Pháp khẳng định hỗ trợ quân đội Mali tiêu diệt các phần tử thánh chiến
Ngày 2/11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly khẳng định sẽ hỗ trợ quân đội Mali trong nỗ lực chống các phần tử thánh chiến tại quốc gia thuộc vùng Sahel này. Tuyên bố trên được bà đưa ra trong khuôn khổ chuyển thăm tới thủ đô Bamako, Mali.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp Mali, Đại tá Sadio Camara, bà Parly đã tái khẳng định cam kết hỗ trợ tăng cường năng lực cho các lực lượng vũ trang Mali. Bà nêu rõ Pháp và các đối tác quốc tế sẽ tiếp tục các hoạt động hỗ trợ và cố vấn tại quốc gia này. Bà cho biết cuộc chiến chống khủng bố tại Sahel đã không bị ảnh hưởng kể từ khi xảy ra binh biến tại Mali, song điều quan trọng là phải thảo luận các kế hoạch lâu dài và vạch ra các chiến dịch mới.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, liên quan đến tình hình thực địa, bà Parly cho biết quân đội Pháp tiêu diệt hơn 50 phần tử thánh chiến có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda trong các cuộc không kích tại miền Trung Mali.
Chiến dịch diễn ra ngày 30/10 tại khu vực gần biên giới Burkina Faso và Niger. Cuộc không kích được thực hiện sau khi máy bay không người lái phát hiện một đoàn xe mô tô lớn tại khu vực biên giới ba nước. Theo bà Parly, chiến dịch này giáng một đòn mạnh vào nhóm khủng bố Hồi giáo Ansarul liên kết với al-Qaeda, hoạt động ở khu vực Boulikessi, gần biên giới với Burkina Faso.
Video đang HOT
Nhóm Hồi giáo Ansarul từng nhận là thủ phạm đứng sau nhiều vụ tấn công chống lại quân đội Burkina Faso. Mỹ đã liệt nhóm này vào danh sách khủng bố vào đầu năm 2018.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm trên, bà Parly đã có cuộc gặp với Phó Tổng thống lâm thời Mali Assimi Goita. Dự kiến bà cũng sẽ gặp Tổng thống lâm thời Mali Bah Ndaw.
Ngày 18/8 vừa qua, binh biến đã xảy ra ở Mali khi nhóm binh si tự xưng Ủy ban Quốc gia bảo vệ người dân (CNSP) nôi loan bên ngoai thu đô Bamako, băt giư Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, Thu tương Boubou Cisse cung môt sô thanh viên trong chinh phu.
Vài giờ sau đó, Tông thông Keita tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội. Sau binh biến, chính quyền quân sự ở Mali đã cam kết thành lập một chính phủ chuyển tiếp hoạt động trong vòng 18 tháng để đưa nước này chuyển sang chế độ dân sự sau binh biến. Ngày 25/9, ông Bah Ndaw, một đại tá nghỉ hưu, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Mali, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình chuyển tiếp này.
Pháp hiện có 5.100 binh sĩ đồn trú tại vùng Sahel của châu Phi, trong đó có Mali. Đây là một phần trong chiến dịch chống các phần tử thánh chiến mang tên Barkhane. Bạo lực đã bùng phát tại Mali kể từ năm 2012, khiến hàng nghìn binh sĩ và dân thường thiệt mạng. Giao tranh với các phần tử thánh chiến đã lan sang cả các nước láng giềng Burkina Faso và Niger, bất chấp sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại đây.
Pháp ghép mũi cho tàu ngầm hạt nhân bị cháy
Hải quân Pháp sẽ gắn mũi tàu ngầm Saphir đã loại biên cho tàu Perle bị cháy hồi tháng 7, nhằm lấp lỗ hổng trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân.
"Chúng tôi có thể sửa chữa Perle và chúng tôi sẽ đưa nó trở lại biên chế", Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly phát biểu tại hội thảo hải quân Euronaval Online hồi tuần trước.
Nhà máy của tập đoàn đóng tàu Naval Group tại Cherbourg, miền bắc Pháp, sẽ bắt đầu quá trình sửa chữa tàu ngầm Perle từ tháng 2/2021. Bộ trưởng Parly cho biết giai đoạn này sẽ kéo dài 6 tháng với sự tham gia của 300 chuyên gia, trong đó phần mũi tàu ngầm Saphir bị loại biên sẽ được lắp vào thân tàu Perle. Tàu ngầm này dự kiến được bàn giao cho hải quân Pháp vào đầu năm 2023.
Mũi tàu ngầm Perle bị hư hại sau vụ cháy hồi tháng 6. Ảnh: Naval News.
Tàu ngầm Perle thuộc lớp Rubis, được hải quân Pháp biên chế tháng 7/1993, cập cảng Toulon hồi tháng 1 để nâng cấp. Tuy nhiên, một vụ cháy bùng phát ở khu vực khó tiếp cận ở mũi tàu hôm 12/6, ngọn lửa hoành hành suốt 14 giờ và cần hàng trăm lính cứu hỏa để dập tắt. Trên tàu vào thời điểm đó không có vũ khí hay nhiên liệu hạt nhân.
Nhiệt độ cao từ đám cháy đã gây hư hỏng hoàn toàn cấu trúc thép ở mũi tàu. Đây sẽ là khu vực bị cắt bỏ và thay bằng mũi tàu ngầm Saphir.
Quyết định sửa chữa tàu ngầm Perle được công bố trong bối cảnh Pháp đang thiếu hụt lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công. Hải quân nước này cần duy trì khả năng hoạt động của cả 4 tàu ngầm lớp Rubis sau khi loại biên tàu Saphir hồi tháng 7/2019 và chiếc Perle bị cháy khi nâng cấp.
Ngay cả khi có đủ 4 tàu, hải quân Pháp vẫn chỉ có thể triển khai một tàu cho nhiệm vụ tuần tra, do những chiếc còn lại được bảo dưỡng định kỳ hoặc huấn luyện thủy thủ đoàn. Trong khi đó, chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda sẽ không thể đưa vào biên chế trước năm 2021.
Hải quân Pháp hiện cần ít nhất 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công trong biên chế để bảo đảm ít nhất 2-3 chiếc có thể triển khai bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle và các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant.
Mali: Phe đảo chính muốn một chính phủ chuyển tiếp trong hai năm Theo đề xuất về chính phủ chuyển tiếp 2 năm của phe đảo chính quân đội Mali, Tổng thống sẽ là một nhân vật dân sự hoặc quân sự. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia bảo vệ người dân (CNSP) tự xưng sau binh biến ở Mali, Tướng Malick Diaw (giữa) cùng các quan chức quân sự cấp cao tại cuộc họp...