Pháp luật bảo hộ quyền sử dụng đất

Theo dõi VGT trên

Trước những vấn đề mới được nêu ra trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đưa ra một số ý kiến đán.h giá sâu sắc về các vấn đề liên quan đến quyền lực Nhà nước, các thành phần kinh tế, các chế định về đất đai…

Pháp luật bảo hộ quyền sử dụng đất - Hình 1

Phải kiểm soát quyền lực

So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này giữ nguyên 14 điều; sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung mới 11 điều. Thực tế, khi đã hình thành quyền lực thì phải có sự kiểm soát quyền lực. Việc hình thành quyền lực, dù là quyền lực của tổ chức hay là của cá nhân, thì cũng phải được kiểm soát. Nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi, hoặc làm sai lệch bản chất của Nhà nước pháp quyền. Do vậy, kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu quả và hiệu lực chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp quy định và được nhân dân ủy quyền. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp được nhân dân ủy quyền và được Hiến pháp quy định, thì các quyền lực đó phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng quyền lực để phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Thực tế điều hành đất nước, quản lý xã hội trong thời gian qua đã cho bài học sâu sắc nơi nào, cấp nào thiếu sự kiểm soát, giám sát quyền lực là nơi đó dễ dẫn đến lạm quyền.

Tại Điều 6 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Cơ chế kiểm soát quyền lực cũng được thể hiện rất rõ trong dự thảo. Theo đó, Quốc hội là cơ quan lập pháp, xây dựng pháp luật để toàn bộ bộ máy nhà nước và người dân thực hiện, các cơ quan trình dự án luật. Nhân dân có quyền kiểm soát những cơ quan do mình ủy quyền, đó là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhân dân bầu ra ĐBQH bằng lá phiếu của mình, nhân dân ủy quyền quyền lực của mình cho Quốc hội, kiểm soát mọi hoạt động của Quốc hội. Cử tri thực hiện kiểm soát, giám sát hoạt động của ĐBQH do mình bầu ra.

Bên cạnh đó, điểm mới trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện trong Điều 120, với việc thành lập Hội đồng Hiến pháp, do Quốc hội thành lập và chỉ tuân theo pháp luật, cũng là cơ quan giúp kiểm soát quyền lực nhà nước. Hội đồng Hiến pháp tương tự Hội đồng bảo hiến ở các nước. Nếu các văn bản của Quốc hội thông qua mà vi hiến thì Hội đồng Hiến pháp có thể “thổi còi”.

Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng

Hiến pháp năm 1992, Điều 19 chỉ quy định, kinh tế Nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, nếu theo Hiến pháp 1992, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thì trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Điều 54 nêu rõ: Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Đây là điểm mới, điểm tiến bộ căn bản, khẳng định các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau và đều là thành phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Cũng theo Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, chúng ta không xác định thành phần kinh tế nào là chủ đạo và là nền tảng của kinh tế quốc dân. Bởi, thực tiễn cho thấy, một loạt các tập đoàn kinh tế nhà nước bị suy sụp, bên bờ vực phá sản do tham nhũng, lãng phí, quản trị doanh nghiệp kém, mà nhiều ĐBQH đã ví tập đoàn kinh tế nhà nước này như người khổng lồ chỉ dùng bầu sữa ngân sách nhà nước không hiệu quả, trong khi các thành phần kinh tế khác tự bươn chải nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao so với đồng vốn bỏ ra.

Quy định như Điều 54 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bám sát nội dung của Cương lĩnh, thể hiện một cách khái quát, cô đọng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính chất, quy định của Hiến pháp. Còn tên gọi và vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ được xác định trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước. Việc không nêu rõ vai trò của thành phần kinh tế nhà nước như những quả đấ.m thép nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Video đang HOT

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Đối với chế định đất đai, Điều 57, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định, đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, chứ không phải sở hữu nhà nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Tại Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18), dự thảo quy định, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người dân được sử dụng đất ổn định, lâu dài trong khoảng 50 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến quy định của pháp luật. Một điểm mới nữa của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi về quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Như vậy, chỉ trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước mới thu hồi đất của tổ chức, cá nhân. Thu hồi đất phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật, tức là bồi thường phải theo sát giá thị trường, không được để người dân chịu thiệt thòi, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư trục lợi qua thu hồi đất. Sở dĩ trong Điều 58, dự thảo quy định chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế – xã hội nhằm tránh trường hợp trong thời gian qua, lợi dụng khái niệm các dự án về phát triển kinh tế – xã hội, không ít địa phương, nhất là người đứng đầu địa phương được giao ký quyết định cấp đất, thu hồi đất của người dân một cách tràn lan đã gây nên tình trạng khiếu kiện tràn lan. Do đó, ngay tại khoản 3, Điều 58, dự thảo đã siết chặt các quy định thu hồi đất, tránh việc lạm dụng các dự án phát triển kinh tế – xã hội do mong muốn phát triển nóng bằng mọi giá của địa phương để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các dự án kinh tế – xã hội và việc bắt tay ngầm giữa doanh nghiệp với người ký quyết định thu hồi đất, gây nên tình trạng dự án treo, sử dụng đất sai mục đích nhằm buôn bán bất động sản kiếm lời.

Có thể khẳng định, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mang tính định hướng lâu dài.

Theo ANTD

Đề nghị giữ lại điều 66 Hiến pháp 1992

Nhiều ý kiến tâm huyết, có trách nhiệm đã được nêu lên tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Hội Liên hiệp Thanh niên VN tổ chức tại Hà Nội sáng 1.3.

Anh Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN phát biểu: "Cá nhân tôi cho rằng, thanh niên (TN) không phải là một giới mà là một thế hệ, là chủ tương lai của đất nước. Bởi vậy, có một số điều trong Hiến pháp (HP) về TN là hết sức cần thiết". Điểm lại HP từ năm 1946 đến nay, qua những lần sửa đổi bổ sung đều rất chú trọng và có nội dung rõ ràng về TN, về thế hệ trẻ, anh Mãi bày tỏ: "Tôi đề nghị giữ lại điều 66 về TN như trong HP 1992 và phát triển thêm nội hàm".

Hầu hết ý kiến đại biểu tại hội thảo đều đồng tình rất cao với đề nghị trên. TS Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên của T.Ư Đoàn thẳng thắn nói: "Bỏ điều 66 như trong dự thảo là một bước thụt lùi, một khiếm khuyết về vấn đề TN. Với bất cứ quốc gia nào, thế hệ trẻ vừa là chủ nhân của tương lai, vừa là chủ nhân của hiện tại". Từ nhận định đó, TS Miều đề nghị cần lấy lại điều 66 của HP 1992 và đưa vào điều 63, chương 3 của dự thảo sửa đổi. Tuy nhiên, theo TS Miều, nên thay từ "thanh niên" bằng cụm từ "thế hệ trẻ" vì nội dung bao quát rộng hơn, từ tr.ẻ e.m đến nhi đồng, v.ị thàn.h niê.n và TN.

Đề nghị giữ lại điều 66 Hiến pháp 1992 - Hình 1
Đại đức Thích Thanh Cường, TS Trần Ngọc Định phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngọc Thắng

Anh Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Niên cho biết từ khi dự thảo sửa đổi, bổ sung HP 1992 được chính thức đưa ra xin ý kiến đóng góp của nhân dân, Báo Thanh Niên đã nhận được khoảng trên dưới 100 ý kiến đóng góp hằng tháng, trong đó có một số ý kiến của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Trong số những đóng góp rất tâm huyết của các chuyên gia, các giáo sư đầu ngành, anh Thông dẫn ra ý kiến của GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. GS Phạm Minh Hạc đề xuất 10 nội dung của Điều 66 trong Dự thảo, cụ thể như: Thay "...hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân..." bằng " hình thành và phát triển con người bền vững có phẩm chất và năng lực cho thế hệ trẻ...", vì "phẩm chất và năng lực" là nội hàm của "nhân cách" (bỏ chữ "bồi dưỡng" thay bằng " phát triển"), vì "bồi dưỡng" chỉ là "thêm thắt", còn "phát triển" có thể có thay đổi cả về số và về chất theo hướng tăng tiến, đây cũng là một phạm trù quan trọng của giáo dục hiện đại thay chữ "công dân" bằng chữ "thế hệ trẻ".

Đại diện cho TN dân tộc ít người, chị Thào Thị Thùy Linh, đại biểu dân tộc Mông tỉnh Yên Bái, Đại đức Thích Thanh Cường, Chánh văn phòng Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương cũng tha thiết đề nghị dự thảo HP sửa đổi giữ lại điều 66 của HP 1992 và đề nghị sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung quan trọng có liên quan. Chị Thùy Linh đề nghị HP cần có một điều khoản cụ thể đối với TN nói chung và TN vùng đồng bào dân tộc ít người nói riêng.

TS Trần Ngọc Định (ĐH Luật Hà Nội) cho rằng có những quyền đưa vào rất mới, rất hay nhưng không biết tính khả thi đến đâu, ví dụ: công dân có quyền có nơi ở, có quyền sống trong môi trường trong lành, đó là những quyền rất khó thực hiện. Nếu cứ đưa vào mà không thể thực hiện được thì sẽ làm mất uy tín, mất sự tôn nghiêm của HP. Đồng tình với nhận định trên, TS Đỗ Vân Anh (ĐH Công đoàn) cho rằng nếu tính khả thi rất ít thì không nên đưa những nội dung như vậy vào HP và băn khoăn về nội dung trong dự thảo: "Mọi người đều có quyền được sống". Vậy với những người bị kết án t.ử hìn.h thì sao? Hay chúng ta sẽ tiến tới bãi bỏ án t.ử hìn.h như một số nước?

Ngoài ra, theo PGS Bùi Thế Duy, Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên VN, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTNVN, còn cần xem xét cả quyền được chế.t. Ý kiến này cũng được anh Nguyễn Bá Tĩnh, Phó chủ tịch Hội Thầy thuố.c trẻ VN, đồng tình: "Chúng tôi chứng kiến rất nhiều những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hay những người có bệnh hiểm nghèo khác, họ phải chịu đa.u đớ.n về mặt tinh thần và thể xác và mong muốn được chế.t một cách nhẹ nhàng. Do vậy, cần bổ sung vào HP quyền được tự quyết định mạng sống của mình trong quyền con người".

TS Trần Văn Miều đề nghị nên đưa vào quyền xác định giới tính của mỗi con người. Dù đây là vấn đề nhạy cảm nhưng là thực tế không nên né tránh - TS Miều đề xuất.

Khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa

Trong bối cảnh đang có tranh chấp về biển đảo khá căng thẳng thì việc chúng ta thể hiện rõ và mạnh mẽ về chủ quyền biển, các vùng biển và quần đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong HP là công cụ đấu tranh chính trị cần thiết và thực sự có ý nghĩa không chỉ trong nước mà còn cả trên trường quốc tế. Vì vậy, tôi đề nghị cần bổ sung vào điều 2: "Chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam đối với đất liền, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, các hải đảo, vùng biển và vùng trời theo các tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm".

(Anh Trần Ngọc Định, Bí thư Đoàn trường ĐH Luật Hà Nội)

Cần hiến định mô hình chính quyền đô thị

Ngày 1.3, HĐND TP.HCM khóa 8 tổ chức kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đại biểu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Chương 9 của dự thảo đề cập đến chính quyền địa phương (CQĐP) thu hút nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu. Một số ý kiến cho rằng, nội dung quy định của chương này vẫn chỉ về các đơn vị hành chính lãnh thổ và về hai cơ quan (HĐND và UBND) của CQĐP, vô hình trung vẫn là quan niệm cũ: đồng nhất CQĐP với HĐND và UBND.

Bà Lê Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đề nghị bổ sung vào chương CQĐP một điều khoản về nguyên tắc tổ chức chính quyền đô thị. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi có thể quy định "những tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có đủ điều kiện được xây dựng chính quyền đô thị theo luật".

Đồng tình với quan điểm này, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua cho rằng, tại sao có TP trực thuộc T.Ư, có TP trực thuộc tỉnh mà lại không có TP trong TP? Nếu chúng ta tiếp cận ở góc độ đô thị đặc biệt thì trong đô thị sẽ có chuỗi đô thị, tức là sẽ có TP trong TP.

Nói về việc xây dựng chính quyền đô thị cho TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khẳng định đây là mối quan tâm lớn của TP cũng như T.Ư. Tuy nhiên, ông Quân cũng thừa nhận đây là vấn đề rất đau đầu. "Hiện nay chúng ta có gần 800 đô thị các loại, nhưng cơ cấu quản lý đô thị bền vững thì vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, cần phải có một cơ sở xây dựng luật và các chế định đặc thù cho quản lý đô thị", ông Quân nói.

Đình Phú - Nguyễn Tập

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
21:08:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024

Tin mới nhất

B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

19:48:36 02/10/2024
Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

19:46:36 02/10/2024
Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

19:43:09 02/10/2024
Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

19:40:30 02/10/2024
Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn

19:38:03 02/10/2024
Viện Pasteur TPHCM đang tiến hành xác minh khẩn khi chỉ trong khoảng 1 tháng, hàng chục con hổ, sư tử, báo tại Đồng Nai và Long An chế.t chưa rõ nguyên nhân, nhiều cá thể dương tính với virus cúm A/H5N1.

Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

18:47:41 02/10/2024
Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

18:45:38 02/10/2024
Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Cơn bão rất mạnh Krathon đang di chuyển thế nào?

14:20:54 02/10/2024
Bão Krathon đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Lũ sông Hồng tại Yên Bái đạt đỉnh, nhiều tỉnh nguy cơ lũ quét

14:14:41 02/10/2024
Lũ trên sông Thao (sông Hồng) đoạn qua tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, ngập lụt cũng giảm dần tại khu vực trũng thấp.

Phụ huynh đi ô tô vào sân trường làm học sinh bị thương

14:07:02 02/10/2024
Một phụ huynh điều khiển ô tô vào sân Trường THCS & THPT Chu Văn An (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã va chạm, làm học sinh H. bị thương.

Có thể bạn quan tâm

'Hoa sữa về trong gió' tập 25: Linh bóc trần 'chiêu bẩn' của Hoàn?

Phim việt

19:45:29 02/10/2024
Hoa sữa về trong gió tập 25: Trang gặp người mới; Hiếu hẹn vợ nói chuyện; Hoàn tiếp tục dùng nhiều chiêu để hạ bệ Linh.

Động đất mạnh ở Philippines và Tonga

Thế giới

19:43:17 02/10/2024
Trong khi đó, một trận động đất khác có độ lớn 6,6 cũng đã làm rung chuyển khu vực cách thị trấn Neiafu của Tonga 156 km về phía Đông Đông Nam.

Lối thoát cho sự nghiệp của Dele Alli

Sao thể thao

19:42:59 02/10/2024
Theo truyền thông Anh, Genoa đang liên hệ với Alli để tìm hiểu về khả năng ký hợp đồng với cầu thủ theo dạng chuyển nhượng tự do. Cá nhân cựu sao Tottenham cũng hứng với việc trở lại thi đấu.

Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI

Sao việt

19:41:48 02/10/2024
Với những gì đã làm, Negav chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nhưng những cố gắng của HIEUTHUHAI và các thành viên GERDNANG thì Negav sẽ đền bù bằng cách nào?

NTK Thái Công chia sẻ lý do không xoá những bình luận tiêu cực trên bài đăng MXH: Tôi cảm thông vì họ chưa nhận được sự tôn trọng và tình yêu!

Netizen

19:28:33 02/10/2024
Chúng ta không nên khép cửa lại mà phải mở một cánh cửa ra để họ có cơ hội thay đổi, để họ hiểu rằng cuộc sống không phải là những sự ganh ghét mà là sự phát triển của mỗi cá nhân.

Hai cựu hiệu trưởng và thuộc cấp chi sai, hạch toán ngoài sổ sách cả trăm tỷ đồng

Pháp luật

18:31:02 02/10/2024
Ngày 2/10, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 bị can là cựu lãnh đạo và nhân viên Trường Đại học Đồng Nai về tội tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.