Pháp lên tiếng về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Tại cuộc họp báo ngày 14/5 ở Quai d’Orsay, trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp, khi bình luận về những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp đã bày tỏ quan ngại trước tình hình hiện nay.
Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam gần nơi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp nói: “Pháp quan ngại về những vụ đụng độ gần đây và những căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông. Pháp kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và đối thoại”.
Trước đó, hôm 8/5, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đưa ra quan điểm trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam.
Đại diện của EU bày tỏ lo ngại các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực, đồng thời thúc giục các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, và tiếp tục đảm bảo tự do và an toàn hàng hải.
Theo Dantri
Biển Đông: Có âm mưu ngầm phá hoại, khiêu khích?
Người dân chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta.
"Mồi lửa nhỏ" của hai Thế chiến
Video đang HOT
Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28/6/1914 được coi là "giọt nước tràn ly" châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng bắt đầu từ những sự kiện rất nhỏ như làn sóng bài ngoại (người Đức và người nói tiếng Đức) ở các vùng lãnh thổ lúc đó thuộc Tiệp Khắc, và sau này là Ba Lan.
Cả hai cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân lớn, sâu xa, là những mâu thuẫn đối nội của các quốc gia và mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi không đồng đều về thuộc địa và tầm ảnh hưởng trên thế giới không thể dung hòa được. Trên thế giới xuất hiện một thế lực mới tham gia vào bàn cờ địa chính trị và nhanh chóng đẩy một số sừng sỏ cũ về xâm chiếm thuộc địa trở thành những huyền thoại của quá khứ.
Đó là trường hợp của nước Mỹ và điển hình thể hiện ở những cuộc chiến tranh của nước này với Tây Ban Nha. Sau những cuộc xung đột giữa hai quốc gia này, Puerto Rico và Philipinnes từ thuộc địa Tây Ban Nha trở thành những thành viên của Thịnh vượng chung Hoa Kỳ. Hai cuộc đại chiến thế giới, đều có yếu tố can dự của Hoa Kỳ và đều có yếu tố muốn trở thành một thế lực bá chủ của nước Đức.
Chúng ta còn phải nhớ một điều là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra chỉ bắt đầu bằng những xung đột quân sự hạn chế, mang tính cục bộ, "Cuộc chiến tranh kỳ lạ"; khi mà các nước Đế quốc Anh, Pháp... ký hiệp ước bảo vệ Tiệp Khắc, tuyên chiến với Đức sau khi Tiệp Khắc bị xâm lược, nhưng hoàn toàn không làm gì cả. Hoa Kỳ chỉ thực sự tham chiến sau sự kiện trận Trân Châu Cảng tháng 12/1941; và cũng chỉ hạn chế đánh nhau với Nhật, hỗ trợ vật chất khí tài cho Anh và Liên Xô (với Liên Xô là các hợp đồng "thuê mượn" (lend-lease) và đều phải thanh toán bằng vàng ròng).
Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ. Ảnh: THX
Trung Quốc muốn trở thành một thế lực
Dường như, trong sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc, đã hội đủ tất cả những điều kiện để họ tham dự vào một cuộc chiến mới. Trong bài viết Giàn khoan: TQ mưu toan một mũi tên trúng đích nào?, tôi đã bàn về những vấn đề nội tại của TQ hiện nay và cả những mong muốn của lãnh đạo TQ trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 đầy thách thức này. Ở đây, tôi xin điểm lại một chút những chi tiết của lịch sử liên quan đến cái gọi là "mong muốn của lãnh đạo TQ".
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc, ngày 1/10/1949 đến nay, đã chưa bao giờ thực sự đứng trong một liên minh khăng khít về mọi mặt. Hay nói cách khác, TQ có thể thu nạp các chư hầu theo kiểu thích cho sống thì sống, thích cho chết thì chết, chứ không hề thích đứng dưới trướng ai, càng không thích chư hầu lớn mạnh.
Vì thế mà nếu như với Nam Tư tách ra khỏi khối XHCN ở Đông Âu để theo đuổi một đường lối phát triển riêng, thì TQ cũng lại tách ra khỏi hệ thống, nhưng theo cách đối đầu, đối đầu với Liên Xô. Quan hệ rạn nứt từ thời "Bác Stalin - Bác Mao" kéo tiếp đến thời Khrushev và đỉnh điểm chính là cuộc xung đột biên giới VN - TQ năm 1979.
Cũng trong thời gian đó, TQ có những bước đi ngoại giao mang tính chính trị kinh tế có tính toán rất rõ rệt với Hoa Kỳ, song luôn luôn ở mức quan hệ hạn chế: mở rộng về kinh tế nhưng dè chừng, giữ miếng về quân sự và chính trị.
Hai mươi nhăm năm, đó là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt tạm thời cuộc đối đầu quân sự VN - TQ kéo dài hơn 10 năm. Thời gian đó đủ để TQ lớn mạnh, xây dựng một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trở thàng công xưởng của thế giới và bắt đầu bành trướng trên phạm vi toàn cầu cả về đầu tư kinh tế lẫn nhân lực, một cái nhân lực vô biên đến mức toàn cầu không có đối thủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa ảnh hưởng đến kinh tế TQ, vừa đem lại những cơ hội cho hàng hóa sản xuất rẻ về giá thành.
Nếu như nước Nga tìm lại vị thế của mình trong khu vực các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, thì TQ cũng muốn trở thành một thế lực. Và thế là có những sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 những ngày này.
Bảo về tài sản cho đất nước
Từ hôm 13/5, rộ lên những tin tức về công nhân Bình Dương đập phá nhà máy của người TQ, Đài Loan... Rồi lại nghe thêm những thông tin không chính thức nữa là công nhân VN phần lớn mới chỉ có những hoạt động mang tính đình công để phản đối "vụ giàn khoan Hải Dương 981"; việc đập phá có những nhóm người đáng ngờ thực hiện, nhưng mới dừng ở mức đập phá những thứ dễ gây ấn tượng, song giá trị lại thấp như cửa kính.
Báo chí lâu nay nói nhiều đến việc làn sóng người lao động TQ ồ ạt đổ sang ta - sự mất cân bằng về chất lượng và cả số lượng lao động dẫn đến tình trạng đó, phần lớn lỗi là do VN. Nhưng nếu nhà máy của người TQ đầu tư trên đất nước VN, thì đó là tài sản của VN. Đồng thời theo luật thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trên lãnh thổ VN là doanh nghiệp VN chứ không phải là doanh nghiệp nước ngoài nữa. Nghĩa là thực tế, nếu có chiến tranh thì họ có muốn mang tài sản về nước, cũng khó mà thực hiện được.
Xin nhắc lại lịch sử, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để chấm dứt xung đột quân sự song phương giữa Nga và Đức, lúc này nước Nga Xô-viết (từ thập kỷ 1920 trở đi là Liên Xô) còn phải đàm phán với nước Đức về những tài sản của doanh nghiệp Đức đã đầu tư trên đất nước Nga từ trước chiến tranh. Với VN ta, những câu chuyện về "quốc hữu hóa" hay "công tư hợp doanh" còn như vừa mới hôm qua. Vậy đấy, với người VN, thì những tài sản dù của người TQ đầu tư trên đất nước ta, cũng là của nước VN, và chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ chúng, cho đất nước, cho tương lai.
Và cũng xin nhắc một vấn đề nữa đã thuộc về lịch sử nhưng không hề lỗi thời. Trước hai cuộc Thế chiến tôi đã lướt qua trên đây, là thời gian của những hoạt động tình báo nhộn nhịp: thu thập tin tức, vận động quan hệ, xui nguyên giục bị, xui Đông giục Tây, ngấm ngầm phá hoại, khiêu khích chia rẽ... Chúng ta không vội kết luận điều gì, nhưng tại sao những điều đó lại không có thể đang xảy ra trên đất nước chúng ta?
Hai mươi nhăm năm cũng là mốc kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn (tháng 4-6/1989), TQ có vẻ cũng đang cần một cuộc xung đột quân sự mới để làm "cú hích", vừa dẹp yên đối nội, vừa tạo đà phát triển trong giai đoạn mới. Có thể, họ chỉ muốn một cuộc xung đột hạn chế mang tính cục bộ hoặc khu vực - điều này chỉ có thời gian mới có thể trả lời được. Nhưng chúng ta cũng có thể đoán được vài chi tiết.
Khi gây hấn đến mức ngang ngược như vậy, chắc chắn, họ phải tính đến khả năng xung đột quân sự. Chắc hẳn giữ chỗ nào, đánh chỗ nào, họ có kế hoạch cả rồi. Nhưng làm gì, thì cũng phải tính - vì một hành động quân sự không bao giờ chỉ bó hẹp giữa hai quốc gia cả, mà khả năng lan rộng của nó, bao giờ cũng có.
Trong hai cuộc Thế chiến, Hoa Kỳ can dự dần dần, từng bước... Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, ngay từ những giai đoạn đầu tiên, đừng hi vọng Hoa Kỳ sẽ tham dự trực tiếp. Nhưng trong tương lai nếu xung đột lan rộng ảnh hưởng đến các quốc gia khác, trong đó có các đồng minh của Hoa Kỳ, thì việc can dự từ gián tiếp đến trực tiếp từng phần không phải là không có khả năng.
Và xin đừng quên nước Nga, một đất nước vốn đang tồn tại nhiều tranh chấp biên giới và lãnh thổ với TQ, và cũng hoàn toàn không thích một ông hàng xóm lớn mạnh, lại tiềm tàng sự thay đổi chính sách như chong chóng, nay bạn mai thù như vậy. Nước Nga, can dự vào các sự kiện hiện tại và tương lai trên biển Đông như thế nào, chúng ta cũng hãy chờ xem, nhưng chắc là nếu tình hình không dịu đi, thì chắc là sẽ sớm thôi. Mạnh mẽ, thì chắc là chưa, vì tình hình Đông Ukraina còn đang bận rộn, nhưng thái độ rõ ràng, chắc là cũng sẽ phải bày tỏ.
Lại phải nhắc lại một cuộc xung đột mang tính gây thù chuốc oán nữa - xung đột biên giới năm 1962 của TQ với Ấn Độ, mà bây giờ hàng nghìn cây số vuông vẫn nằm trong tay TQ. Nếu như Tây Tạng luôn tiềm tàng khả năng bất ổn, một cuộc chiến trên biển Đông với VN mà làm nổ ra những biến cố ở Tây Tạng, tại sao Ấn Độ lại đứng ngoài và không nắm lấy cơ hội?
Về đối nội, có vẻ lần này, khác những lần trước, "giàn khoan Hải Dương 981" có khi lại là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bên trong TQ, chứ không theo hướng "dẹp yên". Thế giới và tình thế đang diễn ra trên nó, đã thay đổi quá nhiều.
Làm cái gì, cũng phải tính toán trước sau - tất cả ai cũng vậy, chắc chắn là ở mức độ quốc gia và quốc tế, các nước đều có những tính toán cân nhắc thiệt hơn. Còn ở mức người dân, chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta...
Theo Phúc Lai
Vietnamnet
Bộ NN&PTNT động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất Thứ trưởng NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển yêu cầu hướng dẫn các biện pháp phòng tránh rủi ro trên biển và động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất. Thứ trưởng cho biết, trong những ngày qua, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt...