Pháp luật nước nào cũng vậy, muốn quy tội cho ai cũng phải có chứng cứ
Pháp luật nước nào cũng vậy, muốn quy tội cho ai cũng phải có chứng cứ của các cơ quan đủ thẩm quyền và các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Vì vậy phải mất một thời gian dài (84 ngày) thu thập đủ bằng chứng khoa học, Chính phủ mới công bố nguyên nhân, chỉ đích danh thủ phạm là Formosa. Sự việc sáng tỏ khiến người dân an lòng hơn, mang lại niềm tin cho nhân dân.
Ông Nguyễn Xuân Thông, nguyên Phó Bí thư thường trực Hà Tĩnh nói “Chính phủ hoàn thành trách nhiệm trước dân”. Quả thật, Chính phủ đã không bao che và buộc lãnh đạo công ty Formosa phải xin lỗi, đưa ra bồi thường thiệt hại cho ngư dân. Người dân cảm thấy hài lòng và phấn khởi khi đặt trọn niềm tin vào Chính phủ trong nỗ lực làm rõ nguyên nhân, thủ phạm. Đây là cơ sở để người dân Hà Tĩnh thêm tin tưởng Chính phủ sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo quá trình xử lý sai phạm và khắc phục hậu quả môi trường do Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển trong thời gian qua.
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Formosa đứng ra thừa nhận
Việc Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Formosa đứng ra thừa nhận: “công ty chúng tôi xin nhận trách nhiệm và thành thật xin lỗi nhân dân Việt Nam đặc biệt là nhân dân bốn tỉnh Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Công ty chúng tôi xin lỗi Đảng Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Ngài Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vì đã gây ra sự cố môi trường trong thời gian vừa qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân bốn tỉnh miền Trung Việt Nam”. Đây là điều mà mà người dân Việt Nam chờ đợi suốt hai tháng qua cùng với lời xin lỗi, người đứng đầu công ty Formosa Hà Tĩnh cũng đã cam kết đền bù cho người dân bốn tỉnh miền Trung song song đó công ty Formosa sẽ phục hồi cải thiện môi trường không bao giờ tái diễn.
Vị Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Formosa Hà Tĩnh tiếp tục cam kết: “sẽ phối hợp với các Bộ ngành của Việt Nam và bốn tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, đảm bảo các sự cố môi trường tương tự như đã xảy ra và tạo niềm tin với người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Chúng tôi tha thiết mong muốn người dân Việt Nam rộng lượng và tha thứ cho chúng tôi”.
Lời xin lỗi cũng là kết quả quá trình đấu tranh của nhiều ban ngành, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra vụ việc cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung.
Thủ phạm thì đã tìm được. Cái mong muốn của người dân cả nước lúc này Chính phủ hỗ trợ những thiệt hại của ngư dân trong thời gian qua để bà con phấn khởi. Thiết nghĩ, sau vụ việc lần này, các cơ quan chức năng và lãnh đạo địa phương cần kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động của nhà máy Formosa, tránh rủi ro đáng tiếc trong quá trình hoạt động trên đất nước ta để không gặp những trường hợp tượng tự.
Đặng Phúc
Video đang HOT
Theo NTD
"Bão" rồi cũng đi qua
Sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng nguyên nhân cá chết cũng đã được công bố theo đúng lời hứa của Chính phủ trước dân. Việc làm này không chỉ khiến ngư dân miền Trung mà người dân trong cả nước đều hết sức phấn khởi, quan trọng hơn là chính lời công bố này đã mang lại niềm tin cho ngư dân miền Trung trong giai đoạn khó khăn cùng cực này.
Đây là hình ảnh mà nhân dân cả nước chờ đợi suốt mấy tháng qua.
"Chính phủ đã làm được điều cam kết trước dân"
Ông Nguyễn Ngọc Mỵ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Hà Tĩnh cũng thở phào nhẹ nhõm khi nghe Chính phủ công bố Formosa là thủ phạm gây ra tình trạng cá chết tại nhiều tỉnh miền Trung. "Phải ở vào hoàn cảnh của ngư dân mới hiểu được người dân mong chờ kết luận này như thế nào, vì nó liên quan đến miếng cơm manh áo của người dân. Đến lúc này việc Chính phủ công bố nguyên nhân, thủ phạm gây cá chết đã đáp ứng được sự mong đợi của người dân" - ông Mỵ nói.
Ông Nguyễn Huy Thông, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho hay cùng với việc tìm ra thủ phạm để xử lý, việc trước đó Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương hỗ trợ ngay ngư dân gặp khó càng khiến uy tín của Chính phủ trong lòng dân tăng lên.
"Khi xảy ra rồi cuộc sống của nhân dân về ngư nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là không đi đánh bắt được, nếu có đánh được thì cá người ta cũng nghi ngại, không mua, cho nên ảnh hưởng đời sống và việc làm của nhân dân miền biển. Nhưng Chính phủ đã kịp thời động viên bằng vật chất, tức là về lương thực, tiền hỗ trợ. Và đối với Hà Tĩnh cũng đã làm rất kịp thời, chia sẻ và động viên nhân dân để khắc phục khó khăn trước mắt" - ông Thông khẳng định.
Thật vậy ngay sau khi nghe thông tin cá chết bất thường, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học khẩn trương vào cuộc xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã có mặt tại Hà Tĩnh ngay trong những ngày "nóng" nhất để chỉ đạo khắc phục hậu quả. Sau phiên họp với lãnh đạo các Bộ, Ngành, chính quyền các địa phương liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận và chỉ triển khai các công việc cấp bách nhằm tìm ra nguyên nhân vụ ô nhiễm, có biện pháp hỗ trợ ngư dân ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (thứ 2, từ phải sang) đến thăm và động viên bà con ngư dân tỉnh Quảng Trị .
Cảm động &'một miếng khi đói'
Anh Hoàng Lĩnh, ngư dân thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, Hà Tĩnh cho biết, "Mấy tháng qua biển ô nhiễm, cá chết hàng loạt nên tàu thuyền nằm bờ, rất ít người đi biển. May có Nhà nước hỗ trợ nên thời gian gần đây chúng tôi mới có cơm ăn hàng ngày. Gia đình tôi đã nhận đủ 22kg gạo/người và 5 triệu đồng tiền hỗ trợ thuyền".
Lão ngư Nguyễn Văn Thoạnh, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh, Hà Tĩnh cũng cho biết đã nhận được tiền hỗ trợ 5 triệu/thuyền và gạo, quà, tiền của Nhà nước và các nhà hảo tâm.
Theo ông Từ Đức Bé - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Kim, Hà Tĩnh cho biết xã đã cấp phát 193 tấn gạo cho hơn 8.000 nhân khẩu. Hiện xã đang lập danh sách tiếp nhận 570 tấn gạo để tiếp tục hỗ trợ cho người dân.
Ngư dân Thạch Kim nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ.
Ngư dân đã bám biển trở lại
Ở tỉnh Quảng Bình, anh Nguyễn Ngọc Tú, ở thôn Thanh Gianh, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch chia sẻ: "Hiện nay chúng tôi vẫn đi biển đều. Cá đánh về có thương lái thu mua tại chỗ, chúng tôi cũng đã nhận đủ gạo và tiền hỗ trợ bước đầu của Chính phủ, giờ đã tìm được thủ phạm, mong rằng dân được nhận đền bù thoả đáng, và phải làm trong sạch biển trở lại".
Ông Trần Văn Linh (35 tuổi, trú Phù Mỹ, Bình Định, chủ tàu BĐ 04058 TS) cho biết, "Gần 1 tháng trở lại đây, ngư dân nhiều tỉnh đã quay trở lại với biển để tiếp tục đánh bắt. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ cũng như những chính sách hợp lý của chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi bám biển".
"Chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước là nguồn động viên, khích lệ và giải pháp kịp thời để giúp ngư dân ổn định cuộc sống, yên tâm trở lại với công việc đánh bắt", ông Nguyễn Thành (trú thị trấn Thuận An, chủ tàu cá TTH 96734) bày tỏ.
Hải sản đánh bắt được của ngư dân Kỳ Phương
"Bà con chúng tôi rất lành, đã đồng hành với chính quyền các cấp từ lâu nay. Chúng tôi có bức xúc nhưng chúng tôi tin Nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi sớm có cuộc sống bình yên. Đấu tranh để tìm ra thủ phạm Formosa thì Chính phủ và các ngành chức năng đã nỗ lực hết sức. Mong Nhà nước kiểm soát làm sao để không tái diễn thảm họa này", một ngư dân bộc bạch tâm sự.
Sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ đã có hiệu ứng tích cực, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề nóng bỏng tác động bất lợi lên cuộc sống người dân. Trước sự kiên quyết của Chính phủ, Formosa đã cúi đầu xin lỗi, đền bù thiệt hại và hứa sẽ khắc phục hậu quả môi trường. "Bão" đã đi qua, việc còn lại là khắc phục hậu quả. Tin rằng với sự đồng hành của Chính phủ, ngư dân miền Trung sẽ vượt qua những khó khăn và ổn định cuộc sống, yên tâm trở lại với công việc đánh bắt.
Tại cảng Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) sáng 30/6, ông Trần Văn Linh (35 tuổi, trú Phù Mỹ, Bình Định, chủ tàu BĐ 04058 TS) cho biết, gần 3 tấn cá trên tàu vừa vào đến cảng Thuận An đã được thương lái mua hết. Đây là dấu hiệu đáng mừng để chúng ta tin rằng sau cơn mưa trời lại sáng tại vùng biển miền Trung thân thương.
Hạ Băng
Theo NTD
Formosa xả thải, miền Trung thiệt hại thế nào? Formosa cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, xử lý môi trường biển với số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD liệu có đủ? Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD cho người dân miền Trung liệu có đủ? Hà Tĩnh: Thiệt hại nặng, chưa thống kê xong Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh là...