Pháp lý việc các tỉnh muốn công bố hết dịch COVID-19
Khi nào được công bố hết dịch? Trường hợp nào thì bộ trưởng Bộ Y tế có quyền công bố hết dịch, trường hợp nào thì phải là Thủ tướng mới được ký quyết định công bố hết dịch?…
Đến nay đã 30 ngày Khánh Hòa không ghi nhận ca nhiễm mới nên đủ điều kiện để công bố hết dịch. Ảnh: Công Thi
Từ việc UBND các tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa… đang chuẩn bị được công bố hết dịch COVID-19, nhiều người đã thắc mắc về các căn cứ để công bố hết dịch này.
Vậy khi nào được công bố hết dịch? Trường hợp nào thì bộ trưởng Bộ Y tế có quyền công bố hết dịch, trường hợp nào thì phải là Thủ tướng mới được ký quyết định công bố hết dịch?…
Ở Khánh Hòa, vào ngày 31-1, khi xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh xảy ra ở tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị và Bộ Y tế đã quyết định công bố tỉnh này có dịch. Đến ngày 1-2, khi có ba tỉnh là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa đã có sáu trường hợp mắc bệnh thì theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng đã ký quyết định công bố Việt Nam có dịch.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, do là loại bệnh đặc biệt nguy hiểmcó khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao nên bệnh trên được xếp là nhóm A.
Dựa trên nguyên tắc mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố chính xác, kịp thời, có hai người được quyền công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Gồm có: 1. Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của chủ tịch UBND cấp tỉnh; 2. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Y tế khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Trong việc công bố hết dịch, cũng theo luật trên, việc công bố hết dịch phải thỏa hai điều kiện. Đó là các cơ quan chức năng không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với bệnh dịch theo quy định. Tiếp theo nữa là các cơ quan chức năng đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
Cụ thể hơn, theo Quyết định 02/2016 của Thủ tướng, đối với hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona ( MERS-CoV) thì có hai khoảng thời gian làm căn cứ để công bố hết dịch. Đó là 14 ngày (là thời gian ủ bệnh trung bình) và 28 ngày (là thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh).
Như vậy, việc công bố dịch hay hết dịch đều phải được dựa theo luật trên để bảo đảm đúng căn cứ và thẩm quyền. Ở từng nơi đã được bộ trưởng Bộ Y tế công bố có dịch COVID-19, khi đã kỹ lưỡng xác định quá 28 ngày mà không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh và địa phương cũng đáp ứng được các yêu cầu khác về việc hết dịch thì chủ tịch các tỉnh có quyền đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế công bố địa phương mình đã hết dịch.
Trên phạm vi cả nước, cùng dựa theo các yêu cầu nghiêm ngặt như đã nêu theo luật định, bộ trưởng Bộ Y tế có nhiệm vụ xem xét đề nghị Thủ tướng công bố hết dịch.
Theo PLO
Hơn 3.000 nhân viên y tế Trung Quốc nhiễm Covid-19, đỉnh điểm lây nhiễm có thể vào ngày 28/1
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, ít nhất 3.000 nhân viên y tế trên khắp Trung Quốc đại lục nhiễm Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát cuối tháng 1.
Các nhà nghiên cứu dịch tễ tại Trung tâm này cho biết tới cuối ngày 11/2, tổng cộng 3.019 nhân viên y tế từ 422 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã bị nhiễm bệnh.
Con số này bao gồm 1.716 trường hợp được xác nhận (có kết quả xét nghiệm dương tính với xét nghiệm axit nucleic và có các triệu chứng lâm sàng), các trường hợp được chẩn đoán lâm sàng (không được xác nhận trong phòng thí nghiệm nhưng có các triệu chứng lâm sàng) và nhiễm bệnh không triệu chứng (xét nghiệm dương tính trong xét nghiệm axit nucleic nhưng không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng).
"Có khả năng không phải tất cả đều bị lây nhiễm trong môi trường chuyên nghiệp", trung tâm này cho hay.
Các nhân viên y tế làm việc tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Cũng theo trung tâm trên, trong số các nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, 5 trường hợp thiệt mạng tính tới ngày 1/2, ít hơn 1 người so với số liệu được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố hồi tuần trước.
Các phát hiện này cùng với một báo cáo đặc biệt về đặc điểm dịch tễ học của dịch Covid-19 được công bố hôm 18/2 trên số mới nhất của Tạp chí Dịch tễ học Trung Quốc.
Báo cáo cho biết, dựa trên phân tích 1.688 trường hợp nhân viên y tế được xác nhận có triệu chứng nghiêm trọng, gần 2/3 trong số đó ở Vũ Hán, tâm điểm của dịch. Báo cáo cũng lưu ý rằng đỉnh điểm của đợt bùng phát trong các nhân viên y tế có thể xảy ra vào ngày 28/1.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh virus corona chủng mói dễ lây lan hơn nhiều so với SARS-CoV và MERS-CoV.
"Tuy nhiên, hầu hết những người nhiễm virus corona mới phát triển các triệu chứng nhẹ và tỷ lệ thiệt mạng tương đối thấp", họ nhận định.
Video: Tổng giám đốc WHO thông tin tình hình dịch Covid-19 hôm 18/2
SONG HY (Nguồn: China Daily)
Theo vtc.vn
Thời tiết, nhiệt độ tác động thế nào đến dịch bệnh COVID-19? Tôi nghe nói thời tiết nắng nóng sẽ hạn chế sự phát triển của dịch bệnh COVID-19, nhưng trên mạng lại có thông tin không đúng như vậy. Mong các bác sĩ cho lời giải đáp. T.H.Ng. (quận 12, TP.HCM) Ảnh minh họa Hiện vẫn còn quá ít các dữ liệu nghiên cứu về việc gây bệnh của COVID-19 để trả lời câu...