Pháp đóng cửa cơ sở giáo dục từng đào tạo 4 đời Tổng thống
Mới đây, Tổng thống Pháp Macron cho biết, ông sẽ xóa bỏ Trường Hành chính quốc gia, nơi từng đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo của nước này.
Ngày 8/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố kế hoạch đóng cửa Trường Hành chính quốc gia (ENA) – ngôi trường danh tiếng chuyên đào tạo các công chức cao cấp của nước Pháp cũng như quốc tế.
Trường Hành chính quốc gia (ENA) là nơi nhiều thế hệ lãnh đạo Pháp từng theo học. (Nguồn: AFP)
Tọa lạc tại thành phố Strasbourg, ENA là một trong những ngôi trường danh giá nhất ở Pháp khi mà sinh viên tốt nghiệp thường giữ vị trí cao trong chính quyền và các tập đoàn lớn.
Ngôi trường được thành lập năm 1945 dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, với mục tiêu đào tạo thế hệ công chức có khả năng tái thiết và xây dựng đất nước.
Qua thời gian, cơ sở này đã trở thành biểu tượng cho giới tinh hoa tại Pháp và được cho là một “bệ phóng” hứa hẹn vào chính trường nước này.
Video đang HOT
Phát biểu trước các công chức cấp cao, Tổng thống Macron cho biết ông sẽ xóa bỏ ENA và thay thế bằng Viện Dịch vụ công mới thành lập.
Cơ sở mới sẽ tiếp tục đào tạo các công chức cao cấp nhưng sẽ trao thêm cơ hội đầu vào cho các thí sinh thuộc tầng lớp thấp hơn trong xã hội. Ông Macron nhấn mạnh sự thay đổi này là một “cuộc cách mạng lớn” đối với vấn đề tuyển dụng nhân sự tại Pháp.
Cho đến nay, có tới 4 đời tổng thống Pháp từng theo học trường này, trong đó có chính đương kim Tổng thống Macron (giai đoạn 2002-2004). Trước ông, 3 tổng thống Pháp từng học dưới mái trường ENA là Valéry Giscard d’Estaing, Jacques Chirac và Francois Hollande.
Thủ tướng Édouard Philippe, Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly hay Bộ trưởng Kinh tế-Tài chính Bruno Le Maire cũng là cựu sinh viên ENA.
Ngoài ra, một loạt nhân vật khác đang nắm giữ các vị trí cấp cao trong chính quyền, ngân hàng, tập đoàn lớn, tổ chức quốc tế… cũng từng xuất thân từ trường này.
Xóa bỏ ENA là một nội dung quan trọng nằm trong kế hoạch cải cách bộ máy hành chính cấp cao tại Pháp. Nội dung này từng được Tổng thống Macron đề cập lần đầu tại một cuộc họp báo hồi tháng 4/2019 trong bối cảnh khủng hoảng xã hội khi phong trào “Áo vàng” nổ ra dữ dội.
Sau đó, Tổng thống Macron thông báo chỉ cải cách hoạt động của ENA mà không đóng cửa như kế hoạch.
Việc xóa bỏ ENA trước đây cũng được nhiều lãnh đạo cấp cao, các ứng viên Tổng thống Pháp ủng hộ khi ngôi trường này bị chỉ trích dành ưu tiên cho tầng lớp thượng lưu, con cái quan chức, gây bất bình đẳng đối với những người thuộc các tầng lớp xã hội khác.
25 người mắc kẹt tại sân bay Paris suốt ba tuần
25 công dân Algeria, bao gồm trẻ em, bị kẹt lại sân bay ở thủ đô Paris trong ba tuần khi cố gắng về nước bất chấp lệnh đóng biên.
Giới chức Algeria yêu cầu 25 công dân trên quay trở lại Anh, nơi họ đang sống, song những người này từ chối với lý do cần được về bên gia đình và người thân gấp. Các công dân Algeria bay từ London, quá cảnh tại Paris trước khi lên đường về Algeria, song bị kẹt lại sân bay Charles de Gaulle ở thủ đô Pháp trong ba tuần.
"Chúng tôi hoàn toàn có quyền về Algeria. Chúng tôi đã tuân thủ mọi yêu cầu", Hocine, bác sĩ phẫu thuật 49 tuổi, cho biết. Hocine cùng vợ và con gái ba tuổi rời London vào ngày 26/2. Vợ chồng Hocine có kết quả âm tính với nCoV và đã được tiêm vaccine Covid-19.
Algeria tổ chức các chuyến bay hồi hương cho công dân sau khi dừng các tuyến bay và đường biển với Pháp hồi tháng 3/2020 khi Covid-19 bùng phát tại quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, biến chủng nCoV dễ lây lan, được phát hiện lần đầu tại Anh, khiến giới chức Algeria đình chỉ toàn bộ hoạt động hồi hương ít nhất tới hết tháng 3.
Các công dân Algeria ngủ trên nền nhà tại khu trung chuyển quốc tế của Charles de Gaulle ngày 16/3. Ảnh: Twitter/mikasaf .
"Nhân viên lãnh sự Algeria đã gặp thành viên của nhóm này nhiều lần kể từ 2/3 để thảo luận về tình hình và giải thích rằng quay trở lại nơi cư trú là cần thiết trong lúc chờ biên giới mở cửa trở lại", Đại sứ quán Algeria cho biết trong thông báo ngày 19/3.
Nhóm 25 công dân Algeria tiếp tục phải ở lại khu trung chuyển quốc tế tại sân bay Charles de Gaulle, nhận thực phẩm từ các tình nguyện viên và phiếu mua hàng từ ADP, đơn vị vận hành sân bay.
Họ được đưa vào một khách sạn trong sân bay nhưng hóa đơn tăng nhanh chóng khiến nhiều người phải ngủ trên sàn và sử dụng nhà vệ sinh công cộng để giặt giũ. "Về mặt tâm lý, điều này không dễ dàng chút nào", Hocine nói.
Đại sứ quán Algeria cho biết hãng hàng không quốc gia Air Algerie đã cảnh báo việc không được phép về nước với hành khách của mình. Tuy nhiên, Hocine cho biết đây là lời nói dối và họ "chỉ được thông báo sau khi tới Paris".
Nhóm 25 công dân Algeria đã liên hệ với luật sư để nghiên cứu thách thức pháp lý khẩn cấp với lệnh cấm hồi hương. "Không thể đối xử với mọi người theo cách này, điều đó thiếu tôn trọng cuộc sống và phẩm giá của họ", Karima Hadj Said, một trong các luật sư đại diện cho nhóm công dân Algeria, cho biết.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 123 triệu ca nhiễm, gần 2,8 triệu ca tử vong và gần 99 triệu người đã bình phục. Algeria là vùng dịch lớn thứ 83 thế giới với gần 116.000 ca nhiễm và hơn 3.000 ca tử vong.
Ông Tập muốn hợp tác với Pháp về Covid-19 Ông Tập nói Trung Quốc muốn mở rộng hợp tác với Pháp trên nhiều lĩnh vực, bao gồm phân phối vaccine Covid-19, khi điện đàm với Tổng thống Macron. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 25/2 nhằm thảo luận về khả năng hợp tác trong nhiều vấn đề, từ nỗ lực phân phối...