Pháp hỗ trợ Đà Nẵng ứng phó với biến đổi khí hậu
Chiều 21/11, tại Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng thông qua Ban Chỉ đạo hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (CCCO) và công ty tư vấn Pháp Asconit đã ký kết hợp đồng nghiên cứu nhằm hỗ trợ xây dựng kế hoạch khí hậu của thành phố.
Lễ ký kết hợp đồng do AFD tài trợ giữa CCCO và Công ty tư vấn Pháp Asconit vừa diễn ra tại Đà Nẵng chiều 21/11.
Hợp đồng nghiên cứu trên do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ với kinh phí 136.000 Euro (khoảng hơn 3,5 tỷ đồng).
Theo đó, trong thời gian 11 tháng, tính từ thời điểm ký hợp đồng, Công ty tư vấn Pháp Asconit với nhóm chuyên gia đến từ Pháp và cả các chuyên gia đến từ Nhật Bản sẽ phối hợp, hỗ trợ Đà Nẵng các kinh nghiệm, biện pháp, kỹ thuật trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Đình Anh – Chánh văn phòng Ban chỉ đạo hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Đà Nẵng chia sẻ: Chính phủ ViệtNam vừa phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi hy vọng các kinh nghiệm, biện pháp, kỹ thuật… của Pháp sẽ được ứng dụng tại Đà Nẵng, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu mà một trong những mục tiêu trọng tâm là giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Tiếp theo đó là nhân rộng mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu này ở các địa phương khác trên cả nước.
Trước thềm hội nghị quốc tế về khí hậu (COP 18) tại Doha, việc ký kết này đánh dấu một giai đoạn mới trong cam kết của nước Pháp và của AFD hỗ trợ các cơ quan chính quyền Việt Nam trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Được biết, trong giai đoạn 2006-2012, AFD đã cấp cho Việt Nam 342,5 triệu Euro thông qua 12 dự án phát triển tham gia vào công tác chống biến đổi khí hậu và thích ứng với những tác động của nó. Kết quả đã giảm hơn 18 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm tại Việt Nam.
Theo Dantri
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Triều cường cao nhất trong vòng 15 năm qua
Theo dự báo, đêm 15 rạng sáng 16.11, Bạc Liêu sẽ đón nhận đợt triều cường cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Trước đó vào đợt triều cường tháng 10, Bạc Liêu đã thiệt hại trên 27 tỉ đồng; 3.600ha diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, hàng chục ngàn căn nhà bị ngập, trên 300ha hoa màu bị ảnh hưởng.
Kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới và triều cường tại Bạc Liêu ngày 15.11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra; vận động người dân ý thức bảo vệ bờ bao, chủ động ứng phó với triều cường.
Trước đó, sáng 15.11 Sở GDĐT Bạc Liêu quyết định tạm cho trên 10.000 SV các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và trên 167.000 HS các cấp từ mầm non đến THPT nghỉ học. Những vùng thấp tại các huyện Hòa Bình, Đông Hải, TP.Bạc Liêu được người dân đắp bờ bao tạm để ngăn nước mặn có khả năng xâm nhập.
Tại Sóc Trăng, điều lo ngại là hệ thống 802m đê bao tại Cù Lao Dung bị vỡ trước đây chân đất vẫn còn yếu có khả năng tiếp tục vỡ. Nếu đỉnh triều cao 2,5m thì hầu như 1.000km đê bao trong dân cặp 360 con rạch sẽ vỡ và tràn bờ.
Tại Cà Mau: Điều đáng lo ngại là hệ thống đê biển Tây dài trên 30km vẫn chưa hoàn thành, có nguy cơ vỡ tại nhiều đoạn. Nếu đỉnh triều như dự báo (cao 2,7m) Cà Mau có gần 100km hệ thống đê biển, đê sông bị tràn bờ.
Theo laodong
Người dân rất lo lắng Ngay sau trận động đất 4,7 richter xảy ra tại khu vực có thủy điện Sông Tranh 2, chiều tối 15-11, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã họp khẩn cấp, bàn biện pháp ứng phó. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước Trịnh Đình Dũng cho biết, ngay sau khi nhận tin xảy ra động đất...