Pháp kêu gọi EU phòng vệ tập thể
Roi-tơ và TTXVN ngày 30-8 dẫn lời Tổng thống Pháp E. Ma-crông tại buổi họp báo với người đồng cấp Phần Lan X.Ni-ni-xtô nhấn mạnh, Liên hiệp châu Âu (EU) cần áp dụng một hình thức phòng vệ tập thể trước những mối lo ngại về các cam kết của Mỹ trong vấn đề an ninh.
Theo ông Ma-crông, hình thức hợp tác này tương tự điều 5 trong Hiệp ước phòng thủ của NATO, nhưng ở mức cao hơn, theo đó quy định cuộc tiến công nhằm một quốc gia thành viên NATO đồng nghĩa nhằm toàn khối.
Ngày 31-8, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) G.Giăng-cơ tuyên bố, EU sẽ đáp trả nếu Tổng thống Mỹ .Trăm áp thuế đối với mặt hàng ô-tô nhập khẩu từ EU. Ông G.Giăng-cơ cho biết EU và Mỹ đã thỏa thuận tạm ngừng áp thuế đối với ô-tô nhập khẩu của nhau; nếu Mỹ vi phạm thỏa thuận thì EU sẽ có động thái đáp trả tương tự. Trước đó, Tổng thống Trăm bác bỏ đề xuất của EU về việc miễn thuế đối với mặt hàng ô-tô, đồng thời khơi lại cuộc tranh cãi thương mại ở hai bên bờ ại Tây Dương.
Video đang HOT
Theo nhandan.com.vn
EU xúc tiến kế hoạch kiểm soát người di cư
Đại diện các nước Liên hiệp châu Âu (EU) mới đây nhóm họp để thảo luận chi tiết kế hoạch xây dựng những trung tâm kiểm soát ở châu Âu, nơi tiếp nhận những người di cư trái phép, qua đó hạn chế sự di chuyển của người di cư bên trong khối.
Tàu cứu hộ giải cứu người tị nạn trên biển Địa Trung Hải.Ảnh ROI-TƠ
Giải pháp này là một phần thỏa thuận đạt được tại Hội nghị cấp cao EU cuối tháng 6 vừa qua nhằm tháo gỡ vấn đề gây căng thẳng giữa các nước thành viên EU liên quan việc tiếp nhận người di cư trái phép được các tàu cứu hộ trên biển. Những trung tâm này sẽ được đặt tại các nước thành viên tự nguyện và cho phép phân biệt nhanh chóng những người đủ điều kiện xin tị nạn với các trường hợp di cư vì kinh tế. Những người di cư đủ điều kiện sẽ được hưởng sự bảo trợ quốc tế và được phân bổ vào các quốc gia khác của châu Âu.
Theo nội dung dự thảo kế hoạch được đăng tải trên các trang tin điện tử của Ủy ban châu Âu (EC), các trung tâm kiểm soát sẽ trở thành điểm đến đầu tiên của những người di cư tới EU. Các trung tâm này sẽ do nước chủ nhà quản lý với sự hỗ trợ đầy đủ từ lực lượng biên phòng châu Âu, các chuyên gia tị nạn... Chi phí sẽ do ngân sách EU chi trả và các nước thành viên tiếp nhận người tị nạn cũng được hỗ trợ tài chính 6.000 ơ-rô/người.
Bên cạnh đó, EC sẽ cung cấp một điểm liên lạc trung tâm để điều phối giữa các nước thành viên tham gia nỗ lực chung này, như một biện pháp tạm thời cho đến khi một hệ thống đầy đủ được thiết lập. Để giảm số người di cư thiệt mạng trên biển, EC cũng hối thúc tất cả các nước bên bờ Địa Trung Hải thành lập các trung tâm, vùng tìm kiếm và cứu nạn. Ngoài việc thành lập các trung tâm kiểm soát tại châu Âu, EU cũng nhất trí xem xét việc xây dựng các trạm quá cảnh dành cho người di cư bên ngoài khối, có thể tại châu Phi nhằm ngăn chặn người di cư trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người khi tìm cách vượt biên bằng đường biển.
Hiện nay, EU vẫn chưa thể dàn xếp những tranh cãi về hạn ngạch tiếp nhận người di cư của từng nước thành viên. Các nước khu vực Đông Âu, bao gồm Ba Lan và Hung-ga-ri lâu nay vẫn từ chối tiếp nhận người di cư bất chấp EC xem xét các biện pháp xử phạt đối với hai nước này. Ngày 18-7 vừa qua, Hung-ga-ri tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc, hiệp ước sẽ là văn kiện quốc tế đầu tiên về kiểm soát hoạt động di cư nếu được thông qua vào tháng 12 năm nay.
Căn cứ theo quy định của EU, người di cư xin cấp quy chế tị nạn tại quốc gia châu Âu đầu tiên họ đặt chân tới. Bởi vậy, từ đầu năm 2018 đến nay, dù số người di cư đến được châu Âu bằng đường biển là hơn 50.000 người, thấp hơn so cùng kỳ năm 2016 và 2017, quy định này vẫn tạo nhiều áp lực lên các quốc gia cửa ngõ như I-ta-li-a, Hy Lạp và mới đây là Tây Ban Nha. Theo thống kê của Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) và Liên hợp quốc, năm 2018, Tây Ban Nha đã vượt I-ta-li-a trở thành điểm đến hàng đầu của những người di cư với hơn 22.700 người, gấp ba lần so cùng kỳ năm 2017.
Trong bối cảnh sự chia rẽ giữa các nước thành viên EU về vấn đề người di cư chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều, thì các giải pháp đang được xúc tiến này sẽ giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia cửa ngõ, cũng như của khối. Đồng thời, các biện pháp này cũng khuyến khích, hỗ trợ các nước thành viên tự nguyện tiếp nhận người tị nạn. Dù vậy, EU cần sự đồng lòng của các nước thành viên và các cơ chế chặt chẽ hơn khi mà hàng trăm nghìn người di cư vẫn tìm cách vào "lục địa già" để thoát khỏi cảnh nghèo đói và các cuộc xung đột.
Minh Thắng
Theo nhandan
Lý do lãnh đạo EU tặng ảnh nghĩa trang cho Tổng thống Trump Nhân chuyến thăm Washington trong tuần này, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump một bức ảnh nghĩa trang quân đội ở Luxembourg. Ông Junker tặng ông Trump ảnh nghĩa trang để gợi nhắc lịch sử chung giữa EU và Mỹ. (Ảnh: Twitter) Theo Sputnik, hôm 25/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã...