Pháp lên kế hoạch mở cửa biên giới với các nước ngoài khu vực Schengen
Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 12/6, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho biết quốc gia châu Âu này sẽ bắt đầu từng bước mở lại biên giới với các quốc gia trong khu vực Schengen từ ngày 15/6, và với các nước bên ngoài khu vực Schengen kể từ ngày 1/7 tới.
Đóng cửa biên giới Pháp-Đức tại khu vực nằm giữa Carling (thuộc Pháp) và Lauterbach (Đức) ngày 18/4/2020 nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Giữa tháng 3 vừa qua, Chính phủ Pháp đã quyết định đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/6 đã khuyến khích các nước thành viên của khối mở trở lại biên giới với một số quốc gia ở khu vực Balkan từ ngày 1/7 tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner nhấn mạnh Pháp sẽ thực hiện lộ trình mở lại biên giới một cách hài hòa với các nước thành viên còn lại trong EU. Tuyên bố chung nêu rõ: “Việc mở cửa này sẽ diễn ra theo từng bước và sẽ có điều chỉnh tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh ở mỗi quốc gia, và theo các thỏa thuận sẽ được thống nhất ở cấp châu Âu vào thời điểm đó”.
Video đang HOT
Châu Âu chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, theo đó gần 50% số ca tử vong trên thế giới ghi nhận tại châu lục này. Tuy nhiên, đà lây lan chậm dần ở nhiều quốc gia vốn bị dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, như Tây Ban Nha, Italy và Pháp cho phép chính phủ các quốc gia này dỡ bỏ các hạn chế xã hội.
Khu vực Schengen (người dân có thể tự do qua lại các nước mà không cần thị thực) bao gồm hầu hết các quốc gia EU, cùng Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Lichtenstein.
Pháp công bố chi tiết gỡ phong toả nhưng vẫn tiếp tục đóng biên giới
Chính phủ Pháp cho biết, một số địa điểm cụ thể như bãi biển sẽ được mở cửa nếu như có sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Ngày 7/5, Chính phủ Pháp thông báo chính thức các biện pháp sẽ áp dụng sau khi nước này dỡ bỏ dần phong tỏa toàn quốc vào ngày 11/5 tới. Trong đó, Pháp sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới với các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu hay không gian Schengen.
Ngày 7/5, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cùng nhiều Bộ trưởng trong Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo được trông đợi nhằm thông tin một cách rõ ràng nhất về các biện pháp sẽ được triển khai sau 4 ngày tới, khi nước Pháp bắt đầu dỡ bỏ dần phong tỏa toàn quốc.
Nội dung được quan tâm nhất là việc di chuyển của người dân sau khi dỡ bỏ phong tỏa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp, ông Christophe Castaner, khẳng định, ngay từ thứ Hai tuần sau, 11/5, người dân sẽ được di chuyển tự do trong phạm vi 100 km tính từ nơi cư trú và theo đường chim bay. Quá phạm vi trên, người dân phải có giấy xác nhận hoặc bản cam kết di chuyển vì 2 mục đích là công việc và việc gia đình cấp bách. Ngoài ra, người dân cũng có thể di chuyển trên 100 km nhưng phải trong phạm vi một tỉnh.
Đối với vấn đề khẩu trang, việc mang khẩu trang sẽ là bắt buộc đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng từ 11 tuổi trở lên kể từ ngày 11/5. Người vi phạm sẽ bị xử phạt 135 euro (tương đương 3,5 triệu đồng). Về việc hoạt động trở lại các trường học, Bộ trưởng Giáo dục, ông Jean-Michel Blanquer, cho biết khoảng 1 triệu học sinh trên toàn nước Pháp sẽ trở lại trường học trong tuần sau.
Ông Jean-Michel Blanquer nói: "Chúng tôi đã làm việc với các địa phương để các trường học có thể mở cửa một cách tối đa. Hiện tại, có khoảng từ 87% đến 90% các địa phương đã chuẩn bị cho trường học hoạt động trở lại vào tuần sau. Chúng tôi tiếp tục làm việc với 10% địa phương còn lại. Khoảng 80% đến 85% trong tổng số 50.500 trường học trên toàn nước Pháp đã tuyên bố mở cửa trở lại vào tuần sau".
Nhằm bảo vệ người cao tuổi trước sự tấn công của virus, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi phụ thuộc sẽ tiếp tục được cách ly. Tuy nhiên, Thủ tướng Pháp khẳng định sẽ không có việc cách ly bắt buộc đối với những người cao tuổi ngoài các trung tâm này.
Đối với các địa điểm khác, Chính phủ Pháp cho biết, một số địa điểm cụ thể như bãi biển sẽ được mở cửa nếu như có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Các thư viện, bảo tàng sẽ được mở của trở lại, trong khi các rạp chiếu phim, nơi tổ chức các sự kiện tiếp tục phải đóng cửa. Các sự kiện tôn giáo, tín ngưỡng sẽ được mở cửa dần từ nay đến cuối tháng 5.
Đối với các cửa hàng và trung tâm thương mại, Bộ trưởng Kinh tế, ông Bruno Le Maire cho biết, sau ngày 11/5, hầu hết các cửa hàng được mở cửa trở lại, trong đó, các trung tâm thương mại có diện tích trên 40 nghìn mét vuông sẽ được mở cửa trở lại nếu có đồng thuận của cảnh sát trưởng phụ trách địa phương, trừ vùng Ile-de-France (tức khu vực thủ đô Paris và các tỉnh lân cận).
Chính phủ Pháp cũng cho biết, mặc dù dỡ bỏ phong tỏa nhưng Pháp tiếp tục đóng cửa biên giới tới khi có thông báo mới đối với các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu (EU) hay không gian Schengen. Đối với các thành viên EU, không gian Schengen và Vương quốc Anh, các biện pháp hạn chế ở biên giới sẽ được gia hạn cho đến ít nhất là ngày 15/6.
Ngày 7/5, Pháp ghi nhận thêm 178 ca tử vong vì dịch Covid-19, số ca tử vong từ ngày 1/3 đã là gần 26.000 người. Số bệnh nhân phải điều trị trong hệ thống bệnh viện vì Covid-19 tiếp tục giảm còn hơn 23.200, trong đó 2.961 ca cấp cứu./.
Gần 21.000 người chết vì nCoV tại Anh Anh ghi nhận thêm hơn 400 người chết do nCoV, nâng tổng số ca tử vong cả nước lên gần 21.000 trong gần 153.000 ca nhiễm. Bộ Y tế Anh ngày 26/4 thông báo phát hiện thêm 4.463 ca nhiễm nCoV, tăng nhẹ so với mức 4.193 ca một ngày trước đó, khiến số ca nhiễm toàn quốc tăng lên 152.840. Nước này...