Pháp giành hợp đồng đóng 12 tàu ngầm cho Úc
Tại cuộc họp báo sáng 26-4, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull thông báo Tập đoàn công nghiệp hàng hải quốc phòng DCNS của Pháp đã giành được hợp đồng đóng tàu ngầm thế hệ mới cho Úc.
Ông khẳng định 12 tàu ngầm mới sẽ là các tàu ngầm hiện đại nhất thế giới. Báo Le Figaro đưa tin trước đó, thủ tướng Úc đã gọi điện thoại báo tin vui cho Tổng thống Pháp Franois Hollande.
Văn phòng tổng thống Pháp phát thông báo khẳng định đây là một quyết định lịch sử. Thông báo biết ơn Úc đã tin cậy và hãnh diện vì trình độ công nghệ tuyệt vời của Pháp đã chiến thắng trong cuộc chạy đua đỉnh cao này. Thông báo ghi nhận hợp đồng tàu ngầm sẽ mang lại việc làm và phát triển cho Pháp cũng như Úc.
Đây là hợp đồng quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của Úc. Hợp đồng trị giá 50 tỉ đôla Úc (38,5 tỉ USD) nhằm chế tạo 12 tàu ngầm thay thế hạm đội sáu tàu ngầm lớp Collins hiện nay chạy bằng diesel và điện. Hợp đồng bao gồm các khâu thiết kế, chuyển giao công nghệ, sản xuất, trang bị hệ thống chiến đấu và bảo trì trong 25 năm. Các tàu ngầm sẽ được đóng tại Adelaide, dự kiến sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2027.
Tập đoàn DCNS của Pháp có 62,49% vốn nhà nước và 35% vốn của Tập đoàn Thales. Hai đối thủ của Pháp bị loại là Tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems của Đức và tổ hợp công nghiệp Nhật do Mitsubishi Heavy Industries đứng đầu. Pháp đề nghị mẫu tàu ngầm Barracuda (ảnh), phía Đức giới thiệu tàu ngầm Type 216 và Nhật chào mẫu tàu ngầm Soryu.
Video đang HOT
Báo Wall Street Journal đ ưa tin Úc loại Nhật vì cho rằng Nhật thiếu kinh nghiệm về đóng tàu ngầm quân sự ở nước ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani phát biểu ngắn gọn: “Quyết định chọn lựa này thật đáng tiếc”. Phía Đức bị loại vì Úc đánh giá Đức chưa bao giờ chế tạo tàu ngầm 4.000 tấn như đề bài của Úc.
Quá trình chào thầu tàu ngầm là vấn đề chính trị nhạy cảm ở Úc. Canberra muốn bảo đảm phần lớn quy trình sản xuất phải được thực hiện ở Úc và ngành công nghiệp Úc cũng như nhân công Úc phải được tham gia tối đa. Hồi tháng 2, Úc thông báo cấp thêm 23,02 tỉ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới để đối phó với các thách thức địa-chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương. Báo Le Figaronhận định là đồng minh của Philippines, Úc đang lo ngại hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.
DẠ THẢO
Theo VOV
Úc gây áp lực về vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã thẳng thắn nêu lo ngại về Biển Đông trong các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón Thủ tướng Malcolm Turnbull tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AAP ngày 16.4, cuộc gặp giữa Thủ tướng Turnbull và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối 15.4 kéo dài đến 1 tiếng đồng hồ thay vì 30 phút như kế hoạch và khiến chuyến bay về nước của phái đoàn Úc bị hoãn tới 45 phút.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Turnbull kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9.2015. Chuyến thăm thu hút sự chú ý của dư luận giữa lúc Úc và nhiều nước khác rất quan ngại về những biến động tại Biển Đông, vốn xuất phát từ những hành động phi pháp của Trung Quốc.
Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập, Thủ tướng Turnbull bày tỏ hy vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương gắn bó hơn với Trung Quốc, đặc biệt về thương mại. Ông nêu rõ Canberra sẵn sàng tăng cường trao đổi và phối hợp với Bắc Kinh trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Úc cũng thẳng thắn bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc giải quyết trong hòa bình mọi tranh chấp lãnh thổ.
"Sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong khu vực, bao gồm cả đất nước chúng tôi và Trung Quốc, lâu nay đều dựa trên nền tảng của hòa bình, ổn định. Bất cứ điều gì có thể làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định đều phương hại đến lợi ích của mọi quốc gia", ông Turnbull nói.
Tờ The Australian dẫn lời lãnh đạo Úc cảnh báo thêm là Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng đến lợi ích ngoại giao lẫn kinh tế nếu tình hình khu vực tiếp tục căng thẳng. Vấn đề Biển Đông đã được Thủ tướng Turnbull đề cập trong cuộc gặp trước đó với người đồng cấp nước chủ nhà Lý Khắc Cường, theo Đài ABC News. Hiện chưa có thông tin phản hồi của các lãnh đạo Trung Quốc.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) và người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin trên máy bay V-22 Osprey sau khi kết thúc chuyến thăm tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) ngày 15.4.2016 trên Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ
Chuyến thăm của ông Turnbull diễn ra giữa lúc Mỹ thông báo sẽ thường xuyên triển khai lực lượng đến Philippines và tiến hành thêm nhiều cuộc tuần tra chung tại Biển Đông. Ngày 15.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hủy chuyến thăm Trung Quốc để lên tàu sân bay USS John C.Stennis đang quá cảnh ở Biển Đông.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, Trung Quốc đã chỉ trích "sự hiện diện của Mỹ làm gia tăng quân sự trong khu vực" và Bộ Quốc phòng nước này ngang nhiên tuyên bố "quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc". Đáp lại, Bộ trưởng Carter khẳng định chiến lược của Washington là nhằm duy trì hòa bình và hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo luật, chứ không nhằm khiêu khích xung đột với bên nào khác.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Thủ tướng Úc: Trung Quốc tự làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông kiềm chế, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình khi tăng cường quân sự ở vùng biển này. Thủ tướng Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc đang làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình khi tăng cường quân...