Pháp dọa phong tỏa đảo, Anh điều chiến hạm
Hải quân Anh điều hai tàu chiến tới Jersey sau khi Pháp dọa phong tỏa cảng chính của hòn đảo vì tranh cãi về quyền đánh cá hậu Brexit.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh cho biết tàu tuần tra xa bờ HMS Severn và HMS Tamar được triển khai tới đảo Jersey để “thực hiện các cuộc tuần tra an ninh hàng hải”. “Đây là biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt và đã được chính quyền đảo Jersey chấp thuận”, phát ngôn viên này cho biết.
Jersey là một hòn đảo tự trị nằm trong Quần đảo Eo biển ngoài khơi vùng Brittany, Pháp, cách bán đảo Cotenin ở Normandy khoảng 22 km. Hòn đảo này không phải là một phần của Vương quốc Anh, nhưng London có nghĩa vụ bảo vệ Jersey theo quy định trong hiến pháp.
Động thái triển khai chiến hạm tới Jersey của Anh được tiến hành sau khi Pháp dọa cắt điện trên đảo và ngư dân nước này tuyên bố sẽ phong tỏa cảng chính tại thị trấn St. Helier để ngăn tàu hàng.
Tờ Bailiwick Express cho biết 100 tàu cá Pháp sẽ tới cảng St. Helier vào sáng 6/5 để ngăn tàu hàng Commodore Clipper cập đảo Jersey. Giới chức Pháp cho biết sẽ đóng cửa các văn phòng tại Quần đảo Eo biển và ngừng nhập khẩu các sản phẩm của Jersey.
Pháp cáo buộc Anh ngăn tàu của ngư dân nước này đánh cá quanh đảo Jersey và vi phạm thỏa thuận Brexit đạt được với Liên minh châu Âu năm 2020, đồng thời cho biết “sẵn sàng sử dụng các biện pháp trả đũa”. Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin khẳng định nước này “có đủ phương tiện” để đáp trả và nhắm tới một số mục tiêu như cáp điện dưới biển của Jersey.
Video đang HOT
Tàu tuần tra xa bờ HMS Tamar neo đậu tại thị trấn Falmouth, Anh, ngày 27/4. Ảnh: RoyalNavy .
Phố Downing cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson đã điện đàm với Thủ hiến Jersey John Le Fondre về “viễn cảnh St. Helier bị phong tỏa” vào tối 5/5. “Thủ tướng và Thủ hiến nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về giảm leo thang căng thẳng cùng đối thoại giữa Jersey với Pháp về quyền đánh cá”, phát ngôn viên của Phố Downing cho biết.
“Thủ tướng nhấn mạnh sự ủng hộ vững chắc với Jersey, nói bất cứ cuộc phong tỏa nào sẽ đều hoàn toàn phi lý. Hai lãnh đạo đồng ý rằng chính phủ Anh và Jersey sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ về vấn đề trên”.
Bộ trưởng Môi trường và Thực phẩm Anh George Eustice cho biết tranh cãi quanh hoạt động đánh bắt liên quan đến 17 tàu cá của Pháp không cung cấp dữ liệu cần thiết để Jersey cấp giấy phép đánh bắt trong vùng biển quanh hòn đảo.
Bộ trưởng Hàng hải Pháp Girardin cho biết việc cấp phép cho các tàu cá hoạt động quanh đảo Jersey đi kèm những điều kiện mới “chưa được thống nhất” và Bộ Hàng hải Pháp chưa được thông báo. Các yêu cầu này bao gồm những nơi tàu cá có thể và không thể đi qua, ngư dân được ở trên biển trong bao lâu và các loại máy móc họ được sử dụng.
Vị trí đảo Jersey (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google .
Bộ trưởng Eustice cho biết Anh đã yêu cầu Ủy ban châu Âu cung cấp dữ liệu cần thiết để hoàn thành các đơn xin phép và sẽ cấp giấy phép ngay sau khi nhận được những dữ liệu này.
Tàu tuần tra HMS Severn thuộc lớp River với lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 37 km/h và được trang bị thiết bị cho phép neo vào tàu cá để thủy thủ đoàn lên kiểm tra. Tàu tuần tra HMS Tamar là biến thể Batch thuộc lớp River, với lượng giãn nước 2.000 tấn và tốc độ tối đa 46 km/h
Anh - EU tiếp tục đàm phán: Chưa bên nào chịu nhượng bộ vào phút chót
Hôm qua (18/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hai bên vẫn còn "một khoảng cách cần phải được khắc phục". Hiện tồn tại hai vấn đề lớn trong đàm phán là sân chơi công bằng và quyền đánh cá. Bất đồng về quyền đánh cá được coi là rào cản đáng kể nhất cho thỏa thuận cuối cùng.
Vài giờ trước khi đàm phán với người đồng cấp Anh, Trưởng đoàn đàm phán của EU, ông Michel Barnier cho biết, chỉ còn vài giờ nữa để 2 bên hướng vào con đường hẹp để có được thỏa thuận.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình SkyNews, Thủ tướng Anh Boris Johnson lại nói rằng, cánh cửa của phía Anh đã rộng mở, song EU nên nhìn nhận lại và thỏa hiệp: "Rõ ràng quan điểm của Vương quốc Anh luôn mong muốn tiếp tục đàm phán nếu có bất kỳ cơ hội đạt được thỏa thuận nào. Song, chúng tôi cần phải có quyền kiểm soát vùng biển của mình và quyền đánh bắt cá. Và chúng tôi sẽ không đồng ý với một hiệp ước không có hai điều cơ bản trên. Tuy nhiên, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán. Nhưng tôi phải nói rằng mọi thứ đang gặp khó khăn".
Dù tuyên bố là muốn có thỏa thuận, nhưng Thủ tướng Anh và chính phủ của ông cũng từng khẳng định sẽ vẫn "vui vẻ" rời đi và thực hiện trao đổi song phương theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bởi với Anh, đây vẫn là một kết quả tốt.
Trên danh nghĩa Anh đã rời EU từ ngày 31/1 nhưng hai bên có khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020 để đàm phán thỏa thuận về quan hệ song phương thời kỳ hậu Brexit. Từ nửa đêm 31/12 tới, Anh sẽ chính thức chấm dứt mọi ràng buộc với EU dù có hay không có thỏa thuận để đảm bảo quan hệ song phương không bị cắt đứt đột ngột.
Đáng chú ý, việc hai bên cuối cùng "chia tay" mà không có thỏa thuận thương mại sẽ khiến mọi hoạt động giao thương phải thực hiện theo các quy định của WTO, với các rào cản thuế quan chặn đứng mọi dòng chảy thương mại vốn đã hội nhập suốt 47 năm qua. Cho đến thời điểm hiện tại, Anh và EU vẫn chưa thể giải quyết bất đồng đối với 2 nội dung cốt lõi, gồm quyền đánh bắt cá, cạnh tranh kinh tế bình đẳng.
Vài ngày trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bày tỏ không mấy lạc quan về thỏa thuận đánh cá. London kiên quyết muốn nối lại toàn bộ quyền kiểm soát với vùng biển nước này sau khi rời khỏi thị trường chung EU. Chính phủ Anh thậm chí tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng bốn tàu hải quân để bảo vệ vùng biển nước này, đối phó với các tàu cá EU trong trường hợp hai bên không thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do.
Theo kế hoạch, hai tàu Hải quân Anh được triển khai, cùng hai tàu sẵn sàng hỗ trợ sẽ có quyền ngăn chặn và kiểm tra tàu cá EU hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Anh trải dài 200 hải lý (320 km) tính từ bờ biển.
Trong khi đó, các thành viên EU, dù tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Anh, song vẫn mong muốn duy trì hạn ngạch đánh bắt tại vùng biển của Anh và một thỏa thuận lâu dài để đem lại sự ổn định cho ngư dân. Trong dự thảo mới nhất ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021 và duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong sáu tháng. Tuy nhiên, phía Anh đã không chấp nhận./.
Ấn Độ trả giá vì niềm tin miễn dịch cộng đồng Nhiều người Ấn Độ từng tin rằng họ đã thoát bão Covid-19 nhờ đạt miễn dịch cộng đồng, cho tới khi làn sóng thứ hai nhấn chìm quốc gia này. Khi Ấn Độ áp lệnh phong tỏa toàn quốc hồi tháng 3 năm ngoái, nỗi sợ về nguy cơ Covid-19 càn quét khắp đất nước hơn 1,3 tỷ dân thực sự hiện hữu....