Pháp điều tra cáo buộc ‘nô lệ’ chống lại hoàng tử Arab Saudi
Công tố viên Pháp cho biết đang điều tra cáo buộc một hoàng tử Arab Saudi đối xử với 7 nhân viên như nô lệ ở Paris.
Văn phòng công tố Nanterre, ngoại ô Paris, hôm 5/7 cho biết mở điều tra sau khi những phụ nữ là nhân viên của hoàng tử, đa số là người Philippines, nộp đơn tố cáo bị ép phải làm việc như nô lệ thời hiện đại hồi tháng 10/2019.
Neuilly-sur-Seine, vùng ngoại ô dành nơi giới thượng lưu thường sinh sống ở ngoại ô Paris. Ảnh: Wikitopx
Họ là người giúp việc được tuyển dụng ở Arab Saudi, làm việc cho hoàng tử và gia đình ở đó và ở Pháp, theo nguồn tin thân cận với vụ điều tra. Nguồn tin cho hay có thể họ đã trốn thoát trong một chuyến đi sang Pháp.
Các vụ lạm dụng bị tố cáo xảy ra vào những năm 2008, 2013 và 2015, tại căn hộ của hoàng tử ở Neuilly-sur-Seine, một vùng ngoại ô đắt đỏ ở phía tây thủ đô Paris.
Công tố viên đã nghe lời khai từ nguyên đơn cách đây vài tuần, nhưng chưa thẩm vấn hoàng tử vì ông hiện không ở Pháp. Những phụ nữ tố cáo họ phải ngủ trên sàn nhà, hầu như không có thời gian để ăn, trong khi phải phục vụ 4 đứa con của hoàng tử.
Video đang HOT
“Lần đầu gặp họ, chúng tôi sốc khi chứng kiến họ đói ăn như thế nào. Họ phát khóc vì đói”, Anick Fougeroux, chủ tịch nhóm cứu trợ SOS Esclaves, nói.
Pháp chấn động bởi vụ mẹ bắt cóc con như 'chiến dịch quân sự'
Mia, 8 tuổi, bị mẹ cùng đồng phạm lập kế hoạch bắt cóc giống "chiến dịch quân sự" khỏi nhà bà ngoại ở Pháp và đưa sang Thụy Sĩ.
Công tố viên Pháp cho hay 5 ngày sau khi bị bắt cóc, các nhà điều tra phát hiện Mia cùng mẹ Lola Montemaggi, tại một nhà máy bỏ hoang ở thành phố Sainte-Croix, Thụy Sĩ hôm 18/4.
Người mẹ 28 tuổi bị bắt cùng 5 người đàn ông bị cáo buộc là đồng phạm. Văn phòng công tố viên ở Nancy, đông bắc nước Pháp, cho hay cả 5 người đều bị buộc tội bắt cóc trẻ vị thành niên, 4 người đang bị giam.
Công tố viên Pháp Nicolas Heitz giơ ảnh chân dung Mia trong một cuộc họp báo hôm 14/4. Ảnh: AFP
Ba trong số này đóng giả làm cán bộ phúc lợi, sử dụng danh tính giả, để thuyết phục bà ngoại của Mia giao cô bé cho họ tại làng Poulieres gần biên giới Pháp với Thụy Sĩ hôm 13/4.
Cô bé không bị đối xử bạo lực, nhưng công tố viên Francois Perain cho hay vụ bắt cóc "giống một chiến dịch quân sự", khi những kẻ bắt cóc "chuẩn bị kỹ lưỡng", thậm chí còn đặt biệt danh cho vụ bắt cóc là "Chiến dịch Lima". Các nghi phạm sử dụng bộ đàm, dụng cụ cắm trại, biển số xe giả, 3.000 Euro (3.590 USD).
Cảnh sát không nêu danh tính nghi phạm, nhưng mô tả những người này là một phần của cái gọi là "cộng đồng chung ý tưởng".
"Họ chống lại nhà nước, chống lại cái mà họ coi là chế độ độc tài y tế", công tố viên cho biết, nói thêm những người này coi "tước đoạt trẻ em khỏi sự chăm sóc của bố mẹ là bất công".
Sau khi đón được Mia, ba kẻ giả danh cán bộ phúc lợi và người mẹ đi bộ qua biên giới Pháp - Thụy Sĩ, thay phiên nhau trông Mia. Một người đàn ông có tên Romeo đón Mia và mẹ bằng ô tô, lái xe tới một khách sạn Thụy Sĩ nghỉ đêm cùng một phụ nữ là "cảm tình viên của phong trào" trước khi tới Sainte-Croix.
5 người liên quan tới vụ bắt cóc trong độ tuổi từ 23 tới 60, bị bắt tại Pháp từ 14/4 tới 16/4. Mia hiện an toàn, tình trạng sức khỏe tốt. Cô bé đang được bác sĩ tâm lý và nhân viên xã hội chăm sóc trước khi được giao lại cho bà ngoại.
Ngôi nhà gỗ trong nhà máy bỏ hoang ở Thụy Sĩ, nơi ở của một "cộng đồng tự quản, địa điểm phát hiện bé Mia hôm 18/4. Ảnh: AFP
Montemaggi ly hôn 4 năm trước. Khi phong trào biểu tình áo vàng ở Pháp dấy lên, cô ta coi đối lập với xã hội là lý do để sống còn và không muốn cho con gái đi học bởi "không muốn nhà nước can thiệp vào giáo dục con gái".
Montemaggi tham gia vào các nhóm bài vaccine, phản đối mạng 5G vì coi đây là một cách để chính quyền kiểm soát tâm trí, tin rằng thế giới do một giáo phái cuồng dâm và ấu dâm cai trị.
Hồi tháng 1, chính quyền tước quyền nuôi dưỡng Mia của Montemaggi, giao cho ông bà nội, sau khi có tin báo cô và chồng cũ đánh nhau trước mặt con. Thẩm phán chỉ cho phép Montemaggi gặp con hai lần một tháng, không được phép ở một mình với con.
Vụ bắt cóc gây chấn động nước Pháp. Các nhà điều tra cho hay áp lực truyền thông khiến hai bà cháu không thể đoàn tụ ngay lập tức. Mẹ của Mia không chống cự khi các nhà điều tra Thụy Sĩ phát hiện, nhưng Mia có la hét. Montermaggi sẽ bị dẫn độ sang Pháp.
Gần 200 cảnh sát được huy động để tìm kiếm Mia. Ông bà nội của cô bé vô cùng nhẹ nhõm khi biết tin các nhà chức trách đã tìm thấy cháu gái.
"Những đêm đau khổ, sợ hãi của con bé đã kết thúc, đặc biệt là những ý tưởng quá khích của kẻ bắt cóc", họ nói.
Đánh bom tại sự kiện có nhà ngoại giao châu Âu 4 người bị thương trong vụ đánh bom tại lễ kỷ niệm Thế chiến I ở Jeddah với sự tham dự của các nhà ngoại giao châu Âu ngày 11/11. "Buổi lễ thường niên kỷ niệm kết thúc Thế chiến I diễn ra tại nghĩa trang phi Hồi giáo ở Jeddah, với sự tham dự của một số lãnh sự quán, bao gồm...