Pháp ghép mũi cho tàu ngầm hạt nhân bị cháy
Hải quân Pháp sẽ gắn mũi tàu ngầm Saphir đã loại biên cho tàu Perle bị cháy hồi tháng 7, nhằm lấp lỗ hổng trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân.
“Chúng tôi có thể sửa chữa Perle và chúng tôi sẽ đưa nó trở lại biên chế”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly phát biểu tại hội thảo hải quân Euronaval Online hồi tuần trước.
Nhà máy của tập đoàn đóng tàu Naval Group tại Cherbourg, miền bắc Pháp, sẽ bắt đầu quá trình sửa chữa tàu ngầm Perle từ tháng 2/2021. Bộ trưởng Parly cho biết giai đoạn này sẽ kéo dài 6 tháng với sự tham gia của 300 chuyên gia, trong đó phần mũi tàu ngầm Saphir bị loại biên sẽ được lắp vào thân tàu Perle. Tàu ngầm này dự kiến được bàn giao cho hải quân Pháp vào đầu năm 2023.
Mũi tàu ngầm Perle bị hư hại sau vụ cháy hồi tháng 6. Ảnh: Naval News.
Video đang HOT
Tàu ngầm Perle thuộc lớp Rubis, được hải quân Pháp biên chế tháng 7/1993, cập cảng Toulon hồi tháng 1 để nâng cấp. Tuy nhiên, một vụ cháy bùng phát ở khu vực khó tiếp cận ở mũi tàu hôm 12/6, ngọn lửa hoành hành suốt 14 giờ và cần hàng trăm lính cứu hỏa để dập tắt. Trên tàu vào thời điểm đó không có vũ khí hay nhiên liệu hạt nhân.
Nhiệt độ cao từ đám cháy đã gây hư hỏng hoàn toàn cấu trúc thép ở mũi tàu. Đây sẽ là khu vực bị cắt bỏ và thay bằng mũi tàu ngầm Saphir.
Quyết định sửa chữa tàu ngầm Perle được công bố trong bối cảnh Pháp đang thiếu hụt lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công. Hải quân nước này cần duy trì khả năng hoạt động của cả 4 tàu ngầm lớp Rubis sau khi loại biên tàu Saphir hồi tháng 7/2019 và chiếc Perle bị cháy khi nâng cấp.
Ngay cả khi có đủ 4 tàu, hải quân Pháp vẫn chỉ có thể triển khai một tàu cho nhiệm vụ tuần tra, do những chiếc còn lại được bảo dưỡng định kỳ hoặc huấn luyện thủy thủ đoàn. Trong khi đó, chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda sẽ không thể đưa vào biên chế trước năm 2021.
Hải quân Pháp hiện cần ít nhất 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công trong biên chế để bảo đảm ít nhất 2-3 chiếc có thể triển khai bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle và các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant.
Hai cựu điệp viên Pháp bị nghi tuồn bí mật cho Trung Quốc
Hai cựu sĩ quan tình báo Pháp phải hầu tòa vào ngày 6/7 với cáo buộc đưa thông tin mật cho thế lực nước ngoài.
Giới chức Pháp không tiết lộ thông tin chi tiết về sự việc nhưng theo nhiều cơ quan báo chí địa phương, hai cựu sĩ quan tình báo này, Pierre-Marie H và Henri M, đã làm việc với Trung Quốc.
Hai người bị cáo buộc "cung cấp thông tin cho thế lực nước ngoài" và "gây tổn hại đến lợi ích quốc gia". Nếu bị kết tội, họ có thể đối mặt mức án 15 năm tù.
Trụ sở của cơ quan tình báo nước ngoài (DGSE) Pháp ở Paris. Ảnh: AFP.
Pierre-Marie H và Henri M đều từng làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài Pháp (DGSE). Hai người bị bắt hồi tháng 12/2017 nhưng Pierre-Marie H được tại ngoại nhờ nộp tiền bảo lãnh.
Vợ Pierre-Marie H, Laurence H, cũng phải hầu tòa với cáo buộc "che giấu tài sản có liên quan đến hoạt động giao thông tin tình báo cho thế lực nước ngoài tiềm ẩn nguy cơ gây hại lợi ích cơ bản của quốc gia". Phiên tòa xét xử sẽ không được tổ chức công khai.
Khi được tiết lộ hồi tháng 5/2018, giới chức Pháp gọi đây là sự việc "cực kỳ nghiêm trọng". Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc bấy giờ Florence Parly, hai cựu sĩ quan tình báo bị nghi ngờ có hành vi "phản quốc", làm lộ bí mật quốc phòng. Chính DGSE đã phát hiện sự việc và báo cáo lên các công tố viên.
Năm 1997, Henri M được bổ nhiệm làm người đại diện của DGSE tại Bắc Kinh. Sau bê bối ngoại tình với phiên dịch viên tiếng Trung, Henri M bị điều về nước vào đầu năm 1998. Henri M nghỉ hưu vài năm sau đó và trở lại Trung Quốc vào năm 2003, kết hôn với phiên dịch viên cũ rồi chuyển đến sống ở đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc.
Trong khi đó, Pierre-Marie H, sĩ quan chưa từng ra nước ngoài, bị bắt tại sân bay Zurich vì mang theo nhiều tiền mặt sau cuộc gặp với một người Trung Quốc trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương, truyền thông địa phương đưa tin.
Nâng cấp tàu chiến cho Đài Loan, Pháp lĩnh quả đắng nào từ Trung Quốc? Trung Quốc kêu gọi Pháp hủy bỏ hợp đồng nâng câp tau chiên cho Đài Loan va cảnh báo quan hệ ngoại giao với Pháp sẽ bị tổn hại sau hợp đồng nay. Dự án tàu khu trục lớp Lafayette được phát triển bởi công ty đóng tàu của Pháp DCN International (DCNI). Bộ Ngoại giao Trung Quốc "bày tỏ mối quan ngại...