Pháp đưa 15 xe tăng đến Ba Lan để huấn luyện quân sự
NATO đang tiếp tục tăng cường sự hiện diện của mình ở Đông Âu, khi Pháp đưa 15 xe tăng đến Ba Lan để huấn luyện quân sự.
Đoàn xe tăng Leclerc của Pháp
Việc Pháp đưa 15 xe tăng đến Ba Lan là là động thái mới nhất mà phương Tây dùng, để cáo buộc Nga âm mưu bành trướng quân sự, đồng thời có cớ để tiến hành xây dựng một lực lượng NATO hùng mạnh hơn.
Đầu tuần này, 15 chiếc xe tăng chiến đấu Leclerc đã rời Pháp để đến Ba Lan. Đi kèm là tiểu đoàn bộ binh 16 gồm 4 xe chiến đấu và một trung đội thuộc trung đoàn kỹ sư 13.
Được biết, xe tăng Leclerc phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1992, tuy nhiên, đội xe tăng này chưa chiến đấu trực tiếp lần nào.
Từng có mặt ở chiến trường Kosovo và Lebanon, nhưng các xe tăng Leclerc cũng chỉ nằm trong bãi “nhìn các xe tăng khác chiến đấu” mà không được sáp lá cà.
Video đang HOT
Sáng 21.4, tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski cũng nhấn mạnh sẽ đàm phán với Mỹ để mua tên lửa phòng vệ tầm trung Patriot.
Nhiều chuyên gia cho rằng chuyện mua tên lửa có thể là một động thái chính trị cho cuộc bầu cử vào tháng 5 tới ở Ba Lan. Quyết định này là để phản hồi lại “mối đe dọa có phần mơ hồ và chưa xác định từ phía Đông” mà tổng thống Komorowski từng đề cập năm ngoái.
Theo ông Wieslaw Galazka, chuyên gia marketing chính trị, thì “vào thời điểm xung đột vũ trang đang diễn ra ở Ukraine, ông Komorowski muốn khẳng định sự hiện diện của mình với hình ảnh một tổng tư lệnh mạnh mẽ và cương quyết”.
NATO cũng đang tăng cường sự hiện diện của họ ở các quốc gia khu vực Baltic. Latvia đã bày tỏ mong muốn nhận trách nhiệm một tiểu đoàn thường trực của quân đội NATO.
Trao đổi với hãng tin Sputnik, Bộ trưởng quốc phòng Latvia Raimonds Vejonis cho biết “tại thời điểm hiện tại, Latvia đang tìm kiếm một hệ thống phòng thủ trên không. Tất nhiên, Latvia sẽ thảo luận về khả năng hiện diện thường trực của NATO ở khu vực”.
Từ năm ngoái, chính phủ Latvia đã bày tỏ quan ngại về sự đe dọa của Nga với nước này.
Trên mặt trận an ninh mạng, NATO cũng có những bước đi mới là tung ra một loạt các cuộc diễn tập ở Estonia.
Cuộc diễn tập an ninh mạng sẽ có sự tham gia của 400 chuyên gia máy tính đến từ 16 quốc gia. Ông Pritchard nói “Trên bản đồ của NATO, Nga đang hiện hữu ngày càng rõ ràng hơn, cuộc diễn tập an ninh mạng này sẽ mô phỏng lại các cuộc tấn công tương tự từng được Nga sử dụng”. Theo ông Rob Pritchard, chuyên gia an ninh mạng tại Viện dịch vụ tổng hợp Hoàng gia ở London, đây không phải là hành động chính thức phản pháo mối đe dọa từ Nga, nhưng cũng là một dấu hiệu từ phía NATO.
Chính phủ Estonia, các trang web truyền thông và doanh nghiệp đã bị tin tặc tấn công hồi năm 2007, mà theo phía Estonia khẳng định thì toàn bộ là do Nga dàn dựng.
Phía Nga phủ nhận hoàn toàn bất sự sự dính líu nào.
Khánh Nguyên (Theo Sputnik)
Theo Một Thế giới
Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine bất chấp Nga phản đối
Quân đội Ukraine ngày 20/4 bắt đầu huấn luyện dưới sự hướng dẫn của khoảng 300 lính nhảy dù Mỹ, bất chấp sự phản đối của Nga cho rằng đây là nguy cơ gây bất ổn tình hình tại miền đông Ukraine.
Tổng thống Petro Poroshenko chào đón các binh sĩ tại một căn cứ quân sự. (Ảnh: Tass)
Khoảng 300 lính nhảy dù thuộc Lữ đoàn Không vận 173 của quân đội Mỹ đã đến Ukraine tuần trước và sẽ tham gia huấn luyện 900 vệ binh quốc gia Ukraine trong vòng 6 tháng tới theo Chương trình Người bảo vệ Dũng cảm (Operations Fearless Guardian). Tuy nhiên, Mỹ khẳng định sẽ không cung cấp vũ khí hay huấn luyện giết người cho vệ binh Kiev.
"Chúng tôi sẽ hướng dẫn các lớp học về các chức năng chiếu đấu, cũng như huấn luyện nhằm duy trỉ và củng cố trình độ nghiệp vụ và sự thông thạo cho các nhân viên quân sự", Thiếu tướng quân đội Mỹ Jose Mendez, chịu trách nhiệm giám sát lữ đoàn 173rd, cho biết.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chào đón các binh sĩ tại một căn cứ quân sự phía tây tỉnh Lviv. Hãng thông tấn AP dẫn lời ông Poroshenko nói Ukraine cần phải cải tiến chương trình huấn luyện quân sự trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.
Các nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện quan ngại đối với các cuộc tập trận của Mỹ, cho rằng chúng có thể phá hoại lệnh ngừng bắn mà quân đội Kiev và phe ly khai đã khó khăn đạt được hồi tháng 2/2015. "Sự tham gia của các cố vấn hay chuyên gia từ quốc gia thứ ba trên lãnh thổ Ukraine, nơi cuộc khủng hoảng nội bộ vẫn chưa được giải quyết, có thể làm cho tình hình trở nên bất ổn hơn", phát ngôn viên chính phủ Nga Dmitry Peskov nhận định.
Quân chính phủ Ukraine đã chiến đấu với phe ly khai miền đông nước này. Kể từ tháng 4 năm ngoái, xung đột đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người. Các quốc gia phương Tây và NATO đã liên tục cáo buộc Nga cung cấp vũ khí và trực tiếp ủng hộ phe ly khai tại miền đông Ukraine. Kremlin luôn phủ nhận và nói họ không có bất kỳ dính líu trực tiếp nào trong cuộc khủng hoảng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/IB Times
Nữ sinh TQ học múa dao đề phòng yêu râu xanh Khi bị yêu râu xanh tấn công, các nữ sinh có thể vớ bất cứ vật gì có cạnh sắc ở cạnh mình để tự vệ. Chương trình học múa dao tự vệ của các nữ sinh sư phạm Trung Quốc Mới đây, một trường đại học sư phạm ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông đã yêu cầu các nữ sinh...