Pháp muốn lấy lại vị thế dẫn đầu về ngôn ngữ tại EU
Với việc chuẩn bị giữ vai trò “ Chủ tịch EU” nhiệm kì mới, chính quyền Paris đang muốn dùng cơ hội này để gia tăng sự phổ biến của ngôn ngữ tiếng Pháp.
“Chúng tôi sẽ nói tiếng Pháp trong các nhóm công tác của Hội đồng châu Âu. Một vài nhóm đang không đi kèm phiên dịch. Do đó, nếu có điều gì chưa rõ, chúng tôi sẽ giải thích lại ở bên lề cuộc họp”, một nhà ngoại giao Pháp cho biết vào hôm 7-6.
Pháp dự kiến giữ chức chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2022.
Theo nhà ngoại giao trên, việc ghi chép cũng sẽ được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Pháp và nước này sẽ dành thêm ngân sách để dạy tiếng miễn phí cho những nhà ngoại giao có nhu cầu học thêm.
Video đang HOT
Pháp từng áp dụng chính sách tương tự ở những nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, động thái này có ý nghĩa quan trọng khi Paris đang thúc đẩy tiếng Pháp như một di sản văn hóa ở cả trong và ngoài khối EU.
Tiếng Pháp đang lấy lại dần vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực ngoại giao ở EU
Tiếng Pháp là 1 trong 3 ngôn ngữ làm việc của EU, bên cạnh tiếng Anh và Đức. Tiếng Pháp từng là ngôn ngữ chính trong giới ngoại giao EU, tuy nhiên, sự mở rộng của khối vào năm 2004 khiến nó mất dần vị trí thống trị cho tiếng Anh.
Do Anh đã rút khỏi EU, tiếng Pháp lại đang có cơ hội quay trở lại vị trí dẫn đầu. Vào năm 2020, khoảng 80% nhân viên tại Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng tiếng Pháp là một trong ba ngôn ngữ ngoại giao của mình.
Hiện nay, thư từ bằng tiếng Anh do Ủy ban châu Âu gửi tới cơ quan ngoại giao Pháp sẽ không nhận được câu trả lời.
EC công bố kế hoạch mới nhằm củng cố mô hình tự do đi lại Schengen
Ngày 2/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch mới nhằm tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của mô hình Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất trên thế giới.
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết kế hoạch mới sẽ đảm bảo Liên minh châu Âu (EU) luôn ủng hộ việc tự do đi lại, sinh sống và làm việc giữa các nước của người dân các nước thành viên. Bà khẳng định kế hoạch này sẽ giúp chứng minh mô hình Schengen bền vững theo thời gian, đảm bảo tự do giao lưu về con người, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong mọi hoàn cảnh, qua đó giúp tái thiết các nền kinh tế trong khu vực và đưa toàn khối trở lại mạnh mẽ hơn.
Về phần mình, Phó Chủ tịch EC phụ trách đời sống Margaritis Schinas giải thích kế hoạch này vừa giúp đảm bảo quản lý các đường biên giới ngoài của EU một các hiệu quả, vừa củng cố nội khối Schengen cũng như nâng cao khả năng chuẩn bị thích ứng và quản lý giám sát của khối. EC cũng đang đề xuất điều chỉnh cơ chế đánh giá và giám sát mô hình Schengen, trong đó có những thay đổi như đẩy nhanh quá trình đánh giá hoặc rút gọn quy trình trong trường hợp xuất hiện những thiếu sót có thể gây rủi ro cho toàn bộ mô hình nói chung. Việc đánh giá hoạt động của mô hình Schengen cũng sẽ mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, thông qua việc đưa các kết quả đánh giá vào báo cáo thường niên và đưa ra thảo luận với Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu.
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề nội bộ của châu Âu Ylva Johansson khẳng định các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý các đường biên giới ngoại khối. Trong đó, các biện pháp giúp cải thiện hợp tác giữa các lực lượng hành pháp và quản lý nhập cư sẽ giúp củng cố anh ninh nội khối mà không cần đến các chốt kiểm tra biên giới.
Hiện khu vực Schengen có tổng cộng 420 triệu dân sinh sống tại 26 quốc gia, gồm 22 nước thành viên EU, cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Pháp hối thúc Mỹ dỡ bỏ hạn chế về xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 Ngày 8/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc Chính phủ Mỹ dỡ bỏ hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các thành phần của vaccine này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại thủ đô Paris. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh của...