Pháp điều tra hình sự về QZ8501
Paris chính thức mở cuộc điều tra hình sự về tai nạn của QZ8501 sau khi có thông tin cơ phó người Pháp đã điều khiển phi cơ ngay trước thảm họa.
Các nhà điều tra xem xét mảnh vỡ gần đuôi của QZ8501 ở cảng Kumai, Pangkalan Bun, Indonesia hôm 11/1. Ảnh: Reuters.
Một thẩm phán sẽ điều tra khả năng “ngộ sát” liên quan đến QZ8501, may bay rơi xuống biển Java làm toàn bộ 162 người trên khoang thiệt mạng,AFP cho hay.
Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Indonesia (NTSC) hôm 29/1 thông báo QZ8501 đã tăng độ cao nhanh chóng trong khu vực có những đám mây bão lớn và cảnh báo chết máy liên tuc xuất hiện. Họ còn cho biết Remi Plesel, cơ phó người Pháp, đã điều khiển chiếc Airbus A320-200 trước khi nó rơi xuống biển. Plesel có ít kinh nghiệm hơn cơ trưởng Iriyanto, người từng là phi công lai chiến đấu cơ và có khoảng 20.000 giờ bay.
Tuy nhiên, gia đình Plesel ở Pháp đã đệ đơn kiện hãng AirAsia Indonesia vì “gây nguy hiểm tới tính mạng người khác” bởi hãng này không được phép khai thác chặng bay giữa Surabaya, Indonesia, và Singapore vào ngày xảy ra thảm họa.
Video đang HOT
“Gia đình của Remi Plesel vui vẻ với cuộc điều tra hình sự mà chúng tôi hy vọng sẽ hé lộ sự thật này”, Eddy Arneton, luật sư của gia đình Plesel, nói. “Nó sẽ cho phép chúng tôi nêu ra những câu hỏi thich đang”.
Chuyến bay QZ8501 rơi xuống biển Java hôm 28/12 trong điều kiện thời tiết giông bão khi đang bay từ Surabaya tới Singapore. Lực lượng tìm kiếm hiện mới chỉ trục vớt được 72 thi thể hành khách.
Như Tâm
Theo VNE
Cơ phó cầm lái QZ8501 ngay trước khi máy bay rơi
Các nhà điều tra Indonesia hôm nay cho biết cơ phó người Pháp đã cầm lái QZ8501 ngay trước khi máy bay rơi xuống biển, làm toàn bộ 162 người trên khoang thiệt mạng.
Ông Tatang Kurniadi (trái), người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia (NTSC), cầm một mô hình máy bay trong buổi họp báo hôm nay ở Jakarta. Ảnh:Reuters.
"Cơ phó, gọi là phi công phụ, thường ngồi ở bên phải khoang lái. Vào thời điểm đó, anh ta là người điều khiển máy bay", Reuters dẫn ông Mardjono Siswosuwarno, nhà điều tra thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia (NTSC), phát biểu trước báo giới với ý nhắc đến cơ phó người Pháp Remi Plesel. "Cơ trưởng, ngồi bên trái, là phi công giám sát".
Cơ trưởng Iriyanto, 53 tuổi, được cho là nhận lại quyền kiểm soát ngay khi máy bay bắt đầu tăng độ cao rồi nhanh chóng tụt xuống.
Theo NTSC, QZ8501 đã bay ở độ cao hơn 9,7 km trước khi phi công hỏi trạm kiểm soát không lưu liệu họ có thể lên độ cao 11,6 km hay không. Phi cơ nghiêng về phía bên trái và lắc lư, CNN dẫn lời Ertata Lanang Galih, phi công cấp cao và là nhà điều tra thuộc NTSC, nói.
QZ8501 nâng độ cao lên 11,4 km theo phương nghiêng trong khoảng 30 giây. Thông tin từ thiết bị ghi dữ liệu hành trình bay cho thấy cảnh báo "chết máy, chết máy" liên tục phát ra từ khi phi cơ bắt đầu nâng độ cao cho đến khi rơi xuống biển.
QZ8501 sau đó mất độ cao một cách nhanh chóng, xuống 7,3 km, rồi biến mất khỏi radar. Trạm kiểm soát không lưu cho phép phi cơ bay lên độ cao 10,36 km khoảng 4 phút sau khi phi công đưa ra đề nghị đầu tiên.
Các nhà điều tra cho biết phi cơ Airbus A320 ở trong tình trạng tốt khi cất cánh và toàn bộ thành viên tổ bay đều có chứng nhận hợp lệ. "Phi cơ trước lúc gặp nạn bay trong giới hạn trọng lượng và cân bằng cho phép", ông Mardjono nói. "Các thành viên tổ bay đều có giấy phép hợp lệ và chứng nhận y tế".
Dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và ghi dữ liệu hành trình bay cung cấp một "bức tranh khá rõ ràng" về những khoảnh khắc cuối cùng của QZ8501. Tuy nhiên các quan chức tiết lộ rất ít chi tiết.
Tatang Kurniadi, người đứng đầu NTSC, thông báo Indonesia hôm qua nộp báo cáo sơ bộ về tai nạn lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) theo quy định của hàng không quốc tế. Bản báo cáo, không được công khai, chỉ chứa các yếu tố thực tế và không có phân tích nào, ông Tatang nói, đồng thời cho biết báo cáo đầy đủ cuối cùng phải mất ít nhất 6 đến 7 tháng mới hoàn thành.
Chuyến bay QZ8501 biến mất khỏi màn hình radar hôm 28/12 khi nó đang ở trên khu vực phía bắc biển Java, trong hành trình từ Surabaya, Indonesia, tới Singapore. Toàn bộ 162 người trên khoang thiệt mạng. Indonesia hôm qua thông báo sẽ dừng hoạt động tìm kiếm trong vài ngày tới nếu không tìm thấy thêm thi thể nào. Thời tiết xấu và tầm nhìn dưới nước hạn chế vẫn đang cản trở nỗ lực của thợ lặn hải quân.
Như Tâm
Theo VNE
QZ8501 có thể hỏng hệ thống tự động trước khi rơi Các nhà điều tra đang kiểm tra hồ sơ bảo dưỡng một bộ phận kiểm soát tự động quan trọng của QZ8501 và đánh giá cách phi công điều khiển máy bay khi bộ phận trên gặp sự cố. Một nhà điều tra của Airbus kiểm tra mảnh vỡ phần đuôi QZ8501 ở cảng Kumai, gần Pangkalan Bun hôm 12/1. Ảnh: Reuters. Việc...