Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại Trung Quốc, phong trào tập khí công phát triển mạnh mẽ rồi đạt đến cao trào. Hồi đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.
Không chỉ có người dân tham gia luyện tập để giữ gìn sức khỏe, mà nhiều nhà nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu khả năng trị bệnh của khí công. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập khí công có khả năng khai thông các kinh mạch và huyệt đạo, giúp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Các nhà khoa học cũng đã kiểm chứng được rằng các khí công sư có khả năng phát xuất ra năng lượng như sóng hạ âm, siêu âm, tia hồng ngoại, tử ngoại, neutron v.v… Những vật chất này phát ra nhiều hơn ở người thường đến hàng chục và thậm chí hàng trăm lần và năng lượng này có khả năng chữa bệnh.
Cảnh một buổi tập Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trong những năm 1992-1999
Một báo cáo thống kê của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc trước năm 1999 về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đối với 28.571 người tập cho thấy: 23.619 người sau khi luyện tập đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%; 4.616 người sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%; 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%. Nói chung hiệu quả chữa bệnh lên tới 98,8%. Các loại bệnh tật liên quan rất đa dạng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, khớp, và bệnh tim là nhiều nhất.
Tại hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý nhất như &’Minh Tinh Công phái’, &’Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng &’Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng &’Khí công Sư được yêu thích nhất’.
Ngày 19 tháng 07 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã đăng bài báo có tựa đề: “Tôi có thể đứng dậy!” Bài báo kể về câu chuyện của cô Tạ Tú Phân, một người nội trợ ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, bị liệt hơn 16 năm, nhưng đã có thể đi lại sau khi cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.
Tính cho đến nay Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng và giấy công nhận trên toàn thế giới vì những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe. Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông được trao tặng giải “Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) và giải “Lãnh tụ Tinh thần.” Trong “Danh sách 100 Thiên tài Đương đại” năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 1996, Đại sư Lý và gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài Kiệt xuất”.
Hơn 3000 giải thưởng và giấy công nhận quốc tế dành cho Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí
Hiện nay, Pháp Luân Công đã được phổ biến ở 114 quốc gia và các cuốn sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 38 ngôn ngữ.
Pháp Luân Công tại New York – Mỹ
Pháp Luân Công tại Hàn Quốc
Sự thật và nguyên nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Video đang HOT
Hiện nay thông tin về cuộc đán áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến. Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công với một chính sách bức hại rất tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công bị lên án và vạch trần bởi các nước
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã và đang lên án cuộc đàn áp này của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng của những người tập Pháp Luân Công còn đang sống được thực hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc dưới sự hẫu thuẫn của chính quyền.
Ông David Kilgour là nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada đã vạch trần việc thu hoạch nội tạng sống trên diện rộng này ở Trung Quốc.
Xem thêm thông tin về chính sách mổ cướp nội tạng
Ngày 18/11/2009 Toà án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong các tội ác tra tấn và diệt chủng đối với những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc theo nguyên tắc thẩm quyền phổ quát xuyên biên giới. Các bị cáo bao gồm: Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu Phòng 610 – lực lượng cảnh sát bí mật trên toàn Trung Quốc chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công; Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn Đảng viên cao cấp nhất của ĐCSTQ và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.
Nguyên nhân chính của cuộc đàn áp này bắt nguồn từ lòng đố kỵ và sự sợ hãi của ông Giang Trạch Dân.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin tóm tắt lại sự việc này như sau:
Vào ngày 25/6/1992, khóa dạy Pháp Luân Công đầu tiên tại Bắc Kinh được tổ chức tại hội trường Cục Vật liệu Xây dựng Quốc gia. Khóa thứ hai bắt đầu ngày 15/7/1992 tại hội trường Pháo binh số 2, Quân đội Trung Quốc, cũng ở Bắc Kinh.
Những người theo học các khóa này thuộc tầng lớp cao của xã hội Trung Quốc. Nhiều học viên là bộ trưởng và quan chức cấp cao ở cấp cục, tỉnh và nhà nước, và thậm chí có cả vợ của một ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ.
Nhiều quan chức cao cấp đã nghỉ hưu cũng theo học Pháp Luân Công. Sau khi trải nghiệm việc tập Pháp Luân Công có thể chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và đề cao đạo đức như thế nào, họ muốn nhiều người hơn nữa cũng thu được lợi ích từ môn tập này.
Trong khi làm Bộ trưởng Ngoại thương và Kinh tế và sau đó là Phó Thủ tướng thứ nhất, ông Lý Lan Thanh (người sau đó đã tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công) có một đồng nghiệp lâu năm cũng theo tập Pháp Luân Công. Người đồng nghiệp này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông Lý Lan Thanh và tặng ông này một cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Công.
Hồi đó, các quan chức như Phó Thủ tướng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, và Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đều đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.
Ông Vương Phương, cựu Bộ trưởng Công an, cũng tập Pháp Luân Công. Thủ tướng Lý Bằng cũng đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Ông Lý Bằng ở bên cạnh nhà ông Giang Trạch Dân và đã tặng ông Giang một cuốn “Chuyển Pháp Luân”.
Vào khoảng năm 1994, vợ của ông Giang Trạch Dân là bà Vương Dã Bình đã mời một người đến nhà ở Trung Nam Hải (trụ sở các văn phòng và nhà ở của những người lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSTQ) để dạy Pháp Luân Công cho mình, và bà bắt đầu tập tại nhà.
Ông Hồ Cẩm Đào biết về Pháp Luân Công vào năm 1998. Ông Trương Mạnh Nghiệp, một người bạn học ở trường Đại học Thanh Hoa, đã giới thiệu môn tập này cho ông Hồ. Ông Hồ, vợ ông là bà Lưu Vĩnh Thanh, và ông Trương Mạnh Nghiệp cùng học tại Đại học Thanh Hoa trước kia. Họ là bạn học trong 6-7 năm và chơi rất thân với nhau.
Sức khỏe của ông Trương Mạnh Nghiệp rất kém khi còn ở trong trường; thậm chí ông đã phải nghỉ ốm một năm. Sau đó ông bị tích dịch, triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Toàn bộ khuôn mặt của ông bị phù, và các bác sĩ nói rằng ông sẽ không sống được lâu, nhưng các bệnh tật của ông đều đã khỏi sau khi ông tập Pháp Luân Công.
Ông Trương Mạnh Nghiệp đã kể với ông Hồ về những trải nghiệm của mình trong dịp hội trường năm 1998. Vào năm 1999, ông Trương gửi nhiều cuốn sách của Pháp Luân Công cho vợ ông Hồ là bà Lưu Vĩnh Thanh, và bà Lưu đã viết bưu thiếp cảm ơn.
Nghe nói rằng bà Lưu Vĩnh Thanh cũng đã học Pháp Luân Công. Khi ông Hồ Cẩm Đào có cuốn “Chuyển Pháp Luân”, ông nói, “Đây là một cuốn sách để tu Phật, không thể để tùy tiện được. Cần phải để ở trên giá sách.”
Sau khi nghe tin rằng ông Giang Trạch Dân đã quyết định đàn áp Pháp Luân Công, bà Lưu Vĩnh Thanh viết một lá thư cho ông Trương Mạnh Nghiệp, khuyên ông phải cẩn thận. Sau đó, ông Giang cố ý bắt ông Trương Mạnh Nghiệp và khiến ông Trương trở thành người tập Pháp Luân Công đầu tiên bị kết án ở tỉnh Quảng Đông.
Ngay từ năm 1993, ông Giang Trạch Dân đã thường xuyên nghe nói về ông Lý Hồng Chí. Nghe nói rằng một người thân cận với ông Giang quan tâm đến Pháp Luân Công và thỉnh thoảng lại nói về Pháp Luân Công với ông Giang, chẳng hạn như ai đó đã khỏi bệnh nhờ tập Pháp Luân Công, hay có người được khiêng vào giảng đường của ông Lý Hồng Chí và sau đó có thể tự đi ra mà không cần người giúp đỡ.
Thỉnh thoảng, người này nói về việc ông Lý Hồng Chí nói với một số người lãnh đạo cao cấp về các đời trước của họ như thế nào. Ông Giang cũng muốn nghe về các đời trước của mình. Một hôm khi ông Giang đang nằm nghỉ trên giường thì người này bước vào. Ông Giang nhảy ra khỏi giường và nôn nóng hỏi, “Ông Lý Hồng Chí có nhắc đến tôi không? Ông ấy có nói tôi là ai trong các đời trước không? Người đó trả lời là không. Mọi người ở đó giật mình về sự thất vọng và tức giận của ông Giang khi nghe thấy vậy.
Mọi người rất kính trọng và biết ơn ông Lý Hồng Chí. Thỉnh thoảng ông Giang lại nghe mọi người nói chuyện về tính cách cao thượng và sự chính trực hiếm có của ông Lý Hồng Chí với thái độ rất ngưỡng mộ. Tất cả những điều này đã khiến ông Giang cảm thấy rất đố kỵ.
Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.
Vào ngày 25/4/1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải để đề nghị chính quyền trả tự do cho những người tập Pháp Luân Công ở thành phố Thiên Tân bị bắt một cách bất hợp pháp. Ông Chu Dung Cơ đã ra bảo các học viên cử một số người làm đại diện để vào nói chuyện với ông. Ông Chu đã lắng nghe lời thỉnh nguyện và cuối cùng đồng ý ra lệnh cho cảnh sát Thiên Tân thả người.
Vào tối 25/4/1999, ông Giang viết một bức thư cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị. Ông Giang viết trong bức thư rằng, “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?” Bức thư này đã được in và lưu hành.
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tất cả sáu ủy viên thường vụ khác (trong tổng số bảy ủy viên) đều đã lập luận phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ nói: “Mong ước lớn nhất của họ chỉ là để trở nên khỏe mạnh… Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị. Hơn nữa, chúng ta không thể quay trở lại việc giải quyết các vấn đề tư tưởng bằng các cuộc vận động chính trị được. Việc này không tốt cho mục đích chính của chúng ta trong phát triển kinh tế, và còn tồi tệ hơn cho hình ảnh mở cửa của Trung Quốc.”
Ông Giang nhảy lên khi nghe thấy vậy và thét lên, chỉ thẳng tay vào ông Chu, “Ngu ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Đảng và đất nước sẽ chết!” Sự tức giận của ông này đã làm những người khác sợ hãi.
Ông Chu, người đã từng bị dán nhãn là một người “cánh hữu” vì một lời nhận xét của ông vào năm 1958, trở nên im lặng. Vì lời nhận xét trước kia của mình mà ông đã bị bức hại trong gần 20 năm, và phải nếm mùi quả đấm sắt mà ĐCSTQ sử dụng với những người bất đồng quan điểm.
Để bắt các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đồng ý loại bỏ Pháp Luân Công, ông Giang đã có âm mưu cùng với người phụ trách An ninh Quốc gia thời bấy giờ là ông Tăng Khánh Hồng để cung cấp thông tin tình báo giả thông qua các điệp viên ở Mỹ. Những thông tin giả này nói rằng người sáng lập Pháp Luân Công được CIA ủng hộ và đã nhận hàng chục triệu đô-la từ CIA. Ông Giang đã công bố “thông tin tình báo quan trọng” này cho Trung ương Đảng. Các ủy viên Ban Thường vụ khác không thể biết được là điều đó có đúng hay không nên đã phải im lặng.
Vào ngày 10/6/1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ĐCSTQ đã thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610. Hai ông Lý Lan Thanh và La Cán là hai người lãnh đạo cao nhất và nhì của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao Trạch Đông và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật.
Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.
Các học viên bị hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thông qua việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống để bán lấy tiền.
Để kích động lòng thù hận đối với các học viên Pháp Luân Công, ông Giang đã ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001, trong đó những người không phải là học viên giả dạng làm học viên và tự thiêu. Tin tức về việc này đã được lan truyền ra khắp thế giới thông qua các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc với một tốc độ chưa từng có.
Vụ việc này đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu này nói rằng một số cảnh trong các bản tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về vụ tự thiêu đã “được quay sau đó.”
Cả thế giới lên án phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Ông Giang Trạch Dân cũng thành lập một lực lượng đặc vụ để ám sát người sáng lập Pháp Luân Công. Một phần trong lệnh của ông này là, “phải cải tiến hoạt động, lập ra nhiều kế hoạch khác nhau. … Việc ám sát phải thành công.”
Ông Giang đã chấp nhận rủi ro khi sử dụng tiền của của nhà nước, hủy hoại nền tảng đạo đức của nhân dân Trung Quốc, và hủy diệt tương lai của chính quyền Trung Quốc bằng cách dùng các thủ đoạn tàn bạo và vô nhân đạo để đàn áp các học viên Pháp Luân Công, là những người tu Phật.
Đối với các nước phát triển, nhân tính và sự tôn trọng các quyền tự do của con người là thước đo nền văn minh, đạo đức và tiến bộ xã hội.
Chính quyền của ĐCSTQ thực thi chính sách đàn áp và bức hại tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công, Tây Tạng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của con người và đi ngược lại những giá trị đạo đức căn bản.
Nguồn Tổng hợp internet
Nhiều nước thông báo có người thiệt mạng do động đất tại Nepal
Trận động đất mạnh 7,8 độ richter, với tâm chấn ở miền trung Nepal, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.130 người tại nước này. Động đất cũng làm rung chuyển khắp khu vực, với các nạn nhân đã được thông báo tại Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Tây Tạng và đỉnh Everest.
Một phụ nữ bị thương do động đất tại Nepal (Ảnh: EPA)
Con số thống kê mới nhất từ Nepal cho biết ít nhất 1.130 người đã chết trong trận động đất mạnh nhất tại nước này trong hơn 80 năm qua. Con số thương vong được dự báo sẽ còn tăng do chưa được thống kê đầy đủ và nhiều khu vực chưa được tiếp cận.
Phó thủ tướng Nepal Bamdev Gautam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi trợ giúp nhân đạo của quốc tế.
Theo hãng tin Guardian, ít nhất 36 người đã thiệt mạng tại Ấn Độ,12 người tại Trung Quốc, 4 người tại Bangladesh và 6 người tại Tây Tạng.
BBC đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp các bộ trưởng để đánh giá tình hình.
Đây được ghi nhận là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra tại Nepal kể từ năm 1934.
Các quốc gia trên thế giới đã có các động thái nhằm trợ giúp Nepal khắc phục hậu quả của trận động đất.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã cam kết trợ giúp giới chức Nepal.
Trong khi đó, Mỹ cho biết sẽ điều một nhóm đối phó thảm họa tới Nepal và mở gói viện trợ ban đầu trị giá 1 triệu USD để giải quyết các nhu cầu khẩn cấp của người dân, theo cơ quan viện trợ Mỹ USAid.
An Bình
Theo dantri/BBC
Giúp vợ có sẵn thức ăn trong cả năm Anh Doãn Vân Phong, 27 tuổi đóng quân ở Tây Tạng, Trung Quốc. Mỗi năm anh chỉ được về phép 1 lần thăm vợ là chị Triệu, 26 tuổi. Tuy nhiên, trong lần về phép gần đây, anh Doãn Vân Phong phát hiện vợ mình đang phải làm việc rất vất vả, nghề giáo viên khiến chị không còn đủ thời gian nấu...