Pháp dọa hủy bán tàu chiến cho Nga vì khủng hoảng Ukraine
Pháp sẽ cân nhắc hủy một hợp đồng trị giá 1,4 tỷ euro nhằm chuyển giao 2 tàu chiến lớp Mistral cho hải quân Nga nếu Mátxcơva leo thang thêm căng thẳng tại Ukraine, Ngoại trưởng Pháp tuyên bố.
Tàu chiến lớp Mistral của Pháp.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TF1 của Pháp, Ngoại trưởng Laurent Fabius đã phủ nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 tại Crimea nhằm sáp nhập với Nga. Ông Fabius cũng hối thúc Mátxcơva thực hiện các biện pháp tức thì nhằm tránh “leo thang căng thẳng nguy hiểm và vô ích” tạ Ukraine.
Chiến hạm tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Pháp, tên gọi Vladivostok, có khả năng triển khai các trực thăng và xe tăng, dự kiến được được bàn giao cho Nga vào cuối năm nay theo một hợp đồng ký kết giữa 2 nước vào năm 2011.
Chiếc thứ 2, tên gọi Sevastopol, dự kiến sẽ tới Nga vào năm 2012 và gia nhập Hạm đội Biển đen của Nga tại bán đảo Crimea.
“Nếu ông Putin tiếp tục tình trạng như hiện nay, chúng tôi sẽ cân nhắc hủy các thương vụ này”, Ngoại trưởng Fabius tuyên bố hôm 17/3, thừa nhận rằng việc mất các hợp đồng này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Pháp.
Ông Fabius cho biết, một động thái như vậy có thể thuộc các lệnh trừng phạt kinh tế “giai đoạn 3″ chống lại Mátxcơva. “Hiện chúng tôi đang ở giai đoạn 2″, ông Fabius nói.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt phải ảnh hưởng tới tất cả mọi người và hối thúc Anh “hành động tương tự đối với tài sản của các nhà tài phiệt Nga ở London”.
Video đang HOT
Những bình luận của ông Fabius diễn ra sau khi Mỹ và EU ngày 17/3 nhất trí áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Nga sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, trong đó hầu hết cử tri ủng hộ việc tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga.
Những người nằm trong danh sách của Mỹ và châu Âu bị cấm nhập cảnh vào Mỹ và các quốc gia thành viên EU, đồng thời tài sản của họ sẽ bị đóng băng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng này cho biết các lệnh trừng phạt chống lại Nga có thể gây ảnh hưởng tới đôi bên trong thế giới hiện đại, khi mọi thứ đều được liên kết và mọi người phụ thuộc lẫn nhau.
Theo Dantri
Hôm nay, Crimea chính thức đệ đơn xin sáp nhập vào Nga
Thủ tướng Crimea khẳng định chính quyền tự trị sẽ chính thức nộp đơn xin sáp nhập vào Liên bang Nga trong ngày hôm nay, 17/3, sau khi kết quả trưng cầu dân ý trước đó một ngày cho thấy đại đa số người dân muốn "trở về với đất mẹ".
Thủ tướng Sergey Aksyonov.
Thủ tướng Sergey Aksyonov thông báo thông tin trên trên trên trang mạng xã hội Twitter ngay sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc.
"Xô Viết Tối cao của Crimea sẽ chính thức nộp đơn đề nghị cho nước cộng hòa này sáp nhập vào Liên bang Nga trong cuộc họp ngày 17/3", ông Aksyonov nói.
Theo kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý do Viện nghiên cứu chính trị - xã hội Crimea tiến hành, có tới 95% cử tri Crimea ủng hộ trở thành một bộ phận của Liên bang Nga, bất chấp việc giới chức lâm thời ở Ukraine và phương Tây coi đây là sự kiện bất hợp pháp.
"95% người dân Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Nga trong cuộc trưng cầu dân ý. Đây là số liệu của cuộc thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu", chính quyền Crimea xác nhận.
Hàng nghìn người dân Crimea đã đổ xuống đường ăn mừng ở thủ phủ Simferopol cũng như thành phố cảng Sevastopol, nơi đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga.
Người dân Crimea đã thể hiện nguyện vọng của mình trong lá phiếu ngày 16/3.
Kết quả trưng cầu dân ý này đang đặt chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin trước sự lựa chọn khó khăn về việc có đồng ý cho Crimea sáp nhập trở lại với "đất mẹ Nga" hay không.
Putin: Nga tôn trọng lựa chọn của Crimea
Trong tuyên bố ngay sau khi các hòm phiếu tại Crimea được mở ngày hôm qua, nhà lãnh đạo Nga khẳng định sẽ tôn trọng lựa chọn của người dân bán đảo tự trị này.
"Việc bày tỏ nguyện vọng của người dân Crimea hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là theo Điều 1 trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ). Nó cũng phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và quyền tự lựa chọn của các dân tộc", ông Putin khẳng định trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, quốc gia châu Âu được cho là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ không chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý, đồng thời ráo riết chuẩn bị cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
"Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea về việc tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp và không chính đáng. EU không công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu này", Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso tuyên bố.
"Các ngoại trưởng EU sẽ quyết định về những biện pháp có thể áp dụng đối với Nga trong cuộc họp vào ngày 17/3 tại Brussels", ông Barroso ra tuyên bố chung với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nêu rõ.
Tuyên bố cũng kêu gọi Nga giảm quân tại Crimea xuống mức trước khủng hoảng và rút về những khu vực triển khai thông thường.
Từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gửi đi thông điệp phản đối tương tự trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, đồng thời hối thúc Mátxcơva tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Crimea.
"Nga cần ủng hộ việc cải cách hiến pháp ở Ukraine theo hướng bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số như cộng đồng nói tiếng Nga ở Crimea", ông Kerry nói.
Ông cũng hối thúc Nga rút các lực lượng ở Crimea về căn cứ của mình.
Theo Dantri
Vì sao Crimea lại quan trọng với Nga? Bất chấp các đe dọa trừng phạt của Mỹ và EU, và nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Ukraine, Nga vẫn muốn kiểm soát Crimea, thậm chí đang cân nhắc sáp nhập vùng lãnh thổ này. Vì sao bán đảo này lại quan trọng với Mátxcơva đến vậy? Crimea là nơi đồn trú của hạm đội Biển Đen của Nga...