Pháp duyệt binh hoành tráng chào mừng Quốc khánh
Một cuộc duyệt binh lớn ngày 14/7 được tổ chức trên đại lộ Champs- Elysées ở thành phố Paris kỷ niệm ngày Quốc khánh lần thứ 226 của nước Pháp, trong bối cảnh nước này đang thắt chặt an ninh sau các vụ tấn công gần đây.
Nước Pháp hôm qua (14/7) đã kỷ niệm trọng thể 226 năm ngày Quốc khánh với màn diễu binh ấn tượng trên đại lộ Champs-Elysées, đoạn nối Khải Hoàn Môn với quảng trường Concorde. (Ảnh: AFP)
Năm nay, Mexico là khách mời danh dự trong lễ duyệt binh, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto và phu nhân Angelica Rivera (ảnh) đang ở thăm chính thức nước Pháp. (Ảnh: AFP)
156 học viên các học viện quân sự của Mexico bao gồm Hải quân, Lục quân, Không quân và Hiến binh đã mở đầu cuộc diễu hành trên đại lộ danh tiếng Champs-Elysées. Trong ảnh là một học viên Mexico ôm biểu tượng của Mexico – đại bàng.
Không quân Pháp cử 55 máy bay chiến đấu gồm Alpha Jet, Mirage 2000, Rafale và 31 máy bay trực thăng (Gazelle, Puma, Tigre) bay lượn bên trên trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm.
Màn nhả khói ba màu xanh, trắng, đỏ, là màu quốc kỳ Pháp do 9 máy bay Mirage F1 thực hiện trên bầu trời Paris là một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong lễ duyệt binh.
Quang cảnh đại lộ Champs-Elysées chụp từ một máy bay C-135FR của Không quân Pháp.
Video đang HOT
Các chiến đấu cơ 2000D bay lượn trên bầu trời Paris.
Một lính nhảy dù hạ cánh thành công trên đại lộ Champs-Elysées.
Các học viên trường quân sự Ecole Polytehnique chụp ảnh tại đại lộ Champs-Elysées.
Ngày chiếm ngục Bastille 14/7/1789 là biểu tượng chiến thắng của Cách mạng Pháp, sau trở thành Quốc khánh của Cộng hòa Pháp. Trong ngày Quốc khánh, người dân Pháp thường tổ chức các buổi hòa nhạc, hay lễ hội khiêu vũ.
Trong ảnh là các lực lượng Pháp tham gia lễ duyệt binh chào mừng ngày quốc khánh lần thứ 226 năm nay. Cuộc diễu binh bắt đầu lúc 10h30 và kết thúc lúc 11h55 với sự tham gia của 3.500 binh sỹ, 208 phương tiện quân sự và 240 kỵ binh thuộc Lực lượng Vệ binh Cộng hòa.
Theo báo chí Pháp, cuộc diễu binh năm nay được giảm bớt về quy mô khoảng 30% so với mọi năm do cần tăng cường bảo vệ an ninh trên lãnh thổ Pháp kể từ các vụ tấn công khủng bố hồi tháng 1 và chỉ trước ngày quốc khánh tại Paris.
Trang tin France TV 24 cho biết đây là lần đầu tiên lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Pháp tham gia duyệt binh. Nhằm bảo vệ danh tính, các lực lượng RAID và BIS vẫn đeo kính, mặt nạ và đội mũ chống đạn trong buổi lễ. Đây cũng là dịp để vinh danh các đơn vị cảnh sát tinh nhuệ như RAID, BIS và Hiến binh (GIGN) do các hoạt động tiêu diệt hung thủ vụ thảm sát ngày 7/1 tại tòa báo “Charlie Hebdo” và chuỗi tấn công khủng bố, bắt cóc con tin tại Paris và vùng ngoại ô hồi ngay sau đó. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France TV 24 sau cuộc diễu binh, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định nước Pháp đủ phương tiện để đảm bảo an ninh cho người dân trên lãnh thổ của mình.
Bạch Trúc
Ảnh: AFP
Theo dantri
Khải Hoàn Môn - biểu tượng của những chiến thắng lẫy lừng
Ngoài tháp Eiffel, sông Seine, nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Louvre..., Khải Hoàn Môn là một trong 10 công trình biểu tượng thu hút đông khách du lịch khi đến Paris.
Vào năm 1806, Hoàng đế Napoléon I đã cho xây dựng Khải Hoàn Môn (tiếng Pháp gọi là L'arc de triomphe de l'Étoile) để tôn vinh quân đội, kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng của các đạo quân Pháp.
Khải Hoàn Môn tọa lạc tại đầu phía tây của Đại lộ Champs-Elysées, giữa quảng trường Étoile - khu vực tập trung khách du lịch. Năm 1616, Hoàng hậu Marie de Médicis đã cho mở một con đường dài có trồng cây hai bên để đi dạo, đó chính là đại lộ này.
Công trình do vị kiến trúc sư Jean-Francois Chalgrin (1739-1811) vẽ kiểu theo các đài chiến thắng của thành phố Rome cổ. Bốn tác phẩm điêu khắc lớn nhất là Xuất quân 1792 và Khải hoàn 1810 phía Champs-Elysées, Kháng chiến 1814 và Hòa bình 1815 phía Grande-Armée. Trong đó Xuất quân nổi tiếng hơn cả. Tác phẩm của nhà điêu khắc Franois Rude cao 11,6 mét, rộng 6 mét. Mặt phía trong bốn chân của Khải Hoàn Môn được trang trí bằng các bức phù điêu miêu tả những trận đánh nổi tiếng. 6 bức phù điêu, 4 phía trên các tượng đài và 2 ở các cạnh bên mô tả những giai đoạn, sự kiện của cách mạng Pháp và đế chế. Ngoài ra bề mặt Khải Hoàn Môn còn có các phù điêu nhỏ khác.
Khải Hoàn Môn có kiến trúc vòng cung lớn nhất thế giới với chiều cao 50 mét, rộng 45 mét.
Bên dưới vòm cung là phần mộ chiến sĩ vô danh của hai cuộc Thế chiến (từ năm 1920).
Vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm giao của 12 đại lộ và ba quận. Để tới chân công trình, lối đi có tên Passage du Souvenir được xây dựng ngầm dưới quảng trường.
Khải Hoàn Môn từng được dùng làm địa điểm cho các lễ quốc táng. Lễ quốc táng lớn nhất là của Đại văn hào Victor Hugo (năm 1885). Linh cữu của ông được đặt dưới vòm cung để toàn dân Paris tỏ lòng tôn kính.
Việc xây dựng từng gặp trở ngại khi Hoàng đế Napoléon I không còn cai trị nước Pháp năm 1814, nhưng sau đó đã được hoàn thành vào năm 1836 dưới triều Vua Louis Philippe. 4 năm sau, hài cốt của Napoléon từ đảo Saint Helena được mang về Pháp, đưa qua Khải Hoàn Môn và chôn cất tại điện Invalides.
Khải Hoàn Môn được trang trí bằng nhiều phần điêu khắc nổi, đặc biệt là nhóm các hình nổi có tên "La Marseillaise" hay "Đoàn người tình nguyện ra trận" (The Departure of the Volunteers) do Francois Rude tạc vào năm 1836.
Tại đây có khắc tên của hàng trăm danh tướng đại quân Pháp thời Napoléon.
Khải Hoàn Môn đứng thứ 10 trong các công trình thu hút nhất của Paris.
Theo Zing
Ngắm Khải Hoàn Môn hoành tráng giữa Paris lộng lẫy Khải Hoàn Môn là một trong 10 công trình thu hút nhất của thủ đô Paris hoa lệ với kiến trúc vòng cung lớn nhất thế giới. Vào năm 1806, Hoàng đế Napoléon I đã cho xây dựng Khải Hoàn Môn (tiếng Pháp gọi là L'arc de triomphe de l'Étoile) để tôn vinh quân đội, kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng của các...