Pháp muốn đẩy mạnh phối hợp với Úc về hoạt động ở Biển Đông
Chính phủ Pháp sẽ thảo luận với Úc về cách phối hợp hoạt động tốt hơn ở Biển Đông nhằm duy trì quyền tự do hàng hải ở khu vực.
Tàu đổ bộ Pháp Dixmude thăm thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 6 AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đưa ra tuyên bố trên trong lúc thăm thành phố Adelaide (Úc) ngày 24.9 để dự một hội thảo quốc phòng, theo trang News.com.au.
“Đó sẽ là một trong những chủ đề thảo luận cách có thể phối hợp tốt hơn về điều chúng tôi đang làm vì chúng tôi biết rõ rằng Trung Quốc ngày càng lần lướt. Lập trường của Pháp rất rõ là Trung Quốc phải tuân theo luật quốc tế, nhưng chúng tôi vẫn mơ ra khả năng đối thoại”, Bộ trưởng Parly cho giới phóng viên hay.
Video đang HOT
Bà Parly còn nhấn mạnh Pháp sẽ giữ vị trí trung lập, nhưng sẽ tiếp tục cho tàu hoạt động ở khu vực Biển Đông.
Hồi cuối tháng 5, tàu đổ bộ tấn công Dixmude và một tàu hộ vệ của Pháp đã đi qua Biển Đông, gần một số bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng và biến thành đảo nhận tạo phi pháp trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo AFP.
Theo TNO
Bất ngờ Pháp tố Nga tiếp cận tin mật
Các điệp viên Nga đã cố gắng đánh cắp thông tin liên lạc từ vệ tinh của quân đội Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tiết lộ ngày 7/9.
Trong một bài phát biểu, trong đó vạch ra các kế hoạch về an ninh không gian Pháp, bà Parly nói rằng, một vệ tinh của Nga đã bay gần một vệ tinh khác do Pháp và Ý vận hành để do thám hai nước Liên minh châu Âu (EU) này.
"Họ đã áp sát rất gần và chúng tôi có thể nghĩ rằng họ đã cố gắng đánh chặn thông tin liên lạc của chúng tôi," Parly nói trong bài phát biểu, theo truyền thông Pháp. "Cố gắng lắng nghe những người hàng xóm không chỉ là không thân thiện, đó là một hành động gián điệp."
Giới phân tích đang đồn đoán về cuộc đua sức mạnh không gian.
Washington cũng cáo buộc Nga đang cố gắng hoạt động gián điệp trong không gian, và một số quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, Moscow có kế hoạch phát triển khả năng thay đổi dữ liệu vệ tinh. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các nhà phân tích suy đoán về một cuộc đua đang phát triển để quân sự hoá không gian.
Cùng với việc sử dụng vệ tinh để tình báo, điều hướng và giám sát, việc bảo vệ vệ tinh không gian đã trở thành một ưu tiên an ninh quốc gia. Chính phủ Pháp gần đây đã công bố kế hoạch đặt các vệ tinh mới trong không gian để giám sát và thu thập thông tin quân sự. EU có kế hoạch dành khoảng 19 tỷ USD trong ngân sách 2021-2027 cho không gian.
Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đã đưa ra ý tưởng về việc xây dựng lực lượng không gian - đây sẽ là một nhánh riêng biệt của quân đội Mỹ.
Ông Trump sẽ cần sự chấp thuận từ Quốc hội để thúc đẩy kế hoạch này, và không rõ liệu ông có thể nhận được sự hỗ trợ hay không.
Nhiều thông tin từ năm 2016 cho tới nay cho thấy, Nga đã lên kế hoạch phóng ba vệ tinh mới vào vũ trụ có thể được sử dụng cho hoạt động tình báo. Vệ tinh đầu tiên trong số này sẽ được đưa ra vào năm 2019.
Theo Newsweek, đáng chú ý, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nổi lên như một sức mạnh quân sự đáng kể trong vũ trụ. Năm 2007, Trung Quốc đã chứng minh rằng họ có thể đánh bật một vệ tinh ra khỏi không gian bằng một tên lửa.
Theo toquoc
Pháp tố cáo Nga tìm cách do thám vệ tinh Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cáo buộc một vệ tinh của Nga đã tiếp cận vệ tinh liên lạc bảo mật của Pháp nhằm mục đích do thám. Vệ tinh Athena-Fidus của Pháp được phóng vào vũ trụ hồi tháng 2.2014 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH LE PARISIEN Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia ở Toulouse ngày...