Pháp hối Mỹ – Trung tránh leo thang căng thẳng thương mại
Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 7-5 cho rằng, Mỹ và Trung Quốc phải tránh leo thang căng thẳng thương mại để duy trì đà tăng trưởng toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire. (Nguồn: Wall Street Journal)
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ đến Mỹ từ ngày 9 đến 10-5 để đàm phán song phương theo lời mời của các quan chức cấp cao nước chủ nhà. Trước đó, các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết mà nước này đưa ra trong các cuộc đàm phán thương mại, buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải tuyên bố áp thuế bổ sung, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-5 tới. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định đây là điều mà Washington không thể chấp nhận.
Theo một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc, ít khả năng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ thêm trong các cuộc đàm phán tới, bất chấp đe dọa áp thuế bổ sung của Tổng thống Donald Trump.
HUY QUỐC
Video đang HOT
Theo SGGP
Lãnh đạo Mỹ - Trung sắp gặp nhau để chấm dứt chiến tranh thương mại
Nhà Trắng hôm 4/4 nêu khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sắp thông báo lịch gặp thượng đỉnh Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình để chốt một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài suốt 9 tháng.
Tổng thống Trump tiếp Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Nhà Trắng hôm 4/4. (Ảnh: Reuters)
Ông Trump bày tỏ sự lạc quan khi nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng các cuộc đàm phán giữa hai bên "đang tiến triển rất tốt đẹp".
"Mọi thứ đều được nói tới, không có gì không được đưa vào", ông Trump nói đến các đòi hỏi của Mỹ đối với thỏa thuận.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc thể hiện sự lạc quan thận trọng trong những tháng qua, nhưng đàm phán có vẻ ít tiến triển trong thời gian gần đây khi hai bên không thống nhất được khi nào và liệu Washington sẽ bỏ áp thuế trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc mà ông Trump cho triển khai từ năm ngoái.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc gặp ông Trump vào cuối ngày 4/4 để kết luận các nội dung của vòng đàm phán cuối cùng, còn đội quan chức đàm phán Mỹ nói rằng đàm phán đã gần đến lúc kết thúc theo cách này hay cách khác.
Năm ngoái, ông Trump triển khai một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề với nước này, chấm dứt những kiểu làm thương mại không công bằng như đánh cắp công nghệ Mỹ hay sự can thiệp sâu của nhà nước Trung Quốc vào thị trường.
Kể từ năm ngoái, Washington và Bắc Kinh đã áp thuế lên hơn 360 tỷ USD thương mại hai chiều, gây tổn hại cho các ngành sản xuất và khiến nền kinh tế thế giới thể hiện dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Trung Quốc đề xuất mua thêm nhiều hàng hóa Mỹ và thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài.
Điểm nghẽn cuối cùng có vẻ nằm ở chỗ khi nào và bằng cách nào Washington sẽ đồng ý dỡ bỏ biện pháp tăng thuế đối với hơn 250 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc.
Tháng trước, ông Trump nói rằng biện pháp thuế đó sẽ vẫn được duy trì "trong giai đoạn đáng kể".
Các quan chức Mỹ đòi hỏi rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng đều phải khiến bên kia phải thực thi, và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói rằng các biện pháp thuế tạo ra đòn bẩy quan trọng để ngăn Bắc Kinh quay lưng với những gì đã cam kết.
Ông Gary Clyde Hufbauer, một cựu quan chức thương mại Mỹ và hiện công tác tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, cho rằng việc ông Trump dỡ bỏ thuế quá sớm có thể vấp phải chỉ trích từ phe Dân chủ rằng ông đã quá mềm yếu trong đàm phán.
"Nhà Trắng phải giữ thuế và chỉ hạ thuế dần dần khi Trung Quốc thực hiện các cam kết của họ", ông Hufbauer nói. "Chiến lược của Trung Quốc là thoát khỏi các biện pháp thuế đó. Tôi đoán rằng hai bên sẽ thỏa hiệp điều gì đó ở giữa", ông nói.
Tháng 2 vừa qua, ông Trump nói sẽ hoàn tất thỏa thuận tại một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Tập vào tháng 3, nhưng thời hạn này liên tục bị lùi vì hai bên chưa thể kết thúc đàm phán.
Tâm trạng lạc quan về khả năng hai bên đạt được thỏa thuận đã kích thích các thị trường chứng khoán toàn cầu, khi các nhà đầu tư dường như ít bận tâm về nội dung của thỏa thuận mà chỉ muốn hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chấm dứt đối đầu thương mại.
BÌNH GIANG
Theo TPO
'Ngoại giao đồ ăn nhanh' thể hiện thiện chí Mỹ-Trung ra sao trên bàn đàm phán? Các cuộc đàm phán thương mại tại Washington tháng trước diễn ra căng thẳng đến độ Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer bỏ qua bữa trưa trang trọng chính thức và phải cùng nhau thưởng thức bữa tối bằng đồ ăn nhanh. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) và Phó Thủ tướng...