Pháp-Đức bắt tay phát triển máy bay chiến đấu, xe tăng thế hệ mới
Pháp và Đức đã nhất trí sẽ bắt tay để phát triển một dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới để thay thế các phi đội hiện thời. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là “một cuộc cách mạng” trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp nhau tại Meseberg, Đức ngày 19/6 (Ảnh: AFP)
Reuters đưa tin, theo một thỏa thuận được hai chính phủ Pháp và Đức ký kết ngày 19/6, Pháp sẽ dẫn đầu các nỗ lực nhằm phát triển dòng máy bay chiến đấu mới với Đức. Máy bay mới sẽ thay thế các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và Eurofighter của Đức từ năm 2040.
Bộ Quốc phòng Pháp cho biết thỏa thuận Pháp-Đức kêu gọi bắt đầu khởi động dự án trên trước cuối năm nay, bắt đầu với giai đoạn nghiên cứu.
Ngoài khả năng tự vận hành, máy bay chiến đấu mới được kỳ vọng có thể trở thành trung tâm của một hệ thống vũ khí lớn hơn, có khả năng chỉ huy một đội máy bay không người lái.
Hồi tháng 4, tập đoàn Dassault của Pháp và Airbus, một tập đoàn châu Âu, đã ký thỏa thuận hợp tác về dự án mới, nhưng không tiết lộ tập đoàn nào trong số này sẽ đứng đầu.
Việc Pháp giữ vai trò đi đầu trong dự án đồng nghĩa với việc Dassault nhiều khả năng sẽ phụ trách chính, vì phần lớn các hoạt động quốc phòng của Airbus đặt tại Đức.
“Phát triển một máy bay chiến đấu đa năng tương lai cho Pháp và Đức được tích hợp vào một mạng lưới hệ thống vũ khí là một vấn đề lớn đối với sự chủ động chiến lược của châu Âu”, giám đốc điều hành của Dassault, Eric Trappier, cho biết với Reuters.
Video đang HOT
Các thành viên khác của tập đoàn Eurofighter là hãng quốc phòng BAE Systems của Anh và Leonardo của Italy.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhất trí phát triển chung một máy bay chiến đấu mới ngay sau khi ông Macron giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 5/2017.
Firstpost trước đó đưa tin, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Paris hồi tuần trước, Tổng thống Macron nói rằng máy bay chiến đấu mới “là dự án rất quan trọng đối với quân đội và chính phủ của chúng ta”.
“Mục đích của dự án máy bay chiến đấu chung này là thực hiện nghiên cứu và phát triển cùng nhau, sử dụng cùng nhau, và phối hợp xuất khẩu”, ông Macron nói, gọi đây là “một cuộc cách mạng lớn”.
Quân đội Pháp hiện sử dụng máy bay chiến đấu Rafale do Dassault sản xuất, trong khi Đức sử dụng Typhoon do Eurofighter chế tạo và các máy bay chiến đấu cũ hơn do Anh sản xuất.
Cũng trong ngày 19/6, Pháp và Đức đã nhất trí rằng Đức sẽ đi đầu trong một dự án chung nhằm phát triển một xe tăng chiến đấu mới, với giai đoạn đầu của dự án sẽ được khởi động vào giữa năm 2019. Xe tăng này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035.
Ngoài ra, hai nước còn ký kết các thỏa thuận về một hệ thống pháo chung trong tương lai và các kế hoạch nhằm phóng một vệ tinh quân sự Pháp-Đức.
An Bình
Theo Dantri
6 lý do robot chiến đấu khổng lồ sẽ mãi là "giấc mơ"
Robot chiến đấu luôn là 1 đề tài hấp dẫn với những người hâm mô phim ảnh. Tuy nhiên, quân đội trên thế giới sẽ không chế tạo những cỗ máy chiến tranh này, dù hoàn toàn có thể, vì 6 lý do này.
Robot chiến đấu trong bộ phim viễn tưởng Pacific Rim
Chi phí, công sức bảo trì - bảo dưỡng quá tốn kém
Một con robot chiến đấu khổng lồ chắc chắn sẽ "ngốn" không ít tài lực để bảo trì - bảo dưỡng. Trong thực tế, việc đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của 1 khí tài bình thường như xe tăng, máy bay chiến đấu đã cực kỳ vất vả chứ không nói gì đến 1 cỗ máy có thể to bằng cả tòa nhà cao tầng.
Quy tắc chiến đấu phức tạp
Khi triển khai bất kỳ khí tài nào ra chiến trường, quân đội đều phải làm những bài đánh giá rủi ro để chắc chắn rằng hiệu quả chiến đấu xứng đáng với số tiền được bỏ ra cũng như nguy hiểm tiềm ẩn mà khí tài đó mang lại cho môi trường xung quanh.
Chính vì thế, việc di chuyển cũng như cách thức tấn công của robot (bao gồm cả việc bắn laser giống như trong phim!) cũng sẽ cần cả 1 núi tài liệu đánh giá, trở thành gánh nặng cho công tác hậu phương.
Rất ít người có thể điều khiển robot
Dù điều khiển robot chiến đấu khổng lồ là giấc mơ của rất nhiều người, thế nhưng sự thực là rất ít người đạt đủ tiêu chuẩn để làm chủ những cỗ máy chiến tranh này. Thực tế, những vũ khí hoặc thiết bị trị giá chỉ vài ngàn USD cũng đã có yêu cầu khắt khe với người sử dụng chứ chưa nói đến những con robot có thể trị giá cả tỷ đô.
Việc điều khiển không hề dễ và thoải mái như trong phim
Theo lời những binh sĩ chuyên vận hành các khí tài hạng nặng như xe tăng hay máy bay chiến đấu kể lại, việc điều khiển không hề dễ dàng một chút nào. Không chỉ có vậy, vị trí ngồi cũng không hề dễ chịu do các cỗ máy chiến tranh thường hi sinh sự thoải mái để tập trung tối đa vào hỏa lực và sức chống chịu.
Quá trình đào tạo, huấn luyện phức tạp cho người điều khiển
Để điều khiển những khí tài được trang bị công nghệ tối tân như máy bay chiến đấu, các phi công đều phải trải qua những lớp huấn luyện không chỉ cực kỳ khó mà còn rất dài, thời gian có thể lên tới vài năm. Còn đối với robot chiến đấu khổng lồ, có lẽ độ khó và dài của các lớp huấn luyện sẽ phải tăng vài chục lần.
Học lái máy bay đã khó, học "lái" robot chiến đấu còn khó hơn cả chục lần (Ảnh minh họa)
Trong thực tế, robot chiến đấu cỡ lớn không hề hiệu quả
Với thiết kế giống người, các cỗ máy chiến tranh khổng lồ dễ dàng bị vấp ngã do phần lớn trọng lượng dồn ở phía trên. Hơn nữa, việc điều khiển tay robot khớp với người dùng cũng sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, vì kích cỡ của mình, các robot chiến đấu dễ dàng trở thành "bao cát" cho các vũ khí hạng nặng của đối phương "tập bắn".
Nếu cần 1 cỗ máy bền bỉ, cứng cáp và có sức tấn công mạnh mẽ để hủy diệt ý chí chiến đấu của đối phương, các tướng lĩnh quân đội sẽ không ngần ngại chọn xe tăng - loại khí tài đã có sẵn, rẻ hơn rất nhiều và tính hiệu quả đã được kiểm nghiệm!
Theo Danviet
Sau 1 đêm, lính Mỹ "chế tạo" xe tăng chặn đứng cả sư đoàn Đức Quốc Xã Chỉ với 3 chiếc xe tăng được chắp vá vội vàng trong 1 đêm, Tiểu đoàn Tăng 740 của Mỹ đã đẩy lùi hẳn 1 sư đoàn tăng Đức được trang bị tốt hơn hẳn. Trong những cơn gió rét của Bắc Âu, dù làm việc cật lực, đôi tay đầy dầu mỡ của binh nhất Harry Miller vẫn không khỏi run rẩy....