Pháp dự kiến hủy các đường bay đến địa điểm có thể di chuyển bằng tàu hỏa
Pháp dự kiến ngưng các đường bay nội địa đến những địa điểm có tuyến tàu hỏa nhằm ưu tiên ngành đường sắt và giảm khí thải.
Phi cơ tại sân bay Charles de Gaulle ở phía Bắc Paris. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin các nghị sĩ Pháp vào ngày 10/4 đã bỏ phiếu để ngưng một số đường bay nội địa tới những địa điểm có thể di chuyển bằng tàu hỏa với quãng thời gian tối đa 2 tiếng rưỡi.
Nếu dự luật được thông qua tại Thượng viện, Pháp sẽ trở thành một trong những quốc gia châu Âu ưu tiên loại bỏ các chuyến bay nội địa ngắn.
Bộ trưởng Giao thông Pháp Jean-Baptiste Djebbari đánh giá đề xuất của chính phủ là “hợp lý”. Ông đề cập đến tuyến đường từ Strasbourg và Bordeaux tới Paris: “Khi có thay thế hiệu quả, khách hàng thường lựa chọn tàu hỏa. Mỗi lần đường sắt cao tốc cạnh tranh với hàng không, chúng tôi nhận thấy khách đi tàu hỏa thường không nhiều”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Djebbari cũng nhấn mạnh rằng dự luật đồng nghĩa với việc các chuyến bay từ sân bay Orly tại Paris đến Nantes và Lyon sẽ không còn hoạt động.
Nhiều quốc gia châu Âu đã khuyến khích người dân lựa chọn tàu hỏa thay thế máy bay. Năm 2020, hãng hàng không hàng đầu của Áo quyết định thay thế một tuyến bay bằng dịch vụ tàu hỏa để đáp ứng được yêu cầu về môi trường từ chính phủ.
Chính phủ Áo đã đưa ra gói 714 triệu USD hỗ trợ Austrian Airlines đến năm 2050 cắt giảm 50% khí thải từ các đường bay nội địa có thể thay thế bằng tàu hỏa với quãng thời gian di chuyển tối đa 3 tiếng đồng hồ.
Châu Âu: Thương mại điện tử nở rộ, doanh số thời trang mặc nhà tăng cao
Trong điều kiện nhiều quốc gia châu Âu phong tỏa nghiêm ngặt thì cũng không quá ngạc nhiên khi thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế.
Cuộc khảo sát của Ecommerce Europe cho thấy doanh số bán trong lĩnh vực thương mại điện tử ở châu Âu sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2021. (Nguồn:Payspacemagazine)
Đại dịch Covid-19 đã khiến những người châu Âu thích tiêu tiền mặt phải chấp nhận những thay đổi đáng kể về hành vi mua sắm, giữa bối cảnh hoạt động kinh doanh trực tuyến bùng nổ.
Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cho biết, trong tháng 2, doanh thu bán lẻ tại nước này đã giảm 9% so với một năm trước, sau đợt đóng cửa do dịch Covid-19 lần thứ hai, khiến một số lượng lớn các cửa hàng phải đóng cửa.
Tuy nhiên, dữ liệu từ cơ quan trên cũng cho thấy hoạt động kinh doanh trực tuyến cùng thời gian này tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thực tế, nhờ hoạt động kinh doanh trực tuyến nở rộ, doanh số bán lẻ trên khắp các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tránh được tình trạng sụt giảm tồi tệ hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Dữ liệu từ Eurostat cho thấy thương mại bán lẻ trung bình hàng năm tại EU trong năm 2020 chỉ giảm 0,8%, trong khi GDP giảm với tốc độ hàng năm là 6,2%.
Một cuộc khảo sát tại 19 quốc gia châu Âu vào cuối năm 2020 do Ecommerce Europe, hiệp hội đại diện cho hơn 100.000 nhà bán lẻ trực tuyến ở châu Âu thực hiện, chỉ ra rằng tất cả những người được hỏi đều báo cáo doanh số bán sản phẩm trực tuyến tăng trưởng tích cực trong năm qua, dao động từ 5-10% ở Ba Lan đến 60-75% ở Phần Lan.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy thương mại điện tử đã trở thành một cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp truyền thống đã phải đóng cửa, cho phép họ tiếp tục hoạt động trong thời gian chính phủ áp lệnh đóng cửa.
Mặc dù nhu cầu kinh doanh trực tuyến tăng mạnh trong năm qua, cuộc khảo sát còn cho thấy nhiều lĩnh vực nhìn chung có doanh số tăng, trong khi một số phân khúc lại ghi nhận doanh số giảm. Ví dụ, các dịch vụ thương mại điện tử như du lịch hay bán vé trực tuyến đã giảm từ 40% đến 70%, trong khi lĩnh vực thời trang, đặc biệt là trang phục mặc nhà, ghi nhận doanh thu cải thiện.
Với nguy cơ lây nhiễm vẫn cao ở châu Âu, ngành bán lẻ đang đứng trước một năm đầy khó khăn trong năm 2021. Một cuộc khảo sát mới từ Liên đoàn Bán lẻ Đức (HDE) cho thấy 54% cửa hàng thời trang đối mặt với nguy cơ phá sản sau 100 ngày đóng cửa.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Ecommerce Europe cho hay doanh số bán trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 và đà tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ phụ thuộc vào các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% phiên 23/3 do lo ngại dư cung Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng. Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN) Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 23/3 do thị trường lo ngại các lệnh hạn chế đi lại...