Pháp ‘khó chịu’ vì Nga gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi
Pháp đang tranh giành ảnh hưởng với Nga ở châu Phi trong bối cảnh Paris bị đổ lỗi làm mất ổn định khu vực hơn nữa.
Tổng thống Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 21/11, Tổng thống Emmanuel Macron đã chỉ trích Nga “tuyên truyền chống Pháp” ở châu Phi và “lợi dụng” các quốc gia châu Phi đang gặp khó khăn, nơi Paris đã phải chịu những thất bại quân sự và mất ảnh hưởng sâu rộng hơn trong những năm gần đây.
Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nói tiếng Pháp ở Tunisia, ông Macron được đề nghị trả lời những người chỉ trích rằng Paris đã khai thác các mối quan hệ kinh tế và chính trị lịch sử ở các thuộc địa châu Phi cũ của mình nhằm phục vụ lợi ích riêng.
Tổng thống Macron nói với kênh TV5 Monde trong một cuộc phỏng vấn: “Quan điểm này được nuôi dưỡng bởi những người khác, đó là một dự án chính trị. Nhiều người có ảnh hưởng, đôi khi phát biểu trên các chương trình truyền hình, được phía Nga trả tiền. Chúng tôi biết họ”.
Ông Macron nêu rõ: “Một số cường quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của họ ở châu Phi đang làm điều này để làm tổn thương nước Pháp, gieo rắc nghi ngờ, nhưng trên hết là theo đuổi những lợi ích nhất định”.
“Bạn chỉ cần nhìn vào những gì đang diễn ra ở Cộng hòa Trung Phi hoặc những nơi khác với các dự án của Nga đang được tiến hành ở đó, khi Pháp bị gạt sang một bên, là những dự án mang tính lợi dụng. Nó được thực hiện với sự đồng lõa của chính quyền Nga”, Tổng thống Pháp lưu ý.
Video đang HOT
Pháp có quan hệ quân sự lâu đời trên khắp lục địa châu Phi nói tiếng Pháp và quân đội Pháp đã đóng quân ở Mali trong một thập kỷ như một phần của chiến dịch chống khủng bố.
Các nhà phê bình mô tả hoạt động của Pháp là một thất bại và đổ lỗi cường quốc châu Âu này làm mất ổn định khu vực hơn nữa.
Pháp cũng đang tranh giành ảnh hưởng với Nga trong những năm gần đây, với việc triển khai lực lượng an ninh tư nhân Wagner ở một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Trung Phi (CAR) và Mali.
Paris đã phải rút quân ở Mali sau khi quân đội quốc gia châu Phi này lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2020 trong bối cảnh quan hệ hai nước đổ vỡ. Các nhà lãnh đạo quân sự trên sau đó đã mời lực lượng Wagner hỗ trợ trong cuộc chiến kéo dài một thập kỷ chống lại các chiến binh Hồi giáo và cắt đứt quan hệ với Pháp.
Nga cho biết Wagner không đại diện cho nước này và cũng không hỗ trợ tài chính cho họ. Nhưng EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Wagner, cáo buộc lực lượng này thực hiện các hoạt động bí mật thay mặt cho Chính phủ Nga.
Tổng thống Pháp thăm Algeria thúc đẩy hợp tác năng lượng
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Algeria diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang chật vật tìm kiếm nguồn cung khí đốt bổ sung khi mùa Đông đang tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Chuyến công du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Algeria (từ ngày 25 - 27/8) hy vọng sẽ xoa dịu mối quan hệ vốn đang có nhiều chông gai giữa hai nước, nhưng cũng là cơ hội để đảm bảo nguồn cung khí đốt bổ sung, trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa châu Âu.
Mặc dù Paris lưu ý rằng khí đốt sẽ không phải là ưu tiên chính của "chuyến thăm hữu nghị" này, nhưng mức độ liên quan của chuyến đi đối với chính sách năng lượng của Pháp đã được nhấn mạnh bởi sự tháp tùng của Giám đốc điều hành tập đoàn điện lực Engie, Catherine MacGregor trong chuyến công du của ông Macron.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính Pháp, nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Algeria đã tăng 87% từ giữa năm 2021 đến quý đầu tiên của năm 2022. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên thậm chí còn tăng 168% trong giai đoạn này.
Sự quan tâm của Pháp đối với thị trường khí đốt Algeria có thể được giải thích là do EU ngày càng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu của Nga sau xung đột ở Ukraine. Giá khí đốt đạt mức cao nhất mọi thời đại hôm 23/8, leo lên 290 euro/MegaWatt-giờ (MWh) trên thị trường TTF của Hà Lan, sau khi đạt đỉnh 190 euro/MWh vào cuối tháng 2.
Để giải quyết vấn đề giá khí đốt đang leo thang, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thực hiện một loạt chuyến thăm nhằm ký kết các thỏa thuận hợp tác mới với các nước châu Phi hoặc tìm kiếm những thỏa thuận mới.
Vào tháng 5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến Senegal để đàm phán một thỏa thuận khí đốt có thể thay thế tới 7% lượng khí đốt nhập khẩu của Đức từ Nga. Thủ tướng Italy Mario Draghi đã đến Algeria vào tháng 7 để đàm phán một thỏa thuận khí đốt nhằm cung cấp 4 tỷ mét khối (bcm) trước mùa Đông, chiếm khoảng 5% lượng tiêu thụ hàng năm của nước này năm 2021.
Theo Sébastian Boussois, nhà nghiên cứu về quan hệ châu Âu-Arab tại Đại học Libre de Bruxelles (ULB), Tổng thống Macron, giống như nhà lãnh đạo Italy, cũng có thể sử dụng chuyến thăm để đàm phán về khí đốt trong bối cảnh Algeria đang tập trung vào các quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên, chuyên gia Boussois cho rằng Algeria, nước hiện cung cấp khoảng 10% lượng khí đốt tự nhiên cho châu Âu, khó có thể tăng thêm sản lượng lên nhiều lần. Mặt khác, Algeria cũng cần phải giải quyết nhu cầu ngày càng tăng đối với khí đốt trong nước.
Quan hệ ngoại giao căng thẳng
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp diễn ra trong bối cảnh quan hệ với Algeria đang căng thẳng. Mối quan hệ hai nước đã trở nên xấu đi vào cuối năm ngoái sau khi những bình luận của ông Emmanuel Macron về lịch sử của Algeria dẫn đến rạn nứt ngoại giao.
Nhà lãnh đạo Pháp được cho là đặt câu hỏi về sự tồn tại của Algeria với tư cách là một quốc gia trước khi Pháp xâm lược nước này vào năm 1830, và cáo buộc những người nắm quyền viết lại lịch sử và kích động "sự thù hận đối với Pháp". Đáp lại, Algeria đã rút đại sứ của mình khỏi Pháp.
Chuyến đi của ông Macron tới Algeria cũng sẽ được các nước EU khác theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt, Đức sẽ hoan nghênh bất kỳ nguồn cung cấp khí đốt bổ sung nào từ Algeria. "Nếu ông Macron có thể đảm bảo khí đốt cho Pháp, thì trong mọi trường hợp, đó cũng được coi là khí đốt [bổ sung] cho châu Âu", Giáo sư Thierry Bros tại Sciences Po Paris, nói.
Ông Macron đã nhận lời mời của Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune để thực hiện chuyến thăm chính thức thứ hai tới quốc gia Bắc Phi này sau chuyến thăm ngắn ngủi vào tháng 12/2017, thời điểm ông vừa nhậm chức.
"Chuyến đi này sẽ góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương hướng tới tương lai, củng cố hợp tác Pháp-Algeria để đối mặt với những thách thức khu vực và tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá khứ", Tổng thống Pháp cho biết trong một tuyên bố sau cuộc điện đàm giữa ông và người đồng cấp Algeria Tebboune.
Cuộc 'marathon' ngoại giao của Tổng thống Pháp Trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước có nhiều biến động, một số người đang tự hỏi về khả năng kết thúc "Kỷ nguyên Macron" ở cấp độ EU và quốc tế. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Phải). Ảnh: Reuters Sau cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, liên minh ủng hộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ giành được 246...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị
Uncat
08:56:24 08/05/2025
Bạch Công Khanh chưa có duyên điện ảnh, gác lại chuyện tình cảm vì mất niềm tin?
Sao việt
08:52:54 08/05/2025
Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận
Sức khỏe
08:51:44 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025
Google xác nhận sự cố 'đứng hình' trên YouTube
Thế giới số
08:47:28 08/05/2025
'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
Du lịch
08:43:01 08/05/2025
Xuất hiện hình thức giả danh 'tiểu tam' để lừa đảo trực tuyến
Pháp luật
08:27:53 08/05/2025
MC Long Vũ 'cướp hit' Trúc Nhân, dí dỏm: 'Mọi người cứ nghĩ tôi hát không ra gì'
Tv show
08:25:03 08/05/2025
Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa
Tin nổi bật
08:18:48 08/05/2025