Pháp hé mở các tình tiết khiến cựu Tổng thống Sarkozy bị tạm giữ
Ngày 20/3, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị cảnh sát tư pháp bắt giữ để điều tra nghi án nhận tiền bất hợp pháp.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị cảnh sát tư pháp bắt giữ ngày 20/3 để điều tra nghi án nhận tiền bất hợp pháp. Ảnh: Caasimada
Cảnh sát tư pháp Nanterre, một địa phương ở ngoại ô thủ đô Paris, đã tạm giữ ông Nicolas Sarkozy, cựu Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2007 – 2012 để phục vụ điều tra nghi án ông này đã nhận tiền trái phép từ chính quyền Libya của cố Tổng thống Gaddafi trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 2007.
Báo chí Pháp nhận định, việc ông Sarkozy bị tạm giữ chỉ là hồi kết của một câu chuyện có tính chất phức tạp cả về chính trị, kinh tế và ngoại giao. Tờ Thế giới (Le Monde), nhật báo hàng đầu nước Pháp, đã điểm lại những diễn biến chính trong cuộc điều tra kéo dài nhiều năm qua của cảnh sát Pháp và mối quan hệ phức tạp giữa ông Sarkozy và Gaddafi.
Theo đó, vào đầu năm 2007, Nicolas Sarkozy, khi ấy là Bộ trưởng Nội vụ Pháp đã có cuộc gặp đầu tiên với ông Gaddafi tại Libya. Trong cuộc gặp này, ông Sarkozy bị tình nghi đã đặt vấn đề muốn được Tổng thống Libya cung cấp tài chính cho chiến dịch tranh cử sắp tới.
Từ tháng 3 – 7/2007, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống vòng 1 và vòng 2 tại Pháp, 5 triệu euro đã được chuyển cho chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy, thông qua một nhân vật trung gian là doanh nhân người Libya Ziad Takieddine. Trong một đoạn video được công bố năm 2016, doanh nhân này đã thừa nhận trực tiếp mang 3 va li tiền (tổng cộng 5 triệu euro) từ Tripoli (thủ đô Libya) đến Paris.
Video đang HOT
Giữa hai vòng bầu cử Tổng thống Pháp năm 2007, ông Choukri Ghanem cựu Thủ tướng kiêm Bộ trưởng dầu mỏ Libya đã ghi lại việc chuyển 1,5 triệu euro cho ông Sarkozy trong một cuốn sổ. Đoạn ghi chép này được trang Mediapart của Pháp công bố vào tháng 9/2016.
Sau khi ông Sarkozy thắng cử, chính quyền Pháp dưới thời Sarkozy bắt đầu bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Libya một cách nhanh chóng. Đỉnh cao là chuyến thăm chính thức của Tổng thống Libya tới Pháp hồi tháng 3/2008.
Bước ngoặt của câu chuyện xảy ra vào tháng 3/2011, khi doanh nhân người Libya Ziad Takieddine bị cảnh sát Pháp bắt giữ tại lãnh thổ Pháp khi vừa trở về từ Libya với 1 va li chứa 1,5 triệu euro tiền mặt. Khi bị thẩm vấn, ông này đã khai nhận về vai trò trung gian của mình trong quan hệ giữa 2 nước giai đoạn 2005 – 2007.
Kể từ đó, quan hệ giữa chính quyền Tổng thống Sarkozy và Gaddafi thay đổi nhanh chóng. Trong cuộc khủng hoảng ở Libya, ông Sarkozy là nguyên thủ quốc gia đầu tiên công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe đối lập tại Libya và kêu gọi liên minh quốc tế tấn công quân sự vào chính quyền của Kadhafi.
Tổng thống Libya thiệt mạng trong các cuộc không kích của NATO. Cuối năm đó, con trai của lãnh đạo Libya đã cáo buộc ông Sarkozy nhận tiền của Libya trong chiến dịch tranh cử.
Sau chiến tranh Libya, một thỏa thuận cung cấp tài chính trị giá 50 triệu euro cho chiến dịch tranh cử năm 2007 của ông Sarkozy đã bị tiết lộ. Văn bản này sau đó đã được các tòa án chứng nhận ít không phải giả mạo.
Năm 2013, Viện kiểm sát Paris đã mở cuộc điều tra về các cáo buộc Libya hỗ trợ tài chính cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Sarkozy vào năm 2007. Theo sau là hàng loạt các vụ thẩm vấn và bắt giữ những người có liên quan. Đến ngày 20/3/2018, ông Nicolas Sarkozy chính thức bị cảnh sát tư pháp thẩm vấn và tạm giữ.
Theo Huỳnh Điệp
VOV-Paris
Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy quyết định từ giã chính trường
Tờ "Quan điểm" của Nga đưa tin cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã thừa nhận thất bại của mình trong các cuộc bầu cử sơ bộ của các lực lượng chính trị cánh hữu-trung dung ở Pháp, đồng thời cho biết sẽ từ giã chính trường.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy
"Tôi đã không thể thuyết phục được các cử tri. Tôi tôn trọng và hiểu nguyện vọng của họ trong lựa chọn các chính trị gia khác cho tương lai, ngoại trừ tôi. Tôi muốn chúc mừng ông Fracois Fillon (cựu Thủ tướng Pháp) và Alain Juppe (cựu Thủ tướng, cựu Ngoại trưởng Pháp) vì đã vào vòng 2 bầu cử. Đây là những nhà hoạt động chính trị xuất sắc", ông Sarkozy nói.
Vòng 1 bầu cử sơ bộ trong chuỗi bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 đã được tổ chức vào ngày 20/11 vừa qua. Tham gia vòng 1 có tất cả 7 ứng cử viên: 6 trong số này là đại diện cho đảng "Cộng hòa" (phe đối lập) và 1 là đại diện cho đảng Dân chủ-Thiên chúa giáo.
"Tôi cảm thấy rằng mình phải nói một cách rõ ràng, trung thực và tự tin rằng cho dù còn có những bất đồng trong quá khứ với họ nhưng tôi thấy ông Francois Fillon hiểu hơn tất cả các chính trị gia khác về những thách thức đối với nước Pháp, và tôi sẽ bầu cho ông ấy trong vòng 2 bầu cử sơ bộ", cựu Tổng thống Sarkozy nhấn mạnh, đồng thời bổ sung rằng "sẽ ủng hộ hoàn toàn" bất cứ ứng cử viên nào giành chiến thắng chung cuộc.
Theo cựu Tổng thống Pháp, ông hoàn toàn thừa nhận thất bại của mình, chúng mừng các ứng cử viên giành chiến thắng trong bầu cử vòng 1. Trong mắt Sarkozy, "Francois Fillon và Alain Juppe là các chính trị gia kiệt xuất" mà ông đã từng hợp tác thành công khi nắm quyền Tổng thống Pháp.
"Tôi rất tôn trọng Alain Juppe, nhưng quan điểm chính trị của tôi gần gũi với Francois Fillon hơn. Rõ ràng những cử tri giành sự tin tưởng cho tôi hoàn toàn tự do trong các quyết định của mình. Tôi muốn nói với vợ mình (Carla) và các con mình rằng: Đã đến lúc phải hướng đến cuộc sống có nhiều điều đam mê cá nhân và ít các vấn đề chính trị. May mắn cho nước Pháp! Chúc các bạn, các đồng bào của tôi may mắn!", hãng tin Ria Novosti trích dẫn lời cựu Tổng thống Pháp.
Theo kết quả kiểm phiếu từ 8.400 trong số 10.229 điểm bầu cử, cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon giành được 44%, cựu Thủ tướng Alain Juppe giành được 28,1% và cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy chỉ nhận được 22,1% phiếu bầu và không thể lọt vào vòng 2 bầu cử sơ bộ.
Vòng 2 cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập Pháp sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 và cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ được tổ chức trong tháng 4-5/2017.
Được biết, cựu Tổng thống Pháp đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2012, đã tuyên bố từ bỏ chính trị nhưng đến năm 2014, ông lại tuyên bố sẽ quay trở lại chính trị và lãnh đạo đảng đối lập lớn nhất nước Pháp. Ông Sarkozy tuyên bố quay trở lại chính trị là do thành công của đảng cánh hữu "Mặt trận Dân tộc" của bà Marine Le Pen và cuộc khủng hoảng có thể nhấn chìm châu Âu trong sợ hãi.
(Theo Infonet)
Tổng thống Pháp chi 10 nghìn USD để trang điểm hàng tháng Tổng thống Pháp vấp phải chỉ trích sau khi xuất hiện thông tin ông chi trên 10 nghìn USD tiền thuế để trang điểm mỗi tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters. Ông Macron được cho mạnh tay chi tiền thuế mỗi tháng để giữ gìn hình ảnh trước công chúng kể từ ngày trở thành tổng thống Pháp, Mirror ngày 24/8...