng thống Macron và Ngoại trưởng Blinken, đồng thời đánh giá chuyến thăm Paris của ông Blinken sẽ “đóng góp vào việc khôi phục lòng tin”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Blinken cũng đã gặp gỡ các quan chức Pháp để thảo luận về cách thức nhằm khôi phục quan hệ sau căng thẳng liên quan đến thỏa thuận tàu ngầm khiến Pháp triệu đại sứ tại Washington về nước. Hai bên cũng trao đổi về các kế hoạch tổ chức một cuộc gặp giữa Tổng thống Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden trong tháng 10 này.
Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ – Anh – Australia (AUKUS). Thỏa thuận mới được ký kết này đã dẫn tới việc Canberra rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD ký với một công ty của Pháp. Pháp đã phản ứng khá gay gắt với thỏa thuận AUKUS, cho rằng đây là “sự bội tín” của Mỹ.
Ngày 30/9 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã tổ chức cuộc họp với Đại sứ Pháp tại Mỹ Philippe Etienne để thảo luận về các biện pháp xây dựng lòng tin. Đại sứ Etienne đã quay lại Mỹ sau 2 tuần được triệu hồi về nước tham vấn và sau cuộc điện đàm của Tổng thống Macron với người đồng cấp Mỹ Biden ngày 22/9, trong đó, ông chủ Nhà Trắng thừa nhận Washington nên liên lạc hiệu quả hơn với đồng minh truyền thống của họ tại châu Âu.
EU hoãn đàm phán thương mại với Australia sau tranh cãi tàu ngầm
Vòng đàm phán thương mại tự do vốn được lên kế hoạch từ lâu giữa EU và Australia bị hoãn, sau khi Canberra hủy hợp đồng tàu ngầm với Paris.
"Vòng đàm phán thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã bị hoãn một tháng, cho tới tháng 11", một quan chức Liên minh châu ÂU (EU) giấu tên tại Canberra hôm nay xác nhận.
Trước đó, Pháp cũng công khai cho biết họ không còn tin tưởng chính phủ Australia, cáo buộc giới chức nước này lừa dối và đặt nghi vấn về tương lai thỏa thuận thương mại EU - Australia, sau khi Canberra đột ngột hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group của Pháp. Thay vào đó, Australia theo đuổi thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân với Mỹ và Anh, có tên AUKUS.
Các tàu ngầm Australia di chuyển qua vịnh Cockburn Sound của nước này hồi tháng 2/2019. Ảnh: BQP Australia .
"Chúng tôi hiểu phản ứng của Pháp đối với quyết định của Australia về hợp đồng tàu ngầm, nhưng cuối cùng thì bất cứ nước nào cũng phải hành động vì lợi ích quốc gia. Đó là điều Australia đã làm", Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết, nói thêm rằng ông dự định gặp Cao ủy Thương mại EU Valdis Dombrovskis vào tuần tới để thảo luận về vòng đàm phán thương mại thứ 12.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 12, hướng tới hoàn thành một FTA vì lợi ích của cả Australia và EU", Tehan cho hay.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa EU và Australia dự kiến bao gồm các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu từ năm 2018 và các quan chức từng hy vọng đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay.
EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Australia. Năm 2020, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế này đạt 36 tỷ euro (khoảng 42 tỷ USD) và dịch vụ đạt 26 tỷ euro (30 tỷ USD).
Quyết định tham gia thỏa thuận AUKUS của Australia đã gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng với Pháp, một trong những nước thành viên lớn nhất EU. Pháp đã triệu hồi các đại sứ của nước này tại Washington và Canberra để tham vấn, động thái đặc biệt gay gắt giữa các đồng minh.
Sau cuộc điện đàm mang tính xoa dịu giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đại sứ Pháp đã trở lại Washington. Tuy nhiên, đại sứ Pháp tại Australia vẫn chưa quay lại nước này.
Mỹ thừa nhận sẽ mất nhiều thời gian để hàn gắn quan hệ với Pháp Sau cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian bên lề Khóa họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đang diễn ra tại New York, Mỹ, ngày 23/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể hàn gắn mối quan hệ với Pháp. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN...