Pháp ký ban hành luật gây tranh cãi về chế độ nghỉ hưu
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15.4 đã ký ban hành luật gây tranh cãi liên quan đến chế độ hưu trí, qua đó chính thức nâng tuổi hưu từ 62 lên 64, sau khi nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng Hiến pháp.
Đây là thắng lợi quan trọng của nhà lãnh đạo trong bối cảnh phong trào biểu tình rầm rộ suốt nhiều tháng qua đã trở thành thách thức lớn nhất đối với ông trong nhiệm kỳ 2.
Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để phản đối luật mới về tuổi hưu. Ảnh Reuters
Theo AFP, Hội đồng Hiến pháp gồm 9 thành viên của Pháp ngày 14.4 kết luận hầu hết các nội dung chủ chốt trong dự luật cải cách chế độ hưu trí mà chính quyền Macron đề xuất là hợp hiến, bao gồm việc nâng tuổi hưu và tăng số năm làm việc tối thiểu để được hưởng lương hưu đầy đủ. Sáu đề xuất nhỏ hơn bị bác, bao gồm việc bắt buộc các công ty công khai số lượng lao động trên 55 tuổi, cũng như tạo ra một hợp đồng đặc biệt cho lao động lớn tuổi.
Biểu tình lập tức bùng nổ ở Paris và nhiều thành phố lớn khác ngay khi quyết định của Hội đồng Hiến pháp được công bố, trong đó bạo lực đã xảy ra ở một số nơi. Các công đoàn đã ra một tuyên bố chung kêu gọi ông Macron không ký ban hành luật, nói vấn đề “chưa kết thúc”. Họ cũng cảnh báo về việc tổ chức các cuộc tuần hành tập thể vào ngày 1.5.
Cảnh sát tiếp tục trấn áp người biểu tình bạo lực chống cải cách lương hưu ở Pháp
Trong khi nhiều nước láng giềng đã nâng tuổi hưu lên ngưỡng 65, các cuộc thăm dò dư luận tại Pháp cho thấy đa số người dân phản đối những thay đổi trong chế độ hưu trí, khiến tỷ lệ ủng hộ ông Macron rơi xuống mức thấp kỷ lục. Ngọn lửa giận dữ càng bùng phát dữ dội sau khi chính phủ quyết định “qua mặt” quốc hội để thông qua dự luật bằng cách sử dụng một quy định trong hiến pháp.
Cảnh sát bắn hơi cay để giải tán hàng nghìn người biểu tình tại Paris
Ngày 16/3, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris của Pháp để phản đối các cải cách của chính phủ đối với chế độ hưu trí.
Người dân tham gia biểu tình phản đối cải cách chế độ hưu trí tại Paris, Pháp, ngày 16/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, lực lượng cảnh sát đã phải bắn hơi cay để giải tán người biểu tình tại Quảng trường Concorde ở Paris, nơi tập trung khoảng 7.000 người, trong đó nhiều người đã ném đá vào cảnh sát.
Ngoài thủ đô Paris, tại nhiều nơi khác trên khắp nước Pháp, người biểu tình cũng tập trung để phản đối chương trình cải cách chế độ hưu trí. Tại thành phố Grenoble và Lyon, miền Đông Nam nước Pháp, mỗi nơi có vài trăm người tụ tập biểu tình trên các đường phố. Một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở thành phố Lille, miền Bắc nước Pháp.
Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã công bố chi tiết kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, theo đó tuổi nghỉ hưu nâng từ 62 tuổi lên 64 tuổi vào năm 2030, cũng như áp dụng một cơ chế lương hưu tối thiểu. Cũng theo kế hoạch này, từ năm 2027, người lao động sẽ phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ.
Kế hoạch cải cách này đã gây tranh cãi tại Quốc hội Pháp cũng như các cuộc biểu tình và đình công trên khắp nước này trong khoảng 2 tháng qua. Các cuộc thăm dò được tiến hành trong những tuần gần đây cho thấy khoảng 70% số người được hỏi phản đối kế hoạch cải cách này.
Ngày 11/3 vừa qua, Thượng viện Pháp đã thông qua dự luật cải cách trên và gửi lại Hạ viện để thông qua. Tuy nhiên, Thủ tướng Borne ngày 16/3 đã vận dụng một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tại Hạ viện mà không cần các nghị sĩ bỏ phiếu.
Người phát ngôn nghiệp đoàn CGT ngày 16/3 cho biết các nghiệp đoàn tại Pháp đang lên kế hoạch tiến hành một ngày đình công và biểu tình khác, dự kiến vào ngày 23/3 tới.
Các nghiệp đoàn Pháp kêu gọi đình công để phản đối cải cách hưu trí Tại Pháp, cảnh sát dự kiến từ sẽ có tới 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3, trong bối cảnh các nghiệp đoàn nước này tuyên bố sẽ "làm đất nước tê liệt" để phản đối cải cách hưu trí. Tuần hành trong cuộc đình công trên toàn quốc, phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ,...