Pháp điều tra hợp đồng hạt nhân với Trung Quốc
Theo tờ Le Canard Enchaîné, Ban Thanh tra tài chính Pháp quyết định mở cuộc điều tra về hợp đồng xây dựng lò phản ứng hạt nhân dân sự thế hệ mới được thỏa thuận vào cuối năm 2011 giữa Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) với Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông (CGNPC – Trung Quốc).
Hợp đồng này bị đánh giá là khiến EDF chuyển giao quá nhiều kỹ thuật quan trọng cho đối tác. Ngoài ra, Chủ tịch EDF Henri Proglio cũng phải giải trình việc chủ động đàm phán với CGNPC mà không thông báo với Tập đoàn năng lượng AREVA (Pháp), vốn chuyên xây dựng các lò phản ứng.
Chủ tịch EDF Henri Proglio – Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien ngày 27.12, Giám đốc sản xuất EDF Hervé Machenaud cho biết sau một thời gian bị Bộ Kinh tế “treo lại”, đến tháng 10, hợp đồng đã chính thức được ký kết, lần này ngoài 2 đối tác cũ, phía Pháp có thêm AREVA. Để trấn an dư luận, một quan chức khác của EDF khẳng định còn ký thêm một số thỏa thuận ràng buộc về sở hữu trí tuệ, để đảm bảo công nghệ hạt nhân của Pháp không bị sao chép. Tuy nhiên, Ban Thanh tra tài chính vẫn quyết định điều tra vụ việc để làm rõ liệu Chủ tịch Proglio có “qua mặt” nhà chức trách hay không.
Theo TNO
Video đang HOT
Hàn Quốc đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân
Hàn Quốc đã buộc phải đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân hôm 5.11 để thay các linh kiện vốn được cấp giấy chứng nhận chất lượng giả, đặt nước này vào nguy cơ thiếu cơ thiếu điện "vô tiền khoáng hậu", theo tin tức từ AFP.
Bộ trưởng Kinh tế Tri thức Hàn Quốc Hong Suk-woo nhấn mạnh các linh kiện "không phải cốt lõi" nói trên không gây ra mối đe dọa về an toàn và không liên quan đến một loạt trục trặc hệ thống đã xảy ra trong năm nay.
Hai tổ máy bị ảnh hưởng tại Nhà máy điện hạt nhân Yeonggwang ở miền tây nam Hàn Quốc có thể phải ngừng hoạt động đến đầu tháng 1, do các kỹ sư cần thay hơn 5.000 cầu chì, quạt giải nhiệt và các linh kiện khác do tám hãng cung cấp
Nhà máy điện hạt nhân Yeonggwang của Hàn Quốc - Ảnh: The Korea Times
"Các cuộc kiểm tra an toàn toàn diện là cần thiết ở hai lò phản ứng, nơi sử dụng đại trà các linh kiện không được cấp chứng nhận phù hợp", ông Hong nói.
Hàn Quốc vận hành 23 lò phản ứng điện hạt nhân, đáp ứng hơn 35% nhu cầu điện của nước này. Quốc gia Đông Á này có kế hoạch xây thêm 16 lò phản ứng từ nay đến năm 2030.
Tháng trước, chính quyền đã tạm thời ngưng hoạt động hai lò phản ứng có công suất 1.000 megawatt tại hai nhà máy điện hạt nhân khác nhau sau những sự cố về hệ thống. Sự cố tương tự cũng đã khiến một lò phản ứng khác tại Nhà máy Yeonggwang tự động ngưng hoạt động hồi tháng 7.
Chính phủ Hàn Quốc cam kết duy trì chương trình năng lượng hạt nhân của mình bất chấp những lo ngại của dân chúng sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại nước láng giềng Nhật Bản hồi năm ngoái.
Nếu hai lò phản ứng tại Nhà máy Yeonggwang không thể hoạt động trở lại như kế hoạch, ông Hong cảnh báo một sự sút giảm mạnh về dự trữ điện quốc gia.
Cơ quan phụ trách năng lượng đang chuẩn bị một kế hoạch ứng phó tình trạng thiếu điện, vốn sẽ được thực hiện vào giữa tháng này, ông Hong cho biết.
Tất cả linh kiện được sử dụng tại các nhà máy hạt nhân của Hàn Quốc cần có chứng nhận bảo đảm của một trong 12 tổ chức quốc tế do chính phủ nước này chỉ định.
Theo ông Hong, tám nhà cung cấp thiết bị đã giả mạo 60 giấy chứng nhận cho 7.700 mặt hàng vốn được cung cấp với giá 750.000 USD.
Trong số này, hơn 5.200 linh kiện đã được sử dụng trong năm lò phản ứng, trong đó có đến 99% hiện diện tại hai tổ máy của Nhà máy Yeonggwang vừa bị đóng cửa.
Ông Hong nói các công tố viên sẽ điều tra các nhà cung cấp cũng như khả năng có sự thông đồng với các quan chức của Tập đoàn Điện hạt nhân và Thủy điện Hàn Quốc.
Những lo ngại liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân đã rộ lên hồi tháng 5 khi năm kỹ sư cao cấp bị truy tố về việc cố gắng che giấu một trục trặc về điện vốn có thể gây hậu quả nghiêm trọng hồi tháng 2.
Năm người nói trên, bao gồm một kỹ sư trưởng 55 tuổi, làm việc tại lò phản ứng Gori-1 ở thành phố miền nam Busan, đã bị truy tố về việc vi phạm luật về an toàn hạt nhân.
Theo TNO
Iraq chặn máy bay từ Iran tới Syria Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Hoshyar Zebari Iraq quyết định sẽ ngăn chặn và lục soát các chuyến bay từ Iran bay qua lãnh thổ nước này bị nghi ngờ chở vũ khí sang Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Hoshyar Zebari cho biết rằng nước này sẽ ngăn chặn và lục soát các chuyến bay từ Iran bị nghi ngờ chở vũ...